Phân loại pháp nhân

Một phần của tài liệu Thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân (Trang 26 - 29)

1.1 Pháp nhân

1.1.4 Phân loại pháp nhân

Bên cạnh các điều kiện, đặc điểm để xác định một tổ chức có tư cách pháp nhân. Trước đây, dựa vào nhiệm vụ, mục đích, hình thức sở hữu khác nhau để phân loại các pháp nhân, Bộ luật Dân sự năm 2005 chia các pháp nhân thành năm loại chủ yếu pháp nhân gồm: Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; Tổ chức kinh tế; Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; Quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

Mỗi một loại pháp nhân được liệt kê, Bộ luật Dân sự 2005 sẽ giải thích thêm về nhiệm vụ, mục đích hình thành của pháp nhân và một số yêu cầu luật định đối với loại pháp nhân đó. Như vậy, có thể thấy rằng việc phân loại pháp nhân dựa trên sự khác biệt về nhiều mặt như nhiệm vụ, mục đích, tính chất sở hữu, các yêu cầu đặc thù và đặc biệt là tên gọi của mỗi loại pháp nhân. Việc phân loại theo các tiêu chí, phương pháp trên tuy đưa ra nhiều khía cạnh, điều kiện để so sánh làm rõ sự khác biệt giữa pháp nhân này với pháp nhân khác nhưng lại gây khó hiểu, thiếu nhất quán bởi các tiêu chí khơng được thống nhất trình bày theo một thể thức, đối chiếu nhất định. Điển hình như khi giải thích về cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, luật ghi nhận giải thích về mục tiêu thành lập của pháp nhân là thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. Còn với tổ chức kinh tế thì bộ luật lại khơng nêu rõ mục tiêu hướng đến khi hình thành của những tổ chức này là vì mục đích gì? Vì mục đích xã hội hay lợi nhuận của tổ chức? Việc không đưa ra một yếu tố cụ thể, rõ ràng làm nền tảng cho việc phân loại và quy định thiếu chi tiết về từng tiêu chí so sánh với mỗi loại pháp nhân là điểm bất cập của bộ luật này.

Nhận thức về những điểm bất cập, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Dân sự năm 2015 với các quy định khắc phục thiếu sót, đưa ra tiêu chí phân loại pháp nhân rõ ràng, cụ thể. Tiêu chí phân loại pháp nhân của Bộ luật mới là mục tiêu chính của pháp nhân, gắn với lợi ích liên quan đến cá nhân của pháp nhân. Khác với Bộ luật Dân sự trước đó đưa ra năm loại pháp nhân khác nhau thì chỉ căn cứ vào mục đích tìm kiếm lợi nhuận của tổ chức, Bộ luật Dân sự năm 2015 chia ra thành hai loại: pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại[61-tr.7]. Nhà nước dựa vào yếu tố vị lợi của bản thân tổ chức đó mà phân biệt cơ bản đâu là pháp nhân thương mại, đâu là pháp nhân phi thương mại. Yêu cầu đặt ra cho một tổ chức với tư cách là pháp nhân thương mại khơng gì khác hơn mục đích chính, mục tiêu tiên quyết khi lập ra tổ chức là tìm kiếm lợi nhuận cho tổ chức và chia cho các thành viên. Đây là tiêu chí với hai điều kiện, vừa phải vì lợi ích về tài sản của pháp nhân và khoản lợi đó được chia cho các thành viên sáng lập, tham gia tổ chức. Các thành viên của pháp nhân thương mại sẽ thụ hưởng lợi ích kinh tế, lợi nhuận mà pháp nhân mang

lại. Vậy, có thể phát sinh trường hợp pháp nhân có mục đích tìm kiếm lợi nhuận nhưng không chia cho các thành viên (đơn vị sự nghiệp nhà nước, trường đại học công lập…) hoặc không đặt ra mục đích lợi nhuận khi thành lập tổ chức (quỹ xã hội, quỹ từ thiện, Hội người cao tuổi…) thì cũng khơng coi là pháp nhân thương mại. Pháp nhân nào thỏa mãn cả hai yêu cầu về mục tiêu mà pháp nhân, cá nhân thành viên của pháp nhân nhắm tới mới tồn tại với tư cách pháp nhân thương mại. Khi xác định được pháp nhân nào là pháp nhân thương mại thì hầu hết những pháp nhân còn lại sẽ là pháp nhân phi thương mại. Pháp luật cũng ghi nhận rõ các pháp nhân thương mại sẽ bao quát lên đối tượng là doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác. Pháp nhân phi thương mại được quy định là những tổ chức khơng vì mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận hoặc nếu có tồn tại mục đích thu lợi kinh tế thì cũng khơng chia cho các thành viên của pháp nhân. Những tổ chức là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội với nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu mà pháp nhân nêu lên khi thành lập không phải là tìm kiếm lợi nhuận mà có thể nhằm mục đích phục vụ cộng đồng, thực hiện chức năng quản lý nhà nước, đảm bảo trật tự công cộng, hướng đến các dịch vụ cơng ích, đáp ứng các yêu cầu chung của xã hội. Thành viên của pháp nhân sẽ khơng nhận được lợi ích, lợi nhuận từ pháp nhân dù cho pháp nhân có hay khơng việc đặt ra mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận. Yêu cầu về lợi ích của cá nhân thành viên trong pháp nhân hoàn toàn tách biệt và không được hưởng lợi từ lợi nhuận pháp nhân thu được là mấu chốt của tiêu chí đánh giá phân loại pháp nhân trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Tiêu chí phân loại pháp nhân dựa vào đánh giá có hay khơng mục tiêu vị lợi nhuận của pháp nhân tương đồng với một số nước phát triển trên thế giới. Một số nước theo truyền thống luật Lục địa lâu đời có chế định về Pháp nhân (Legal Person) mà ở đó quy định phân biệt dựa vào tiêu chí mục đích hoạt động: vì mình hay vì cơng cộng. Từ đó phân định rõ hai loại: pháp nhân vì lợi ích cơng cộng và pháp nhân vì lợi nhuận. Thể chế của các quốc gia Châu Âu và phương Tây cũng tương tự. Ngoài ra, một số quốc gia cũng quy định cụ thể chế định về hội, quỹ trong Bộ luật Dân sự để phân

biệt với các tổ chức có tư cách pháp nhân khác. Quy định của pháp luật dân sự trong việc phân loại pháp nhân phù hợp với quan điểm của đa số học giả khoa học pháp lý trên thế giới, bắt kịp xu hướng phát triển kỹ năng lập pháp, tạo tiền đề cho các quy phạm pháp luật liên quan đến pháp nhân trong ngành luật Hình sự nói riêng, và pháp luật Việt Nam nói chung. Phân biệt pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại là cơ sở, nền tảng cho các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về trách nhiệm hình sự với pháp nhân thương mại và các quy phạm liên quan đến truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân được ghi nhận trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Sự phân loại trên về pháp nhân thể hiện sự thay đổi tích cực, nâng cao trong kỹ thuật lập pháp, tạo ra tính nhất quán, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Một phần của tài liệu Thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)