Pháp luật một số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu Thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân (Trang 43 - 46)

Trong các quốc gia quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trên thế giới, Trung Quốc là nước có nhiều đặc điểm tương đồng về vị trí địa lý, văn hóa, chế độ chính trị, hệ thống pháp luật với nước ta hơn cả. Khác với các nước chung quan điểm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, Trung Quốc chọn chủ thể rộng hơn rất nhiều với tên gọi “tổ chức phạm tội”. “Tổ chức phạm tội” bao gồm các tổ chức kinh tế xã hội, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp, và cả cơ quan nhà nước cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của luật hình sự nước này[76-tr.54]. Nhưng bản thân các học giả, luật gia Trung Quốc cũng không đồng thuận với phạm vi chịu trách nhiệm quá rộng mà không hiệu quả khi đưa cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp, quân sự trước tư pháp hình sự. Vì thực tiễn chưa hề có vụ xử lý hình sự nào với chủ thể là cơ quan nhà nước từ khi Bộ luật Hình sự năm 1997 của Trung Quốc được ban hành. Hiện nay, Bộ luật Hình sự theo Dự thảo Luật hình sự sửa đổi

lần thứ 9 của Trung Quốc có hiệu lực vào ngày 01/11/2015 đã loại bỏ cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp ra khỏi phạm vi điều chỉnh của luật hình sự, và chỉ áp dụng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân tư, pháp nhân thương mại kinh doanh[80-tr.53]. Trách nhiệm hình sự của “tổ chức phạm tội” khơng loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân là người đảm nhiệm chức vụ, đứng ra lãnh đạo hoạt động của tổ chức, tổ chức và cá nhân đó đều phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật. Tổ chức phạm tội thì bị xử phạt tiền và xử lý hình sự đối với người trực tiếp quản lý, người chịu trách nhiệm trực tiếp. Dù quy định tổ chức là chủ thể của tội phạm và các hành vi nguy hiểm cho xã hội trong Bộ luật Hình sự được thực hiện bởi “tổ chức phạm tội”, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2012 của Trung Quốc không ghi nhận thủ tục truy cứu trách nhệm hình sự đối với chủ thể này. Bởi lẽ, trách nhiệm hình sự của tổ chức phạm tội luôn gắn liền với một hành vi phạm tội do cá nhân trực tiếp quản lý, chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện nên hình phạt áp đặt lên tổ chức sẽ được xử lý cùng trong quá trình giải quyết vụ án của cá nhân phạm tội đó. Quan điểm lập pháp về trách nhiệm hình sự của tổ chức gắn chặt với hành vi phạm tội của cá nhân trực tiếp điều hành, chịu trách nhiệm biểu thị cho lỗi và ý chí của chính “tổ chức phạm tội” đã tạo nên sự đặc thù khi chỉ tiến hành trình tự, thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự với thể nhân đó.

Bộ luật Tố tụng hình sự Hàn Quốc năm 1954 sửa đổi, bổ sung năm 2009 ghi nhận quyền hạn về đại diện và trợ giúp trong việc thực hiện hoạt động tố tụng tại chương III. Trong chương này, Khoản 1, Điều 27 quy định: “Khi bị cáo, chủ thể bị tình nghi là pháp nhân (thực thể pháp lý), thì mọi hoạt động tố tụng được thực hiện bởi người đại diện của nó”. Vậy, người đại diện của pháp nhân sẽ nhân danh pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự tham gia tố tụng, thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ trong các hoạt động tố tụng thay cho pháp nhân. Trong trường hợp, doanh nghiệp có nhiều hơn 01 người cùng đại diện cho doanh nghiệp thì mỗi người có thể sẽ thực hiện các hoạt động tố tụng riêng biệt. Nhưng không phải pháp nhân luôn cử ra người đại diện đúng thời hạn để đảm bảo trách nhiệm tham gia tố tụng của pháp nhân. Vì vậy, khi chưa có người đại diện cho bị cáo hoặc pháp nhân bị tình nghi thì

tịa án có quyền chọn ra “người đại diện tạm thời” (ad-hoc representative) dựa trên đề nghị của viện công tố. Nhiệm vụ của “người đại diện tạm thời” là đại diện pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự thực hiện hoạt động tố tụng cho đến khi có người đại diện chính thức của bị cáo hoặc pháp nhân bị tình nghi.

Quốc gia Bosnia and Herzegovina nằm trên bán đảo Balkan, ở phía Đơng Nam châu Âu. Với cơ cấu chính thể liên bang, Bosnia and Herzegovina bao gồm: Liên bang Bosnia and Herzegovina; Cộng hòa Srpska và Quận Brcko. Mỗi một địa giới hành chính có pháp luật điều chỉnh riêng biệt nhưng về chủ trương, bố cục, nội dung có nhiều điều tương đồng, đặc biệt là pháp luật tố tụng hình sự mà đề tài đang tập trung nghiên cứu. Vì vậy, tác giả sẽ chỉ nêu lên những điểm nổi bật, điển hình trong Bộ luật Tố tụng hình sự của Quận Brcko năm 2013, Bộ luật Tố tụng hình sự của Liên bang Bosnia and Herzegovina năm 2013 và Bộ luật Tố tụng hình sự của Cộng hịa Srpska năm 2012. Tổng hợp nội dung của các bộ luật trên nhằm làm cơ sở nghiên cứu thủ tục truy cứu trách nhiệm đối với pháp nhân. Pháp nhân được giải thích, liệt kê cụ thể trong điều khoản thuật ngữ cơ bản rằng: “pháp nhân bao gồm xí nghiệp cơng ích, hiệp hội, cơng ty hợp danh và các loại hình doanh nghiệp khác mà đã được xác định tại Bộ luật Hình sự”[18-Điều 20]. Kỹ thuật lập pháp về thủ tục tố tụng đối với pháp nhân của quốc gia châu Âu này tương đồng với Việt Nam khi ghi nhận các điều khoản đặc thù liên quan đến hoạt động tố tụng của pháp nhân vào trong một chương riêng. Trình tự, thủ tục truy cứu trách nhiệm với pháp nhân có thể thực hiện đồng thời với thể nhân phạm tội với cùng tội danh, được hiểu là có thể nhập hai vụ án có cùng tội danh. Thể nhân phạm tội có liên quan mật thiết với pháp nhân để cơ quan công tố ra cùng một bản cáo trạng và số phận của cả hai chủ thể này được ghi nhận trong cùng một bản án, quyết định của tòa án.

Theo Điều 121-2 Bộ luật Hình sự Cộng hịa Pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì: “Pháp nhân, trừ Nhà nước, phải chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 121-4 đến 121-7, và trong các trường hợp quy định bởi luật và pháp quy, đối với hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân bởi cơ quan hoặc đại diện của pháp nhân…”[49-tr.307]. Pháp nhân thương mại đương nhiên là chủ thể

Một phần của tài liệu Thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)