Quyền và nghĩa vụ của ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị

Một phần của tài liệu Thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân (Trang 54 - 88)

truy cứu trách nhiệm hình sự

2.3.1 Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

Pháp nhân bị buộc tội thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình thơng qua người đại diện theo pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định thành một điều khoản riêng biệt trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Nhưng về cơ bản, điều khoản quy định quyền, nghĩa vụ của

người đại diện theo pháp luật là sự tổng hợp có hệ thống các quyền mà pháp nhân được hưởng, cùng với những nghĩa vụ của pháp nhân phải chấp hành tương tự với thể nhân bị buộc tội trong suốt quá trình tố tụng. Do sự đặc thù khơng thể tự mình tham gia tố tụng của pháp nhân mà người đại diện sẽ thực hiện thay pháp nhân trong mọi hoạt động tố tụng để đảm bảo quyền lợi và tư cách của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về quyền lợi, trong giai đoạn khởi tố, người đại diện được thông báo kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm khi cơ quan có thẩm quyền tố tụng tiến hành điều tra, xác minh từ nội dung tố giác, tin báo và kiến nghị khởi tố. Ngoài ra, người đại diện được biết lý do pháp nhân bị khởi tố, đồng thời được thơng báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của bản thân người đại diện theo pháp luật của pháp nhân khi tham gia tố tụng thay cho pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người đại diện có quyền nhận quyết định khởi tố bị can, các văn bản liên quan đến việc khởi tố bị can, bản kết luận điều tra, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra đối với pháp nhân trong giai đoạn điều tra. Với giai đoạn truy tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được nhận quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án, bản cáo trạng. Cịn giai đoạn xét xử, người đại diện có quyền nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ vụ án, bản án, quyết định của Tịa án và các văn bản có liên quan khác theo quy định của pháp luật. Quyết định về biện pháp cưỡng chế phải được trao cho người đại diện theo pháp luật trong từng giai đoạn mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ban hành tương ứng. Người đại diện theo pháp luật có quyền trình bày lời khai, ý kiến và không buộc phải đưa ra lời khai chống lại pháp nhân mà mình đại diện hoặc buộc phải thừa nhận pháp nhân mình đại diện có tội. Quyền được đưa chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu tương tự với quyền của bị can, bị cáo của thể nhân cũng được đảm bảo. Người đại diện có thể đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của pháp nhân. Nguyên tắc tranh tụng được ghi nhận là một trong những điểm nổi bật của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 nên pháp nhân có thể được bào chữa bởi chính

người đại diện theo pháp luật hoặc người bào chữa khác theo yêu cầu của người đại diện của pháp nhân. Người đại diện theo pháp luật có thể kháng cáo bản án, quyết định của Tịa án, khiếu nại, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Pháp luật ghi nhận người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Giấy triệu tập được gửi cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc pháp nhân nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương cấp xã nơi người đó cư trú. Trong trường hợp người đại diện cho pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự vắng mặt khơng vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải. Việc dẫn giải khi không chấp hành lệnh triệu tập áp dụng lên người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tương tự với biện pháp cưỡng chế của người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố phải gánh chịu khi khơng chấp hành u cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc người bị hại từ chối giám định.

2.3.2 Pháp luật một số quốc gia trên thế giới

Theo pháp luật Singapore, việc thừa nhận hành vi phạm tội được đưa ra bởi công ty, doanh nghiệp, hiệp hội bị cáo buộc phạm tội phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó. Văn bản chứa đựng nội dung thừa nhận của pháp nhân theo đúng thủ tục trên sẽ có giá trị như chứng cứ và sử dụng trong quá trình giải quyết vụ án. Quy định này đặt ý chí của tổ chức, cơng ty, hiệp hội riêng rẽ với người đại diện theo pháp luật của chính nó, chữ ký của người đại diện thể hiện tính pháp lý đối với hành vi của thực thể pháp lý đó.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) của nước Cộng hịa Macedonia có cách thức quy định về trình tự, thủ tục tố tụng đối với pháp nhân có nhiều điểm giống với pháp luật tố tụng hình sự nước ta. Người đại diện của pháp nhân theo pháp luật nước này có quyền và nghĩa vụ thực hiện các hoạt động tố tụng thay cho pháp nhân. Cả pháp nhân và người đại diện đều được gửi giấy triệu tập và các tài liệu liên quan đến quá trình tố tụng. Bên cạnh đó, pháp

luật Macedonia ghi nhận cụ thể, chi tiết về khoảng thời gian pháp nhân thực hiện trách nhiệm của mình nhằm đảm bảo quá trình tố tụng, cũng là cơ sở phát sinh quyền của Tòa án trong việc chọn người đại diện hoặc áp dụng biện pháp cần thiết nhằm duy trì sự ổn định, đúng pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án. Điển hình như thời hạn cho pháp nhân cử người đại diện tính từ ngày có u cầu của tịa án là 08 ngày, hay khi thay đổi địa chỉ nơi cư trú của người đại diện thì người đó có trách nhiệm báo tịa án để chỉnh lý thơng tin trong vòng 03 ngày. Quy định thời gian rõ ràng tạo điều kiện cho quá trình giải quyết vụ án được diễn ra kịp thời, đúng pháp luật.

Quốc gia Estonia ghi nhận quyền và nghĩa vụ của pháp nhân tương đồng như thể nhân tham gia tố tụng, với tư cách chủ thể bị cáo buộc phạm tội bị can hoặc bị cáo tại Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 của nước này. Theo đó, pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự tham gia vào q trình giải quyết vụ án thơng qua thành viên của ban điều hành, quản lý hoặc cơ quan thay thế ban điều hành của pháp nhân và cá nhân này có tất cả quyền và gánh vác mọi nghĩa vụ với tư cách chủ thể bị cáo buộc, bị can, bị cáo, bao gồm cả việc đưa ra lời khai trên danh nghĩa của pháp nhân.

2.4 Các biện pháp cƣỡng chế áp dụng đối với pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự

2.4.1 Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

Pháp luật tố tụng quy định nhiều biện pháp cưỡng chế nhưng không phải mọi biện pháp cưỡng chế đều được áp dụng đối với pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các biện pháp cưỡng chế nhằm bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được tiến hành thuận lợi và được áp dụng bởi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tương ứng với từng giai đoạn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Pháp nhân khác biệt với thể nhân nên cần quy định những biện pháp cưỡng chế phù hợp với đối tượng này. Biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân bao gồm: kê biên tài sản; phong tỏa tài khoản của pháp nhân; tạm đình chỉ có thời

hạn hoạt động của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân và buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án.

Đối với biện pháp kê biên tài sản, phạm vi, mức độ kê biên chỉ được tương

ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại. Tài sản bị kê biên được giao cho người đứng đầu pháp nhân bảo quản và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để tài sản bị tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại. Pháp luật đòi hỏi khi tiến hành kê biên tài sản của pháp nhân phải có người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi pháp nhân có tài sản bị kê biên và người chứng kiến.

Đối với biện pháp phong tỏa tài khoản, cơ sở để áp dụng biện pháp phong

tỏa tài khoản đối với pháp nhân là khi pháp nhân có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước và tội mà pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử quy định hình phạt tiền hoặc để đảm bảo bồi thường thiệt hại. Việc phong tỏa không áp dụng đối với tồn bộ khoản tiền có trong tài khoản mà chỉ tương ứng với mức có thể phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại.

Đối với biện pháp tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân, pháp

nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động với điều kiện có căn cứ xác định hành vi phạm tội của pháp nhân gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của con người, mơi trường, trật tự, an toàn xã hội. Bên cạnh cơ sở áp dụng chặt chẽ, cơ quan, người có thẩm quyền cũng bị giới hạn khoảng thời gian tạm đình chỉ hoạt động của pháp nhân. Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động đối với pháp nhân không được vượt quá thời hạn điều tra, truy tố, xét xử và từ thời điểm tuyên án đến khi pháp nhân chấp hành án trong quá trình tố tụng tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Đối với biện pháp buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án, điều

kiện để thực hiện biện pháp buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án là tội mà pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có hình phạt tiền hoặc với mục đích đảm bảo bồi thường thiệt hại. Vậy, có thể thấy căn cứ để áp dụng buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án khá đơn giản, tùy thuộc nhiều vào ý chí của

cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Biện pháp buộc nộp một khoản tiền là biện pháp cưỡng chế duy nhất quy định đối với pháp nhân thương mại bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà khơng áp dụng với thể nhân. So với biện pháp kê biên tài sản thì đối tượng của biện pháp này xác định một cách rõ ràng chỉ có thể là một khoản tiền, mà khơng phải loại tài sản khác. Cịn xét về mức độ hiệu quả thi hành án, biện pháp buộc nộp một khoản tiền khơng thể tồn diện bằng phong tỏa tài khoản đối với pháp nhân. Nhưng hạn chế của biện pháp phong tỏa tài khoản nằm ở chỗ pháp nhân phải có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước. Vì vậy, để bao quát các trường hợp, xem xét mọi tình huống có thể xảy ra trong quá trình giải quyết vụ án và tăng sự linh hoạt cho các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, pháp luật ghi nhận biện pháp buộc nộp một khoản tiền để đảm bảo thi hành án. Quy định cơ sở, căn cứ áp dụng biện pháp cưỡng chế này tạo thuận lợi hơn cho cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án, thể hiện nỗ lực hiện thực hóa việc thi hành án đối với pháp nhân của nhà lập pháp.

2.4.2 Pháp luật một số quốc gia trên thế giới

Trong chương quy định về thủ tục tố tụng đối với pháp nhân của pháp luật tố tụng hình sự Bosnia and Herzegovina, các biện pháp cưỡng chế được thực thi bằng “Lệnh tạm thời” (interlocutory orders). Nhằm đảm bảo thi hành án, Tòa án căn cứ trên đề xuất của công tố viên và điều kiện luật định mà thực hiện lệnh kê biên, tịch thu tài sản của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu có dấu hiệu đúng đắn cho thấy rằng hành vi phạm tội tái diễn hoặc có nguy cơ tái diễn, Tịa án có thể tạm đình chỉ có thời hạn một hoặc nhiều ngành nghề pháp nhân hoạt động. Đặc biệt, nhà lập pháp nước này còn quy định Tịa án có thể ban hành lệnh cấm pháp nhân thay đổi tình trạng dẫn đến chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân, từ khi cơ quan có thẩm quyền bắt đầu tiến hành tố tụng cáo buộc pháp nhân phạm tội.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2012 của nước Cộng hịa Kosovo ghi nhận một cách đa dạng về hình thức của biện pháp cưỡng chế tạm thời để đảm bảo tài sản trong q trình các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Bằng quyết định của

công tố viên căn cứ vào chứng cứ hoặc lý do chính đáng hoặc khoản tài sản tương ứng với khoản tiền có thể bị thi hành án, động sản có thể được lưa trữ ở nơi an toàn, trong kho lưu trữ đồ đạc. Còn với bất động sản sẽ được giao lại cho người quản lý trông coi và chịu trách nhiệm nếu như tài sản không đảm bảo giá trị như lúc giao. So với quy định biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam thì có phần linh hoạt, dễ dàng hơn cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng để đảm bảo ứng với mỗi loại tài sản.

Biện pháp cưỡng chế có vai trị rất quan trọng trong quá trình tố tụng, từ hỗ trợ điều tra, hạn chế việc pháp nhân cản trở điều tra, đồng thời là đảm bảo thi hành án. Để biện pháp trở nên hữu hiệu và đạt kết quả tối ưu thì thời gian là yếu tố tiên quyết nên cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đưa ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thường trong khoảng thời gian ngắn. Biện pháp cưỡng chế được áp dụng suốt trong q trình tố tụng từ thời điểm quyết định có hiệu lực nên sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như quyết định đó được ban hành thiếu căn cứ, sai quy định pháp luật. Việc nêu căn cứ, điều kiện để pháp nhân bị áp dụng quyết định biện pháp cưỡng chế cần được quy định cụ thể, chi tiết về cả trình tự, thủ tục và thời hạn trong từng trường hợp xác định. Các quy định liên quan đến biện pháp cưỡng chế: phong tỏa tài khoản, tịch thu tài sản, kê biên tài sản được quy định từ Điều 249 đến Điều 256 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2010 của Romania (sửa đổi, bổ sung năm 2014). Trình tự, thủ tục để khiếu nại về quyết định thực thi biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân được quy định thời hạn cụ thể, phù hợp cho từng biện pháp. Đối với biện pháp phong tỏa tài khoản thì trong thời hạn 03 ngày từ khi quyết định của cơ quan về việc áp dụng biện pháp đó được ban hành, thì pháp nhân có quyền “chất vấn” (challenge) lại đối với công tố viên ra quyết định đó. Quy định về các biện pháp cưỡng chế trong pháp luật tố tụng hình sự nước ta cịn chưa đặt ra các trình tự, thủ tục và thời hạn rõ ràng về vấn đề “chất vấn”, phản ứng lại đối với quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế mà thường được thực hiện thơng qua q trình khiếu nại. Việc khiếu nại đối với các quyết định, hành vi tố tụng của người có thẩm quyền tố

tụng thường được gửi lên người đứng đầu cơ quan Viện kiểm sát các cấp để giải

Một phần của tài liệu Thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân (Trang 54 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)