Pháp nhân là cơ quan, tổ chức tham gia tố tụng

Một phần của tài liệu Thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân (Trang 31 - 32)

1.2 Pháp nhân trong tố tụng hình sự

1.2.2Pháp nhân là cơ quan, tổ chức tham gia tố tụng

Khơng chỉ với tư cách cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, pháp nhân còn xuất hiện trong các hoạt động tố tụng hình sự với tư cách người tham gia tố tụng. Theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì pháp nhân được ghi nhận quyền, nghĩa vụ, quy định liên quan khác trong quá trình tố tụng với tư cách người tố giác, báo tin tội phạm, kiến nghị khởi tố; người bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự. Các quy phạm pháp luật tồn tại trong Bộ luật Tố tụng hình sự mới là sự kế thừa có mở rộng, phát huy vai trị, khẳng định quyền và lợi ích chính đáng của cơ quan, tổ chức, pháp nhân trên cơ sở Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 đảm bảo quyền lợi chính đáng của mọi chủ thể trong xã hội[1- Điều 51]. Bằng việc ghi nhận quyền tham gia tố tụng của các cơ quan, tổ chức,

pháp nhân, Nhà nước cho phép thực hiện hoạt động tố tụng thông qua người đại diện của cơ quan, tổ chức, pháp nhân đó. Các cơ quan, tổ chức được quy định theo nghĩa rộng, có thể mang tư cách pháp nhân hoặc khơng mang tư cách pháp nhân. Trên thực tế, các cơ quan, tổ chức mang tư cách pháp nhân đều thực hiện quyền tham gia tố tụng của mình thơng qua người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền. Bên cạnh các quy định về quyền, nghĩa vụ tố tụng cho pháp nhân tương ứng những tư cách nêu trên, thì Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cịn quy định về các thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân. Do sự thay đổi trong quan điểm của nhà làm luật về trách nhiệm hình sự, ban đầu chỉ truy cứu trách nhiệm với cá nhân, pháp luật hình sự đã mở rộng đối tượng bao gồm cả pháp nhân thương mại cũng phải chịu những hậu quả bất lợi trước Nhà nước với hành vi phạm tội được luật định.

Một phần của tài liệu Thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân (Trang 31 - 32)