Ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình

Một phần của tài liệu Thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân (Trang 46 - 54)

phương khi thực hiện thẩm quyền đại diện liên quan đến cơng vụ. Trách nhiệm hình sự của pháp nhân không loại trừ trách nhiệm của thể nhân là người thực hành hoặc người đồng phạm với hành vi phạm tội. Trách nhiệm hình sự khơng bao gồm điều kiện việc hành vi phạm tội phải gặt hái lợi ích hoặc bị kết tội của một người cụ thể, có tội trong vụ án. Các pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi phạm tội thay được thực hiện bởi người mà cơ quan, cá nhân khác có cơ sở để tin là người đại diện của pháp nhân[54-tr.164]. Với mục đích đảm bảo hoạt động tố tụng trong quá trình xác định trách nhiệm hình sự của Bộ luật Hình sự Cộng hịa Pháp, thủ tục tố tụng được áp dụng để truy cứu trách nhiệm pháp nhân phạm tội được thực hiện thông qua ba giai đoạn: cảnh sát điều tra và công tố (the police investigation and the prosecution); tư pháp điều tra (the judicial investigation); xét xử (the trial)[52- tr.12,13]. Việc phân định quy trình tố tụng hình sự thành ba giai đoạn như trên nhằm giải quyết vụ án một cách đúng đắn, tránh lạm quyền trong hoạt động tố tụng và căn cứ vào cơ chế, chức năng thực hiện hoạt động tố tụng của nước này.

2.2 Ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự hình sự

2.2.1 Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

Pháp nhân khơng phải là một thực thể trừu tượng, pháp luật đã ghi nhận nó như một thực thể pháp lý, có ý chí độc lập mà khơng phải con số cộng của các ý chí cá nhân, tự quyết định và theo đuổi những mục tiêu cụ thể của mình và thực hiện thơng qua hành vi của cá nhân – những người đại diện hợp pháp của pháp nhân[72- tr.56,57]. Chính vì lẽ đó, pháp luật hình sự Việt Nam xác định pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự về những hành vi phạm tội được Bộ luật Hình sự ghi nhận, đồng thời quy định về hoạt động tố tụng đối với pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự cũng được thiết lập trong Bộ luật Tố tụng hình sự nhằm điều chỉnh pháp nhân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có vai trị rất quan trọng trong q trình tham gia tố tụng của pháp nhân bị cáo buộc phạm tội theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, pháp

luật không chấp nhận người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự để thực hiện hoạt động tố tụng thay cho pháp nhân. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm: người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tịa án. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân còn bị ràng buộc về thời hạn và phạm vi đại diện của người đó đối với pháp nhân được đại diện. Căn cứ của phạm vi và thời hạn đại diện của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là quyết định của cơ quan có thẩm quyền, văn bản ủy quyền, điều lệ và các quy định pháp luật khác. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng sẽ thực hiện mọi hoạt động tố tụng của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Pháp nhân có trách nhiệm phải cử và bảo đảm cho người đại diện theo pháp luật tham gia đầy đủ các hoạt động từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền[33-tr.403]. Việc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng nhân danh pháp nhân là trách nhiệm, nghĩa vụ mà pháp luật ràng buộc đối với pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Khơng phải người đại diện theo pháp luật nào của pháp nhân được pháp nhân cử tham gia tố tụng đều được chấp nhận. Trong trường hợp người đại diện pháp luật của pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc không thể tham gia tố tụng được thì pháp nhân phải cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của mình tham gia tố tụng. Pháp nhân có nghĩa vụ thơng báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi thay đổi người đại diện của mình. Bên cạnh quy định quyền của pháp nhân tự lựa chọn người đại diện theo pháp luật của mình tham gia tố tụng, pháp luật tố tụng hình sự trao quyền cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định một người đại diện cho pháp nhân tham gia tố tụng khi khơng có người đại diện theo pháp luật hoặc có nhiều người cùng là đại diện theo pháp luật tại thời điểm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bản thân người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng phải thơng báo cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng các thông tin như: họ tên; ngày, tháng, năm sinh;

quốc tịch; dân tộc; tơn giáo; giới tính; nghề nghiệp; chức vụ khi có sự thay đổi về những nội dung trên.

 Doanh nghiệp và Hợp tác xã – Liên hiệp hợp tác xã:

Pháp nhân thương mại là tổ chức có mục tiêu chính tìm kiếm lợi nhận và lợi nhuận được chia cho cá nhân[7-Điều 75]. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Vì vậy, doanh nghiệp được xác định là pháp nhân thương mại, trừ doanh nghiệp xã hội. Doanh nghiệp gồm nhiều loại hình thức pháp lý với quy mơ, cơ cấu khác nhau như: công ty trách nhiệm hữu hạn (một hay hai thành viên trở lên); công ty cổ phần; công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Khoản 2, Điều 75 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác”, nhưng các doanh nghiệp không phải luôn mang tư cách pháp nhân. Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty hợp danh có tư cách pháp nhân vì thỏa mãn các điều kiện để được công nhận là pháp nhân, tư cách pháp nhân của các doanh nghiệp trên phát sinh kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Duy chỉ có doanh nghiệp tư nhân khơng mang tư cách pháp nhân, vì chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về khoản nợ của doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp không tách rời với chủ sở hữu doanh nghiệp, cá nhân là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi điều kiện tiên quyết để pháp nhân là một thực thể pháp lý, tự nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật là tài sản độc lập của pháp nhân và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Do đó, doanh nghiệp tư nhân không thể là chủ thể của tội phạm, nên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân không là người tham gia tố tụng.

Với công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể có

một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật theo ý chí của chủ sở hữu cơng ty, thể hiện thông qua Điều lệ công ty. Điều lệ ghi nhận cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Cơng ty

trách nhiệm hữu hạn có hai dạng là cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Người đại diện theo pháp luật của cả hai loại hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn được xác định bởi Điều lệ công ty. Cá nhân hoặc cơ quan quyết định cao nhất đối với công ty (Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty) sẽ quyết định cá nhân cụ thể nào làm người đại diện theo pháp luật của công ty. Các chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn chi phối, điều hành công ty thông qua chủ tịch công ty hoặc Hội đồng thành viên. Trong một số trường hợp cụ thể, chủ sở hữu có quyền trực tiếp cử người đại diện theo pháp luật, thường là chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Song, nếu Điều lệ khơng quy định thì với loại hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu cơng ty là tổ chức thì chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của cơng ty[8-Điều 78]. Cịn với cơng ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, với thành viên là cá nhân thì cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị tạm giam hoặc bị hạn chế quyền bởi bản án, quyết định của Tịa án thì thành viên cịn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của cơng ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên[8-Điều 13].

Công ty cổ phần, tương tự với công ty trách nhiệm hữu hạn về việc quy định

số lượng, chức danh cho người đại diện theo pháp luật khi thể hiện nội dung đó trong Điều lệ cơng ty, nên cơng ty cổ phần có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật. Nếu Điều lệ công ty giới hạn số lượng người đại diện theo pháp luật là một người thì người đại diện theo pháp luật của cơng ty cổ phần chỉ có thể là người nắm giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ không quy định cụ thể chức danh nào sẽ là người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ có tư cách của người đại diện theo pháp luật của cơng ty. Trái lại, với Điều lệ ghi nhận có hơn một người đại diện theo pháp luật thì chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị cùng với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Công ty hợp danh, loại hình doanh nghiệp khá đặc biệt trong số các doanh

nghiệp về cơ chế đại diện theo pháp luật, mối quan hệ giữa tài sản công ty và tài sản thành viên hợp danh. Tuy mang tư cách pháp nhân, cơng ty hợp danh có tài sản độc lập với thành viên hợp danh, thành viên góp vốn của cơng ty, nhưng nếu như cơng ty khơng thể trả hết nợ của nó, thành viên hợp danh có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm thanh tốn hết số nợ cịn lại. Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ tài sản của công ty từ thời điểm tư cách thành viên hợp danh được xác định cho đến trước khi chấm dứt tư cách đó[71-tr.12]. Ở góc độ này, ta có thể nhận thấy rằng các thành viên hợp danh có trách nhiệm vơ hạn với các khoản nợ của công ty, điều kiện để trở thành một pháp nhân về việc tự chịu trách nhiệm trong giới hạn tài sản của mình đối với một cơng ty hợp danh là chưa đầy đủ và toàn diện. Người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh là những thành viên hợp danh, họ có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Công ty hợp danh không xác định người đại diện theo pháp luật thông qua chức danh, Điều lệ công ty, quyết định của cơ quan điều hành quản lý mà phụ thuộc vào tư cách thành viên của cá nhân đó. Nếu là thành viên hợp danh của cơng ty thì có quyền đại diện theo pháp luật và chỉ bị hạn chế trong thực hiện công việc kinh doanh khi bên thứ ba biết về hạn chế đó.

Pháp nhân thương mại ngồi doanh nghiệp cịn bao gồm các tổ chức kinh tế khác. Một trong các tổ chức kinh tế khác không phải doanh nghiệp và đóng vai trị khơng nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam chính là Hợp tác xã và Liên hiệp hợp tác xã. Hợp tác xã được thành lập một cách tự nguyện bởi ít nhất 07 thành viên, và một Liên hiệp hợp tác xã được hình thành từ 04 hợp tác xã thành viên trở lên[9-Điều 3]. Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, với mục đích đáp ứng nhu cầu chung của thành viên hoặc hợp tác xã thành viên. Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế, tiến hành các hoạt động sản xuất, lưu thơng hàng hóa, dịch vụ có tính chất kinh doanh. Hoạt động của hợp tác xã có lãi thể hiện hiệu quả của tổ chức kinh tế mang lại cao hơn so với lao động riêng lẻ của từng cá nhân, người lao động[77-tr.18]. Các thành viên, hợp tác xã thành viên được

cung ứng sản phẩm, phân phối thu nhập, hưởng phúc lợi từ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Mục đích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hướng tới nhu cầu của các thành viên, giúp tối đa hóa lợi ích của họ, làm phát sinh khoản lợi nhất định và thành viên, hợp tác xã thành viên được hưởng lợi từ đó[78-tr.45,46]. Từ các đặc điểm của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, ta có thể nhận định rằng tổ chức kinh tế này thuộc vào nhóm pháp nhân thương mại. Khác với doanh nghiệp khi số lượng, chức danh, các nội dung liên quan đến người đại diện theo pháp luật được thể hiện trong Điều lệ thì người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được luật định chính là chủ tịch hội đồng quản trị. Chủ tịch hội đồng quản trị sẽ được bầu tại hội nghị thành lập hoặc hội đồng thành viên tùy vào giai đoạn tương ứng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Người nào giữ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị sẽ là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đó. Điều lệ có thể quy định cụ thể, chi tiết thêm về quyền hạn, nhiệm vụ của chủ tịch hội đồng quản trị nhưng quyền đại diện theo pháp luật đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được đảm bảo vì được ghi nhận minh thị tại Điều 37 Luật Hợp tác xã năm 2012. Đối với loại hình hợp tác xã, pháp luật cũng không ghi nhận thêm về số lượng của người đại diện theo pháp luật của tổ chức này nên có thể xác định mỗi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chỉ có một người đại diện theo pháp luật và chính là người giữ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị.

Xác định chính xác người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại – các loại hình doanh nghiệp và hợp tác xã, đóng một yếu tố quan trọng trong khi thực hiện trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự mà pháp nhân là bị can, bị cáo. Việc chỉ ra đúng người tham gia hoạt động tố tụng thay cho pháp nhân vừa đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của pháp nhân trong q trình tố tụng, vừa góp phần giúp cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện các hoạt động tố tụng đối với pháp nhân thương mại phù hợp, đúng đắn theo quy định pháp luật.

2.2.2 Pháp luật một số quốc gia trên thế giới

Pháp luật của mỗi quốc gia tùy vào điều kiện, hoàn cảnh, thể chế, tư duy và kỹ thuật lập pháp mà hình thành thủ tục tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm

hình sự đối với pháp nhân khác nhau. Bộ luật Hình sự Singapore ban hành năm 1871, được sửa đổi bổ sung năm 2008 ghi nhận trách nhiệm hình sự của doanh nghiệp, công ty, hiệp hội, đoàn thể, phạm vi chủ thể chịu trách nhiệm hình sự có phần rộng hơn, bao quát hơn so với pháp luật nước ta. Bộ luật Tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân (Trang 46 - 54)