1.2 Pháp nhân trong tố tụng hình sự
1.2.1 Pháp nhân là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Một vụ án hình sự phát sinh khi có tội phạm xảy ra, đòi hỏi cơ quan chức năng cần phải thực hiện việc điều tra, truy tố, xét xử dựa theo căn cứ, quy định của pháp luật để đảm bảo giải quyết vụ án hình sự nhanh chóng, chính xác, khoa học. Tố tụng hình sự gồm nhiều giai đoạn, là một quy trình chặt chẽ, thống nhất được thực hiện bởi các cơ quan hành pháp, tư pháp dựa trên quy định pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Sự hiện diện của pháp nhân trong tố tụng hình sự được chia làm nhiều loại tùy vào vị trí, vai trị, tư cách của pháp nhân đó xun suốt q trình thực hiện các hoạt động tố tụng. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bao gồm: cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Mỗi vụ án hình sự phát sinh trong các điều kiện, bối cảnh khác nhau, nên đơi khi trong q trình giải quyết có thể là cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, mà đa số những cơ quan trên đều có tư cách pháp nhân. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, vị trí, vai trị, quy định pháp luật tố tụng hình sự mà pháp nhân có thể tiến hành với nhiều tư cách khác nhau trong quy trình giải quyết vụ án hình sự như sau:
Pháp nhân được đề cập trong pháp luật tố tụng trước tiên có thể thấy rõ chính là các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong quá trình tố tụng thơng qua các giai đoạn: khởi tố vụ án; điều tra; truy tố; đưa vụ án ra xét xử; thi hành bản án, quyết định có hiệu lực. Tùy thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ, vai trò đặc trưng của mỗi cơ quan đảm nhiệm mà Viện kiểm sát, Cơ quan Điều tra, Tòa án, Cơ quan Thi hành án thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình để tiến hành các hoạt động tố tụng. Thực hành quyền công tố và kiểm sát trong tố tụng hình sự thuộc về chức năng của Viện kiểm sát[11- Điều 2]. Trong các phiên tịa hình sự, Tịa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam[12-Điều 2]. Nhiệm vụ thực hiện các hoạt động điều tra chủ yếu được giao cho cơ quan điều tra Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Căn cứ vào các điều kiện, phân
cấp về thẩm quyền điều tra, mà các cơ quan điều tra thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi luật định. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân tiến hành các hoạt động điều tra khi đối tượng thực hiện tội phạm hoặc đối tượng bị xâm hại liên quan đến quân đội. Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra với các tội phạm về tham nhũng, chức vụ. Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân thực hiện các hoạt động điều tra với các trường hợp cịn lại ngồi phạm vi thẩm quyền của cơ quan điều tra thuộc Quân đội nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Ngoài ra, nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra còn được giao cho các cơ quan khác của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Kiểm ngư, lực lượng Cảnh sát biển, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân hoặc Viện kiểm sát tiến hành một số hoạt động điều tra trong các trường hợp luật định[13-Điều 9]. Các cơ quan tiến hành tố tụng được thành lập và chịu sự chỉ đạo, chi phối của Nhà nước, có tư cách pháp nhân, thuộc loại pháp nhân phi thương mại. Một số cơ quan thực hiện hoạt động tố tụng trực thuộc cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân cũng tham gia trong quá trình tố tụng với những vụ án cụ thể. Như vậy, cơ quan tiến hành tố tụng và những cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đều là pháp nhân phi thương mại, tham gia các hoạt động tố tụng nhằm thực hiện quy trình giải quyết vụ án hình sự một cách đúng đắn, đúng pháp luật.