Khoả n3 Điều 21 Nghị định số 138/2013/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân (Trang 31 - 35)

23

với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín thì lại khơng thấy có quy định hình thức phạt bổ sung nào.

Ngồi ra, các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu, buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh24. Có thể thấy, so với các quy định về biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính ở các lĩnh vực khác thì quy định về biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân cịn tương đối hạn chế. Quy định xử phạt thì nhiều nhưng khơng phải quy định nào cũng có biện pháp khắc phục hậu quả.

1.2.3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân

Hiện nay, ngoài Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính khơng đề cập đến nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, để tìm hiểu các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân cần phải dựa trên các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính cơ bản nói chung được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Cụ thể:

Thứ nhất, mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và

phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

Đây là nguyên tắc đầu tiên của mọi ngun tắc xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín nói riêng. Thực hiện nguyên tắc này, các hành vi vi phạm hành chính do xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh vì hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân mang tính thường xuyên, phổ biến, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội, đến trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và đặc biệt là gây ra những thiệt hại lớn về mặt tinh thần cho cá nhân người bị vi phạm.

Thứ hai, việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, cơng khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.

24

Vi phạm hành chính về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là vi phạm mang tính thường xuyên, phổ biến và tương đối phức tạp nên khi phát hiện có hành vi vi phạm thì địi hỏi cơng tác xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan có thẩm quyền phải được tiến hành một cách nhanh chóng (trừ một số vụ việc có tính chất phức tạp, địi hỏi nhiều thời gian cho công tác xác minh, xử lý), công khai, khách quan, triệt để. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này phải được thực hiện đúng quy định của pháp luật, tránh để xảy ra tình trạng lạm quyền, tùy tiện trong xử lý hay chồng chéo, tranh chấp về thẩm quyền, đùn đẩy về trách nhiệm giữa các cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, việc xử phạt phải đúng người, đúng tính chất và mức độ vi phạm nhằm đảm bảo tính cơng bằng, khơng xử phạt oan người khơng có hành vi vi phạm và đúng quy định của pháp luật.

Thứ ba, việc xử phạt hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi

phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.

Đây có thể được xem là một nguyên tắc rất quan trọng vì nó địi hỏi sự chính xác, tính cơng minh trong q trình xem xét và quyết định áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt cũng như biện pháp khắc phục hậu quả của cơ quan có thẩm quyền. Tính chất, mức độ khơng làm thay đổi bản chất của hành vi vi phạm hành chính nhưng tác động lớn đến tính xâm hại của hành vi đối với trật tự quản lý nhà nước, nên một hành vi vi phạm hành chính do xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân phải được đánh giá, xem xét một cách tồn diện tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm… đồng thời xem xét, cân nhắc các yếu tố liên quan đến tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để đưa ra quyết định xử lý chính xác, phù hợp nhất theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người điều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

Theo nguyên tắc này, hành vi vi phạm hành chính do xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân phải được pháp luật quy định, cụ thể ờ đây là tại các Nghị định: Nghị định số 138/2013/NĐ-CP (Điều 19, Điều 21); Nghị định số 167/2013/NĐ- CP (Điều 5, Điều 20, Điều 51, Điều 58, Điều 62); Nghị định số 174/2013/NĐ-CP (Điều 64, Điều 65, Điều 66, Điều 68).

Một hành vi vi phạm hành chính do xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân nói riêng và hành vi vi phạm hành chính nói chung khơng thể bị xử phạt lần

thứ hai nếu như trước đó cơ quan hay người có thẩm quyền đã lập biên bản hoặc ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính đó. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính do xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân thì xử phạt từng người, vì những người cùng thực hiện hành vi đều có lỗi, hành vi được thực hiện là trái pháp luật và xâm phạm đến trật tự quản lý của nhà nước. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính do xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân thì việc xử phạt phải được thực hiện đầy đủ với từng hành vi vi phạm hành chính. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính triệt để, khơng bỏ lọt vi phạm hành chính, đảm bảo sự chính xác và nghiêm minh trong q trình xem xét và áp dụng các hình thức, biện pháp xử phạt vi phạm hành chính.

Thứ năm, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình khơng vi phạm hành chính.

Theo nguyên tắc này, trách nhiệm chứng minh thuộc về các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu như các chủ thể có thẩm quyền khơng chứng minh được chủ thể vi phạm có lỗi thì khơng được tiến hành xử phạt. Việc chứng minh của các chủ thể có thẩm quyền phải được thực hiện một các công khai, khách quan, đúng thủ tục theo quy định của pháp luật. Quy định này là cần thiết và tiến bộ, đảm bảo không để xảy ra tình trạng các chủ thể có thẩm quyền đánh giá sự việc theo cảm tính, thiếu sự khách quan dẫn đến việc ban hành các quyết định xử phạt mang tính đơn phương và áp đặt. Về phía mình, cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp chứng mình mình khơng vi phạm. Điều này cho thấy, khác với các chủ thể có thẩm quyền, các chủ thể bị xử phạt không có nghĩa vụ phải chứng mình mình khơng vi phạm. Việc chứng mình mình có vi phạm hay không không phải là nghĩa vụ mà là quyền của các chủ thể vi phạm, mà đã là quyền thì có thể sử dụng hoặc không sử dụng.

Thứ sáu, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Đây là điểm mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 so với các pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trước đây. Nội dung này được cụ thể hóa ở các quy định: cùng một hành vi vi phạm, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức25; Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt

25

tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân26; Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VI tại Nghị định này được áp dụng đối với tổ chức. Cá nhân thực hiện cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức27. Với quy định này ta có thể hiểu rằng, hình vi vi phạm hành chính do tổ chức gây ra có hậu quả tiêu cực cho xã hội lớn hơn cá nhân, ý thức pháp luật và trách nhiệm của tổ chức phải cao hơn cá nhân.

Ví dụ: mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn xã hội và phịng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng28

. Tuy nhiên, quy định này cũng có hạn chế, nếu khơng muốn nói là chưa hợp lý, đó là “khơng thấy rõ cơ sở nào để phân biệt xử phạt đối với các nhân chỉ bằng 1/2 mức xử phạt tiền đối với pháp nhân, nếu như tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm như nhau?”29.

1.2.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân

Trong xử lý vi phạm hành chính, việc xác định chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo công tác xử phạt không bị chồng chéo, mâu thuẫn hoặc lạm quyền. Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 đã quy định khá đầy đủ về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nói chung.

Vi phạm hành chính về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là một loại vi phạm có trong nhiều lĩnh vực như lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; lĩnh vực giáo dục; lĩnh vực bưu chính, viễn thơng, cơng nghệ thông tin và tần số vơ tuyến điện. Do đó, như đã đề cập ở mục 1.2.1.2 của Chương này, chủ thể xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân theo quy định pháp luật hiện hành – Nghị định số 167/2013/NĐ-CP bao gồm: Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp (Điều 67), Công an nhân dân (Điều 66); Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài (Điều 68). Đối với các hành vi được quy định tại

26

Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân (Trang 31 - 35)