Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân (Trang 64 - 72)

49 Cao Vũ Minh (2018), “Nhận diện tính hợp pháp và tính hơp lý của các biện pháp khắc phục hậu quả do Chính phủ quy định”, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 17/2018.

2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân

chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân

Từ những hạn chế, bất cập nêu trên, Luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như hoạt động xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân như sau:

Thứ nhất, hoàn thiện các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính

đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, với một số nội dung cụ thể sau:

(1) Sắp xếp lại các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân trong một văn bản thống nhất. Loại bỏ việc quy định rải rác đối với từng quan hệ xã hội khác nhau sẽ tạo nên sự bất cơng bằng giữa các chủ thể, vì khi một quan hệ xã hội địi hỏi có sự điều chỉnh riêng biệt về hành vi này thì các quan hệ xã hội khác sẽ tiếp tục đòi hỏi bảo vệ chủ thể trong quan hệ đó. Tiếp đó, phân loại các quan hệ xã hội mà khi bị xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín sẽ gây hậu quả lớn hơn đến trật tự xã hội, an ninh trật tự, thuần phong mỹ tục…, để sắp xếp theo thứ tự và đưa ra mức xử phạt hợp lý.

(2) Cần có sự hợp lý hóa, hài hịa hóa mức tiền phạt để tạo sự thống nhất trong chế tài xử phạt giữa các quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Điều này sẽ đảm bảo thực hiện đúng tinh thần của quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP cảu Chính phủ ngày 19/7/2013: Việc quy định hình thức xử phạt, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính phải căn cứ vào mức thu nhập, mức sống trung bình của người dân trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; và quy

định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này về sự tương ứng, phù hợp giữ chế tài xử phạt với tính chất vi phạm của hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, cần có sự quy định thống nhất trong việc áp dụng các hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả nhằm đảm bảo sự phù hợp và tính hiệu quả trong thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân.

(3) Cần xác định rõ ranh giới giữa xử lý hình sự và xử phạt hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Cụ thể, ở mức độ xử phạt hành chính thì người thực hiện hành vi chỉ cần có lời lẽ, cử chỉ và hành động khác nhằm bôi nhọ, hạ thấp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác chưa gây ra các

hậu quả như: làm người bị xâm phạm phải ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần trong thời gian dài hoặc bệnh tật do hành vi gây nên; ảnh hưởng đến hoạt động học tập, công tác, kinh tế (trên thực tế). Theo đó, xử phạt hành chính chỉ áp dụng đối với hành vi hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân mang tính đơn giản, chỉ làm cho người bị xâm phạm tổn thương tạm thời, khơng có ảnh hưởng về lâu dài.

Thứ hai, tăng cường hiệu quả, nâng cao chất lượng của các biện pháp tổ chức

thực hiện pháp luật. Cụ thể:

(1) Một trong những công tác quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của cơng tác tổ chức thực hiện pháp luật nói chung và xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân nói riêng là hoạt động đào tạo, phát triển trình độ chun mơn, năng lực công tác và nêu cao tinh thần trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền xử phạt. Để làm được điều này, đòi hỏi các cơ quan nhà nước có chủ thể được trao thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân phải thường xuyên bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, rèn luyện tác phong công vụ cho đội ngũ này. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, các chương trình liên kết đào tạo, trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị có cùng chức năng nhằm trang bị và củng cố kiến thức về mặt lý luận và thực tiễn cho các chủ thể được trao thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn phải có tính thiết thực, sát với yêu cầu công việc thực tế và phù hợp với điều kiện, khả năng của các đối tượng trên.

(2) Cần phải có sự chủ động trong cơng tác phát hiện, xử phạt các vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Cũng như các hành vi vi phạm pháp luật hành chính khác, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân ít mang tính nguy hiểm cho xã hội tuy nhiên các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cần nhận thức tính nguy hiểm của hành vi này để từ đó kịp thời tiếp cận, xác minh nhanh chóng các nguồn tin báo về hành vi này, đồng thời chủ động phát hiện thông qua hoạt động kiểm tra hoặc quan sát, theo dõi trên các phương tiện internet, mạng xã hội. Sự chủ động của các chủ thể còn thể hiện qua hoạt động thu thập các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để áp dụng các quy định pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này một cách chính xác, hiệu quả. Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm của cá nhân, tổ chức nói chung đối với nhà nước, do đó trong thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính

nói chung và xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân nói riêng, khơng phải lúc nào cũng đợi có u cầu hay tố cáo của người dân thì các chủ thể có thẩm quyền mới tiếp nhận, thực hiện hoạt động xử phạt mà hơn bao giờ hết, các chủ thể có thẩm quyền cần có sự chủ động, tích cực trong việc phát hiện, xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính này.

(3) Đẩy mạnh công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân đi kèm với công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật đến người dân. Thực tế cho thấy hiện nay hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của các nhân phát triển như một “trào lưu” như quay clip đánh ghen ngoài đường, nhà nghỉ, khách sạn hoặc học sinh lột đồ nhau vì mâu thuẫn… Do đó, xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này đi kèm với các hình thức tun truyền (có thể) để cảnh báo, giáo dục những công dân khác.

Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và hoàn thiện về cơ sở vật

chất, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho cơng tác xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân.

(1) Một trong những ngun nhân khiến cho tình trạng vi phạm hành chính đối với hành vi này diễn ra ngày một nhiều và phức tạp nhưng công tác phát hiện, xử phạt còn rất hạn chế là do hoạt động thanh tra, kiểm tra còn chưa được quan tâm thực hiện. Do đó, cơ quan có thẩm quyền thanh tra cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Xử phạt vi phạm hành chính nói chung và các quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân nói riêng. Hoạt động này nhằm đảm bảo cho chủ thể có thẩm quyền phát hiện và xử phạt kịp thời, đúng người, đúng hành vi với mức xử phù hợp, đảm bảo người thực hiện hành vi vi phạm tuân thủ nghiêm chỉnh quyết định xử phạt.

(2) Như đã đề cập ở những nội dung trước, hiện nay, với tốc độ phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, mạng internet nói chung đã tạo điều kiện thuận lợi cho các vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được thực hiện dễ dàng, tinh vi và không ngừng tăng lên về số lượng. Để có thể có thể kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm cũng như đảm bảo cho công tác được thực hiện hiệu quả, chính xác thì việc hồn thiện về cơ sở vật chất, trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại cho các lực lượng chức năng là điều hết sức cần thiết. Với sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật hiện đại, việc xác minh, thu thập chứng cứ, phân tích hành vi vi phạm sẽ được thực hiện thuận lợi, tạo cơ sở cho các chủ thể có thẩm quyền có thể đưa ra quyết định xử phạt một cách

nhanh chóng và chính xác, đảm bảo cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị xâm phạm được thực hiện hiệu quả.

Thứ ba, tăng cường nâng cao nhận thức của người dân về quyền được bảo hộ

danh dự, nhân phẩm, uy tín. Với việc hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân thường được xem là hành vi bình thường, là thói quen trong hành vi ứng xử của các chủ thể trong xã hội khi có những bất đồng, bức xúc của cá nhân… nhưng lại ít bị xử lý và khơng phải ai cũng nhận thức được khi danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình bị xâm phạm, thì việc tăng cường nâng cao nhận thức của các chủ thể trong xã hội về quyền này là điều hết sức cần thiết. Để làm được việc này, các cơ quan nhà nước cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến người dân. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải phù hợp với từng đối tượng với phương thức hiện đại, gần gũi với người dân (hội thi tìm hiểu pháp luật, xây dựng và triển khai các đề án tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có tính định kỳ, thường xuyên, các hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí…) và phải được thiện đồng bộ từ cấp cơ sở đến cấp trung ương. Các hoạt động này phải được thực hiện hiệu quả, đặc biệt phải đảm bảo phù hợp với tinh thần của Quyết định số 705/QĐ- TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định về ban hanh hành chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 – 2021.

Bên cạnh đó, mỗi người dân phải tự ý thức của mình trong việc tôn trọng quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm, uy tín của chính mình và của người khác. Sự hiểu biết pháp luật của người dân chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi đi cùng với ý thức chấp hành, tôn trọng pháp luật. Bản thân mỗi người dân phải tự xây dựng cho mình ý thức chấp hành và tơn trọng pháp luật, phải xem quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác cũng giống như quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm, uy tín của chính bản thân mình và có ý thức tơn trọng, bảo vệ nó. Đối với các ứng xử trên mạng xã hội, mang intenet, mỗi người dân phải là một người sử dụng mạng xã hội, mang internet có văn hóa, văn minh. Theo đó, khơng dùng quyền tự do ngơn luận của mình để có những lời lẽ ác ý, thơ bạo nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân khi phát hiện hoặc tiếp nhận các thơng tin, bài vết có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Nên tiếp cận và chia sẻ các thơng tin mang tính chính thống, có độ tin cậy lớn, đồng thời ngăn chặn, “tẩy chay”, phản bác các nguồn tin không xác thực, sai sự thật, có nội dung xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân.

Kết luận chương 2

Qua những phân tích thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân ở Việt Nam, tác giả đưa ra một số kết luận sau:

1. Mặc dù hiện nay chưa có một con số thống kê cụ thể về số vụ vi phạm cũng như hoạt động xử phạt của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuy nhiên, thông qua những vụ việc đã xảy ra trên thực tế đã cho thấy, tình hình vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân vẫn diễn biến khá phức tạp và có chiều hướng tăng lên. Vi phạm hành chính đối với hành vi này tương đối đa dạng và phức tạp, khó xác minh, xử lý. Trong đó, các hành vi vi phạm phổ biến như: dùng lời nói, dùng vũ lực (chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự), viết, vẽ các nội dung có tính bơi nhỏ, xúc phạm và các hành vi sử dụng mạng xã hội, internet để xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân.

2. Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân ở Việt Nam vẫn còn chứa đựng nhiều bất cập như: i. xử phạt hành chính đối với hành vi xúc phạm, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được quy định tản mạn ở nhiều văn bản, dễ gây nhầm lẫn trong quá trình áp dụng pháp luật; ii. quy định của pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân tương đối đa dạng nhưng tính khả thi không cao; iii. cùng một hành vi là xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân nhưng quy định xử phạt lại có sự khác nhau và chế tài xử phạt khơng thống nhất, có sự chênh lệch khá cao; iv. việc xây dựng các chế tài chỉ mang tính định tính mà khơng có tính định lượng, dễ tạo nên sự tùy nghi của các cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định và áp dụng mức xử phạt; v. quy định về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là khơng có tính thống nhất; vi. ranh giới giữa xử lý hành chính và hình sự đối với hành vi xúc phạm, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân khơng rõ ràng, khó xác định.

3. Thực tiễn áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân vẫn tồn tại nhiều bất cập: i. hầu hết các vụ việc được phát hiện và giải quyết từ đơn tố cáo của nạn nhân hoặc từ phản ánh của người dân thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội; ii. quyết định xử phạt các vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân

phẩm, uy tín của cá nhân thường thiếu tính chính xác, hợp lý do các vụ việc được phát hiện và xử lý một cách vội vàng, thiếu cân nhắc và sự đánh giá toàn diện từ phía cơ quan có thẩm quyền, gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến cả người vi phạm và nạn nhân; iii. quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính này nằm tản

mạn ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau đã tạo ra sự khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc tra cứu pháp luật, áp dụng pháp luật trong thực tiễn hoạt động xử phạt. Chế tài xử phạt lại không tương ứng, không thống nhất dẫn đến sự nhầm lẫn, thậm chí là sai sót khi áp dụng; iv. trình độ chun mơn, tinh thần trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền xử phạt hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế cũng là nguyên nhân tạo nên sự kém hiệu quả trong cơng tác xử phạt vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân (Trang 64 - 72)