Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, phần Luật Hành chính và Tố

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân (Trang 40 - 41)

phải có giải pháp khắc phục bất cập này nhằm đảm bảo cho hoạt động xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung được triệt để, hiệu quả.

1.2.6. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân

Theo cách hiểu chung nhất, “xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”31. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải đảm

bảo thực hiện theo các trình tự, thủ tục mà pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính quy định. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là trình tự, cách thức mà các chủ thể có thẩm quyền thực hiện trong quá trình xem xét, xử lý đối với hành vi vi phạm hành chính. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là cơ sở đảm bảo cho việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện một cách chặt chẽ, thống nhất và hiệu quả.

Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo hai hình thức là lập biên bản và không lập biên bản xử phạt.

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính khơng lập biên bản: được áp dụng trong

trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ xử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản32. Theo quy định này, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính khơng lập biên bản được áp dụng đối với những vi phạm hành chính có tính chất đơn giản, rõ ràng, không nghiêm trọng, mức độ nguy hiểm cho xã hội là khơng cao, người có đang thi hành cơng vụ hoặc người có thẩm quyền xử phạt có thể đánh giá được ngay mức độ, tính chất của hành vi vi phạm hành chính. Với mức xử phạt thấp, người có thẩm quyền đang thi hành cơng vụ có thể ra quyết định xử phạt hành chính tại chỗ và các nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể nộp phạt ngay.

Theo đó, đối với hành vi vi phạm hành chính do xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, hình thức xử phạt được áp dụng là cảnh cáo hoặc phạt tiền với

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân (Trang 40 - 41)