Khoả n1 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân (Trang 43 - 48)

37

Xử lý vi phạm hành chính 2012 mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày38.

Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có đề cập đến các vụ việc “có

tính chất phức tạp”, “đặc biệt nghiêm trọng” nhưng hiện nay chưa có văn bản nào

giải thích, quy định thế nào là vụ việc “có tính chất phức tạp”, “đặc biệt nghiêm trọng”. Đây là thiếu sót của pháp luật XLVPHC hay các nhà làm luật đang trao quyền chủ động cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân nói riêng và vi phạm hành chính nói chung trong việc xác định vụ việc nào là đơn giản, vụ việc nào là “có tính

chất phức tạp”, “đặc biệt nghiêm trọng”, để từ đó xác định thời hạn ra quyết định

xử phạt là 07 ngày hay là 30 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm.

Có thể thấy, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân diễn ra tương đối đa dạng và phức tạp, xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhiều trường hợp rất khó chứng minh được vi phạm. Do đó, việc quy định cho phép gia hạn thời hạn xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này nói riêng và các vi phạm hành chính nói chung là thực sự cần thiết. Nó giúp cho các chủ thể có thẩm quyền xử phạt có thể ra quyết định chính xác, giảm áp lực và tăng hiệu quả của công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này.

38

Kết luận chương 1

Từ những vấn đề đã trình bày tại chương 1 của luận văn, có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Vi phạm hành chính về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là vi phạm có tính phổ biến, có tính chất từ đơn giản đến phức tạp, tác động tiêu cực đến trật tự quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự nói riêng và đời sống xã hội nói chung. Cũng giống như các vi phạm hành chính nói chung, vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân cũng có những dấu hiệu giống như hành vi, tính trái pháp luật của hành vi, cá nhân vi phạm có năng lực pháp luật hành chính, có lỗi và theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính.

2. Về hình thức xử phạt, cũng giống như những vi phạm hành chính khác, xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bao gồm các hình thức xử phạt cảnh cáo, phạt tiền, các hình thức phạt bổ sung (đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật vi phạm hành chính, tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn) và các biện pháp khắc phục hậu quả (buộc xin lỗi công khai, buộc thu hồi tài liệu…). Tuy nhiên, so với các biện pháp khắc phục hậu quả ở những lĩnh vực khác thì biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân cịn khá hạn chế, khơng phải quy định xử phạt nào cũng áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Đây có xem như là một điểm còn thiếu trong quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này.

3. Vi phạm hành chính về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là một loại vi phạm diễn ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, do đó số lượng chủ thể có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật là tương đối đa dạng. Tuy nhiên, trên thực tế thì chủ thể thường xuyên thực hiện các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi này là những người có thẩm quyền trong cơ quan Cơng an Nhân dân và Ủy ban Nhân dân các cấp.

4. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân diễn ra có tính thường xun, phức tạp và biểu hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Do đó, cơ sở pháp lý cho việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này là tương đối đa dạng và mức xử phạt của hình thức phạt tiền cũng có sự khác nhau tùy vào tính chất, mức độ và lĩnh vực xảy ra vi phạm hành chính. Hiện nay có ít

nhất 03 Nghị định quy định việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi này, bao gồm: Nghị định số 138/2013/NĐ-CP; Nghị định số 167/2013/NĐ-CP và Nghị định số 174/2013/NĐ-CP. Mặc dù có sự đa dạng nhưng các quy định của pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là chưa thực sự rõ ràng (nhất là quy định của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP), còn bộc lộ nhiều hạn chế nhất định, có thể gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định cơ sở pháp lý cụ thể được áp dụng để xử lý đối với hành vi này.

Chính vì vậy, trong giới hạn phạm vi đề tài, trên cơ sở những nghiên cứu của mình xung quanh vấn đề nêu trên, tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cụ thể để bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành, làm cơ sở cho việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân nói riêng và xử lý vi phạm hành chính nói chung đạt được hiệu quả. Nội dung các đề xuất, kiến nghị sẽ được tác giả đề cập trong Chương 2 của luận văn này.

CHƯƠNG 2

THỰC TIỄN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

ĐỐI VỚI HÀNH VI XÚC PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN CỦA CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

2.1. Thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân ở Việt Nam danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân ở Việt Nam

2.1.1. Tình hình vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân ở Việt Nam

2.1.1.1. Những vi phạm hành chính phổ biến của hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân

Trên cơ sở thực trạng hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và cách thức thực hiện hành vi, có thể phân loại những hành vi này thành 02 nhóm chính như sau:

Một là, trực tiếp dùng lời nói hoặc hành vi khác để xâm phạm đến danh dự,

nhân phẩm và uy tín của người khác

Đây là dạng hành vi phổ biến nhất trong các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Người thực hiện hành vi này, xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân hoặc do người khác tác động đã sử dụng lời nói của mình để chửi bới, đưa ra những thông tin sai sự thật nhằm mục đích hạ thấp, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác trước đám đơng hoặc nơi chỉ có số ít người.

Ví dụ: Đầu tháng 5/2018, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại màn cãi vã giữa một cô giáo và nam học viên với những lời lẽ “phi giáo dục”. Cụ thể, đoạn clip dài gần 3 phút, nội dung xoay quanh việc cô giáo Nguyễn Thị Kim Tuyến, Trung tâm Anh ngữ MST Hà Nội yêu cầu nam học viên phải đóng 100.000 đồng nộp phạt vi phạm. Nam học viên này phản ứng lại, cô giáo Kim Tuyến lớn tiếng mắng chửi bằng những lời lẽ tục tĩu, xưng “mày - tao”, chửi học viên là “thằng mặt người, óc lợn” “Đây là sân chơi của tao, tao thích làm gì thì làm”. Ngày 08/5/2018, Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 281/QĐ-XPVPHC ngày 8-5-2018 về việc xử lý vi phạm hành chính đối với Cơng ty MST và bà Nguyễn Thị Kim Tuyến: Xử phạt hành chính hình thức phạt tiền, mức phạt 20 triệu đồng đối với Công ty MST do đã tự ý thành lập cơ sở giáo dục để tổ chức dạy ngoại ngữ; Xử phạt hành chính hình thức phạt tiền, mức phạt năm triệu đồng đối với bà Nguyễn Thị Kim Tuyến do đã thực hiện hành vi vi phạm quy định

về kỷ luật người học, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học qua các clip đã được đăng tải trên mạng xã hội39.

Đối với các hành vi khác nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân có thể bao gồm các hành vi như viết, vẽ các nội dung sai sự thật, sử dụng vũ lực, sử dụng các chất hoặc thực phẩm có mùi hôi thối khác để đổ lên cơ thể hoặc nơi ở của người khác,… Đây là nhóm hành vi có đa dạng về hình thức thực hiện, theo đó người thực hiện hành vi thường viết, vẽ các nội dung sai sự thật, sử dụng vũ lực, công cụ hoặc các thủ đoạn khác nhằm mục đích làm cho người khác bị hiểu nhầm, bôi nhọ, xúc phạm về danh dự, nhân phẩm, uy tín. Trong thời gian gần đây, đã nổi lên hàng loạt các vụ việc xuất phát từ mâu thuẫn ghen tuông trong chuyện tình cảm hoặc ngay trong môi trường học đường nhiều đối tượng đã manh động thực hiện những hành vi như lột đồ, bôi mắm tơm lên cơ thể người khác…

Ví dụ: Trần Thái Ngọc và Trần Thái Hà tuy là chị em song sinh (cùng sinh ngày 24/11/2000, thường trú tại thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) nhưng từ nhỏ cả hai chị em đã khơng hịa thuận nhau. Trần Thái Hà là em, lại bị bại liệt nên luôn được cha mẹ ưu tiên hơn so với Trần Thái Ngọc. Do đó, Trần Thái Ngọc rất ghét Hà và đã nhiều lần chửi mắng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của Hà. Ngày 22/8/2017, Ngọc viết một bài văn mô tả Hà “q” và “ăn bám” gia đình. Sau đó, Ngọc sao chép thành nhiều bản gửi cho nhiều học sinh trong lớp học thêm. Ngày 29/08/2017, Chủ tịch thị trấn Chơn Thành đã ra Quyết định số 21/QĐ-XPVPHC xử phạt Ngọc số tiền 1.250.000 đồng về hành vi “phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh

nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên trong gia đình” theo điểm c

khoản 1 Điều 51 Nghị định số Nghị định số 167/2013/NĐ-CP40. “Hành vi khác” được nói đến ở đây là hành vi viết bài văn mô tả về Hà, sao chép thành nhiều bản và gửi cho nhiều học sinh trong lớp học thêm của Ngọc.

Hai là, hành vi gián tiếp thông qua các công cụ mạng xã hội, mạng internet.

Đây là một loại hành vi mới xuất hiện cùng với sự phát triển của mạng xã hội, mạng internet hay báo chí và các phương tiện truyền thông “lề trái”. Loại hành vi gián tiếp này thường khó phát hiện người thực hiện và hậu quả xảy ra mang tính “vơ hình”. Cụ thể người thực hiện hành vi có thể viết ra những bài báo, bài viết, video

39

Thanh Xuân, “Xử phạt hành chính vụ “cơ giáo” chửi mắng học sinh 25 triệu đồng”, http://nhandan.com.vn/giaoduc/item/36334002-xu-phat-hanh-chinh-vu-co-giao-chui-mang-hoc-sinh-25-trieu- dong.html, truy cập ngày 12/6/2018.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân (Trang 43 - 48)