Cao Vũ Minh (2018), “Nhận diện tính hợp pháp và tính hơp lý của các biện pháp khắc phục hậu quả do Chính phủ quy định”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 17.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân (Trang 48 - 54)

(nguyên bản hoặc được cắt, ghép có chủ ý) đăng trên các báo, tạp chí, mạng xã hội và các trang mạng khác có nội dung thơng tin bịa đặt, sai sự thật nhằm tạo nên dư luận xấu, hạ thấp danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác. Đáng nói hơn, nhiều đối tượng chỉ có ý đồ muốn nổi tiếng, câu “Like, Share” trên trang mạng xã hội Facebook nên đã thực hiện hành vi trên. Lấy ví dụ, khoảng 19 giờ 30 phút ngày 29/10/2017, trên mạng xã hội Facebook, trong nhóm cơng khai bien19.biz, tài khoản “Văn Hồn” đăng tải hai đoạn clip có nội dung “Cảnh sát giao thơng Cơng an huyện Hạ Hồ, tỉnh Phú Thọ đứng thổi nồng độ cồn trước cổng đám cưới”. Người quay clip còn đăng tải các nội dung trên lên Youtube thơng qua tài khoản có tên “Người đưa tin”. Ngay sau khi các clip trên được đăng lên mạng Internet, hàng trăm lượt cá nhân đã chia sẻ đến nhiều nhóm như “Đình Sang và những người bạn”, “Hội lái xe đất Tổ”, “Thời sự nóng”, “Hóng biến TV”. Đáng chú ý, người đàn ơng quay clip đã có nhiều lời lẽ thơ tục, xúc phạm lực lượng thực thi nhiệm vụ. Đoạn clip trên đã thu hút hàng trăm lượt cá nhân bình luận, chia sẻ, trong đó nhiều ý kiến bình luận với thái độ tiêu cực, gây hiểu nhầm, bức xúc cho người xem. Sau đó, Phịng Cảnh sát hình sự Cơng an tỉnh Phú Thọ vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Bùi Văn Hồn (30 tuổi, hộ khẩu thường trú khu 4, xã Lệnh Khanh, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ) về hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác quy định tại điểm g, khoản 3, điều 66, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP41.

Như đã phân tích ở trên, hiện nay hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác tăng lên về số lượng đồng thời đa dạng về cách thức thực hiện. Có thể thấy đây là sự ảnh hưởng tiêu cực từ các luồng tư tưởng, video, bài viết liên quan đến các hành vi trên, cộng với sự thiếu hiểu biết của người dân đã khiến cho tình hình vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác tăng lên.

2.1.1.2. Những nguyên nhân của hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân

Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân là một bộ phận nhỏ trong tất cả các hành vi được pháp luật hành chính quy định. Tuy rằng khơng có được con số cụ thể và tỉ lệ hành vi xúc phạm danh dự, nh"ân phẩm và uy tín của cá

41 Nguyễn Chung, “Xử phạt đối tượng tung tin thất thiệt nhằm bôi nhọ CSĐT”, http://cand.com.vn/Ban-tin-113/Xu-phat-doi-tuong-tung-tin-that-thiet-nham-boi-nho-CSGT-466363, truy cập ngày 15/3/2018. 113/Xu-phat-doi-tuong-tung-tin-that-thiet-nham-boi-nho-CSGT-466363, truy cập ngày 15/3/2018.

nhân trên tổng số hành vi vi phạm hành chính, nhưng trên cơ sở nguồn thơng tin về các vụ việc xử lý vi phạm hành chính về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân trên báo chí và thực tiễn thu thập được có thể cho thấy đang có sự tăng lên biến động về số lượng của hành vi này. Qua tổng hợp các vụ việc xảy ra hành vi xúc phạm, danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân có thể tổng hợp một số nguyên nhân làm cho tình hình hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân này đang tăng lên hiện nay như sau:

Thứ nhất, sự xuống cấp trong văn hóa ứng xử của một bộ phận người dân cộng với sự phát triển bùng nổ của internet và mạng xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được thực hiện một cách dễ dàng với tính chất ngày càng phức tạp. Đây một “thế giới” riêng biệt mà mọi người có thể khơng biết chính xác người đang tương tác với mình là ai. Xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt khác, nhiều cá nhân đã tận dụng internet để bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân khác bằng nhiều hình thức như đăng tải hình ảnh, video, các nội dung văn bản sai sự thật. Đồng thời, chính internet cũng là khởi đầu cho những mâu thuẫn giữa những cá nhân khơng có mâu thuẫn trước đó.

Thứ hai, pháp luật về xử phạt hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân còn nhiều bất cập, ranh giới giữa pháp luật hình sự và pháp luật hành chính để xử lý hành vi này là rất mong mạnh tạo nên sự dè đặt trong áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền. Khi pháp luật còn chưa rõ ràng, cơ quan áp dụng pháp luật chưa “mạnh tay” thì việc các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân tăng lên là điều tất yếu.

Thứ ba, sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật vẫn còn thấp ở một bộ phận không nhỏ người dân. Một bộ phận người dân hiện nay vẫn còn tâm lý coi thường pháp luật, cho rằng “lời nói gió bay” khó xử lý hoặc pháp luật không thể xử lý những hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân đó. Nguyên nhân này xuất phát từ chế tài của pháp luật chưa đử sức răn đe và sự quyết liệt của các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm chưa đủ mạnh.

Thứ tư, hành vi vi phạm xảy ra cịn có thể xuất phát từ sự cạnh tranh khơng

lành mạnh trong hoạt động kinh doanh, thương mại hoặc vì động cơ vụ lợi. Trong thời buổi kinh tế thị trường, giữa các cá nhân phải bằng mọi cách cạnh tranh với nhau để giành lợi ích kinh tế cho mình. Đây là nguyên nhân phổ biển nhất dẫn đến hành vi trên. Nó có thể xảy ra trong các mối quan hệ buôn bán giữa những tiểu

thương, thương nhân hoặc lớn hơn là giữa các doanh nghiệp. Cũng chính ngun nhân này, người thân trong gia đình có thể quay sang chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.

Tóm lại, xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan của người thực hiện hành vi và những nguyên nhân khách quan như: điều kiện kinh tế - xã hội, pháp luật, hành vi áp dụng pháp luật… đã làm cho tình hình vi phạm pháp luật hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân đã và đang tăng lên.

2.1.2. Những bất cập của các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân

Q trình nghiên cứu quy định pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân đã được đề cập ở Chương 1 so với thực tiễn áp dụng pháp luật, tình hình vi phạm cùng với sự tham khảo quan điểm của các nhà làm luật, luận văn đưa ra những hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật về xử phạt hành chính đối với hành vi xúc phạm, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân hiện nay như sau:

Thứ nhất, xử phạt hành chính đối với hành vi xúc phạm, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được quy định tản mạn ở nhiều văn bản, dễ gây nhầm lẫn trong quá trình áp dụng pháp luật.

Trên cơ sở những quy định pháp luật liệt kê cụ thể ở mục 1.3 nêu trên cho thấy ngoài quy định xử phạt mang tính áp dụng chung, bao quát các quan hệ xã hội ở Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì các văn bản khác như Nghị định số 174/2013/NĐ-CP và Nghị định số 138/2013/NĐ-CP lại áp dụng riêng ở lĩnh vực đặc thù. Chính việc quy định rải rác này dễ tạo nên sự không thống nhất trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Cùng một hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân nhưng lại có nhiều văn bản pháp luật khác nhau điều chỉnh. Việc này có thể hiểu rằng dù là cùng một hành vi nhưng nếu được thực hiện ở những môi trường khác nhau, bởi những chủ thể khác nhau, bằng những phương thức khác nhau thì sẽ được điều chỉnh bởi những văn bản pháp luật khác nhau.

Một điểm bất cập khác có thể dễ nhận thấy là ở Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, đó là có sự phân loại về đối tượng xử phạt đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, cụ thể là quy định tại Điều 5 và Điều 51. Điều 5 được quy định áp dụng đối với các chủ thể là cá nhân nói chung, cịn Điều 51 được quy định áp dụng chung cho chủ thể là các thành viên trong gia đình. Đây có thể được xem là ngoại lệ của Nghị định này. Tuy nhiên, chính ngoại lệ này cũng là bất cập mà tác giả muốn

đề cập đến. Câu hỏi đặt ra là có nhất thiết phải có sự chia tách, phân loại đối tượng như vậy hay không khi hành vi vi phạm hành chính là như nhau và mục đích xử phạt là như nhau. Cách quy định tản mạn như hiện nay dễ gây ra sự nhầm lẫn, gây khó khăn cho việc tra cứu khi áp dụng các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Ví dụ như vụ việc xảy ra ở trường mầm non Sen Vàng, chủ thể có thẩm quyền đã áp dụng sai quy định của pháp luật khi xử phạt các cá nhân vi phạm. Cụ thể:

Vào ngày 8/01/2017, tại nhóm lớp mầm non Sen Vàng (phường Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã xảy ra vụ việc hai cơ giáo Đặng Thị Bình, Nguyễn Thị Hồng Ngát dùng dép, vật cứng đập vào đầu, mặt của hai trẻ kèm lời đe dọa, quát tháo. Sự việc được cơ quan chức năng phát hiện, xử lý khi mạng xã hội đăng tải video dài gần 2 phút ghi lại vụ việc trên. Hai giáo viên Ngát và Bình bị cho nghỉ việc từ ngày 05/02/2017. Đến ngày 06/02/2017, trường Sen Vàng bị tạm đình chỉ hoạt động. Cơng an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết quá trình điều tra xác định hành vi bạo hành với học sinh của hai cơ giáo mầm non Đặng Thị Bình, Nguyễn Thị Hồng Ngát tại trường Sen Vàng có dấu hiệu của tội “Hành hạ người khác”, tuy nhiên chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự, Cơng an quận Hai Bà Trưng ra Quyết định xử phạt hành chính với hai giáo viên về hành vi “Xâm hại đến sức khỏe của người khác” theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP, mỗi người 2,5 triệu đồng42.

Khơng nói đến việc có truy cứu trách nhiệm hình sự hay khơng, trong vụ việc nêu trên, cơ quan có thẩm quyền đã có sự nhầm lẫn trong việc xác định hành vi vi phạm và căn cứ pháp lý khi xử phạt vi phạm hành chính hai giáo viên trường mầm non Sen Vàng là chưa hợp lý. Sự bất hợp lý này thể hiện ở chỗ:

(1) Theo quy định tại điểm e khoản 2 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì hành vi “xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác” sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Trong khi đó, Cơng an quận Hai Bà Trưng lại xử phạt mỗi người tới 2.500.000 đồng là không đúng với quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP vì mức phạt này cao hơn gấp đôi mức phạt được quy định;

42 Phương Sơn, “Cô giáo mầm non đánh dép vào mặt trẻ bị xử phạt 2.5 triệu đồng”, https://nexpress.net/tin-tuc/phap-luat/co-giao-mam-non-danh-dep-vao-mat-tre-bi-phat-2-5-trieu-dong-3547770.html, truy cập lần tuc/phap-luat/co-giao-mam-non-danh-dep-vao-mat-tre-bi-phat-2-5-trieu-dong-3547770.html, truy cập lần cuối ngày 5/7/2018.

(2) Bên cạnh việc xâm hại đến sức khỏe của người khác, mà cụ thể ở đây là trẻ nhỏ đang được chăm sóc tại trường mầm non Sen Vàng, hành vi nêu trên của hai giáo viên trường mầm non Sen Vàng có dấu hiệu xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng cơ quan có thẩm quyền lại khơng xử lý đối với hành vi này.

Theo tác giả, hành vi nêu trên là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nên cần áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 138/2013/NĐ- CP để xử phạt đối với hành vi “Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học”, với mức xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Thứ hai, quy định của pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân tương đối đa dạng nhưng tính khả thi khơng cao. Khó khăn lớn nhất của các nhà làm luật, xuất phát từ việc hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín này thơng thường biểu hiện ở dạng “lời nói”, nên trong thực tế để có cơ sở xử lý là cực kỳ khó khăn. Địi hỏi kỹ thuật lập pháp cực kỳ chắc chắn để có thể ràng buộc chủ thể vi phạm. Lấy ví dụ quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP như sau: “Phạt tiền từ 500.000

đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.”. Vậy thực tiễn áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm

hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân xác định mức độ lăng mạ, chửi bới thành viên trong gia đình như thế nào thì sẽ bị xử lý? Muốn có căn cứ để xử lý cần có bằng chứng, người đứng ra tố cáo hoặc cơ quan chức năng trực tiếp phát hiện và xử lý. Cách thức tổ chức của lực lượng cán bộ địa phương, cơng an địa phương có đảm bảo theo sát từng gia đình để phát hiện xử lý, trong khi đó tâm lý của người Việt Nam là khơng muốn “vạch áo cho người xem lưng”. Ở Nghị định số 174/2013/NĐ-CP, mức phạt tiền tối thiểu là 10.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được xem là khó có tính khả thi nếu áp dụng đối với cá nhân vì nhìn chung đa phần người vi phạm thường có thu nhập thấp, điều kiện kinh tế hạn chế. Mức phạt tiền nếu có thì cũng chỉ khả thi khi áp dụng đối với chủ thể vi phạm hành chính đối với hành vi này là tổ chức. Đây chỉ là một trong số hàng loạt các quy định của pháp về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân khó áp dụng trong thực tiễn.

Thứ ba, cùng một hành vi là xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá

Theo bảng tổng hợp các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành đã được trình bày ở mục 1.2.1 thì cách quy định chế tài xử phạt của các Nghị định là khác nhau, đặc biệt các chế tài khơng tương ứng, thống nhất mà có sự chênh lệnh nhau khá lớn. Cụ thể, cùng là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân nhưng nếu áp dụng theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì có thể chỉ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)