Khoả n2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân (Trang 41 - 43)

32

khung tiền phạt thấp nhất áp dụng là từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân và 200.000 đồng đến 600.000 đồng đối với tổ chức. Còn theo quy định tại khoản 2 Điều 19 và khoản 2 Điều 21 Nghị định số 138/2013/NĐ-CP , hình thức phạt cảnh cáo khơng được quy định và hình thức phạt tiền được quy định với mức tiền phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; và mức phạt tiền theo điểm a khoản 3 Điều 64 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP là từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Như vậy, trừ hình thức phạt cảnh cáo được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP khơng phải lập biên bản thì các hình thức xử phạt khác được theo các quy định nêu trên đều phải được lập biên bản.

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản: được áp dụng đối với

hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính khơng thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 201233. Như đã đề cập ở trên, có thể thấy đa số các vi phạm hành chính về xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân đều phải thực hiện theo thủ tục lập biên bản. Theo đó, sau khi buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính, nếu nhận thấy hành vi vi phạm khơng thuộc trường hợp xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục khơng lập biên bản thì người có thẩm quyền đang thi hành cơng vụ phải nhanh chóng lập biên bản vi phạm hành chính. Biên bản vi phạm hành chính được xem là cơ sở, căn cứ cho việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính một các khách quan, chính xác.

Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trường trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm khơng ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định nêu trên phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho các nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính

33

không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt. Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản cịn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó34.

Theo quy định tại Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Biện pháp giải trình chỉ được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền xử dụng giấy phép35, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng mức phạt tiền đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức. Khi các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có u cầu giải trình trong thời hạn quy định thì người có thẩm quyền xử phạt phải có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình trước khi ra quyết định xử phạt36. Thời hạn để gửi u cầu giải trình là khơng q 05 ngày đối với trường hợp giải trình bằng văn bản và khơng q 02 ngày làm việc đối với trường hợp giải trình trực tiếp, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính37. Có một sự khác biệt trong quy định về thời hạn giải trình, đó là, đối với trường hợp giải trình bằng văn bản thì luật quy định “05 ngày” (tức là kể cả ngày nghỉ) còn đối với trường hợp giải trình trực tiếp thì là “02 ngày làm việc” (tức là không bao gồm ngày nghỉ). Không rõ việc quy định khác nhau như vậy có ý nghĩa gì nhưng vơ hình chung đã tạo nên sự khơng thống nhất trong quy của pháp luật.

Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà khơng thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân (Trang 41 - 43)