Nguyễn Cảnh Hợp (chủ biên) (2015), Bình luận khoa học Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, tập 1, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr 20.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân (Trang 35 - 40)

Nghị định số 138/2013/NĐ-CP và Nghị định số 174/2013/NĐ-CP thì chủ thể có thẩm quyền xử lý sẽ có thêm Thanh tra chuyên ngành.

Có thể thấy rằng, số lượng chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là rất đa dạng. Tuy nhiên, trong thực tế thì chủ thể thường xuyên thực hiện xử lý vi phạm là những người có thẩm quyền trong cơ quan Cơng an nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Điều 67 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp với các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền với mức tiền phạt khác nhau tùy thuộc vào thẩm quyền cụ thể của từng chủ thể, bên cạnh đó là hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Cụ thể, đối với vi phạm hành chính về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 4.000.000 đồng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 20.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 40.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.

Điều 28 Nghị định số 138/2013/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp cũng với các hình thức xử phạt chính bên cạnh các hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến mức tối đa là 5.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị khơng vượt quá mức tiền phạt tối đa nêu trên. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến mức tối đa là 50.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị khơng vượt quá mức tiền phạt tối đa nêu trên. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến mức tối đa 100.000.000; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp.

Điều 96 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP chỉ quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh có quyền áp dụng các biện pháp xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền không vượt quá 100.000.000 đồng (cấp huyện), 200.000.000 đồng (cấp tỉnh), đồng thời có thể áp dụng các hình thức phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Thẩm quyền xử phạt của lực lượng Công an nhân dân

Theo quy định tại Điều 66 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, địa bàn phụ trách, lĩnh vực quản lý thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực anh ninh, trật tự, an tồn xã hội của lực lượng Cơng an nhân dân bao gồm những chủ thể sau:

- Chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành nhiệm vụ có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 400.000 đồng.

- Trạm trưởng, Đội trưởng có quyên: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 1.200.000 đồng.

- Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Cơng an có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 2.000.000 đồng; áp dụng hình thức phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng.

- Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phịng Cơng an cấp tỉnh: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phịng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 8.000.000 đồng; áp dụng hình thức phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 8.000.000 đồng.

- Giám đống Cơng an cấp tỉnh có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 20.000.000 đồng; áp dụng hình thức phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 8.000.000 đồng.

Theo quy định tại Điều 97 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP, chiến sĩ Cơng an nhân dân có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền không vượt quá 1.000.000 đồng. Đội trưởng của chiến sĩ Cơng an nhân dân có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền không vượt quá 3.000.000 đồng. Trưởng Cơng an cấp xã, Trưởng đồn Cơng an có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền không vượt quá 5.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương

tiện không vượt quá 5.000.000 đồng. Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền không vượt quá 40.000.000 đồng; áp dụng hình thức phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 40.000.000 đồng. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền khơng vượt q 100.000.000 đồng; áp dụng hình thức phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng; áp dụng hình thức phạt trục xuất. Cục trưởng Cục Cảnh sát phịng, chống tội phạm sử dụng cơng nghệ cao, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền không vượt quá 200.000.000 đồng; áp dụng hình thức phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Riêng Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngoài quy định thẩm quyền của Ủy ban nhân dân và Thanh tra chun ngành thì khơng quy định thẩm quyền của Công an nhân dân.

Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành

Nghị định số 138/2013/NĐ-CP và Nghị định số 174/2013/NĐ-CP là những quy định dành cho các lĩnh vực đặc thù. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân trong lĩnh vực này cũng có tính đặc thù riêng. Do đó, pháp luật quy định thêm thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Thanh tra chuyên ngành. Cụ thể:

Tại Điều 29 Nghị định số 138/2013/NĐ-CP quy định: Thanh tra viên đang thi hành cơng vụ có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến mức tối đa là 500.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị khơng vượt quá 500.000 đồng. Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến mức tối đa là 50.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị khơng vượt q 50.000.000 đồng. Trưởng đồn thanh tra chun ngành cấp Sở có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến mức tối đa là 50.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị

khơng vượt q 50.000.000 đồng. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến mức tối đa là 70.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị khơng vượt q 70.000.000 đồng. Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến mức tối đa là 100.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Ở Nghị định số 174/2013/NĐ-CP, thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành được quy định đầu tiên của Chương về Thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, Thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông đang thi hành cơng vụ có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền không vượt quá 1.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị khơng vượt quá 1.000.000 đồng. Chánh Thanh tra Sở Thơng tin và Truyền thơng; Trưởng đồn thanh tra chuyên ngành của Sở Thông tin và Truyền thơng; Trưởng đồn thanh tra chuyên ngành của Cục Viễn thông, Cục Phát thanh, truyền hình và thơng tin điện tử có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền không vượt quá 100.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị khơng vượt q 100.000.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Thơng tin và Truyền thơng có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền không vượt quá 140.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị khơng vượt q 140.000.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thơng tin điện tử có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền không vượt quá 200.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Có thể thấy rằng, với cùng một hành vi vi phạm là xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân nhưng được quy định ở các lĩnh vực khác nhau. Ở mỗi lĩnh vực, thẩm quyền xử phạt được pháp luật quy định tương đối giống nhau (từ một số chủ thể đặc thù) nhưng hình thức xử phạt do các chu thể có thẩm quyền, bên cạnh những hình thức giống nhau (phạt cảnh cáo, phạt tiền) thì pháp luật vẫn có những quy định tương đối khác nhau. Chẳng hạn, hành vi vi phạm phạm hành chính

trong linh vực an ninh, trật tự, an tồn xã hội sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền thấp hơn rất nhiều so với hành vi được thực hiện ở lĩnh vực giáo dục hay lĩnh vực bưu chính, viễn thơng, cơng nghệ thơng tin. Nghĩa là chủ thể có thẩm quyền xử phạt là tương đối giống nhau (Công an nhân dân, Ủy ban nhân dân) nhưng mức xử phạt mà các chủ thể có thẩm quyền được áp dụng là khác nhau nếu như khơng muốn nói là có sự chênh lệch khá lớn.

1.2.5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là khoảng thời gian do pháp luật quy định trong đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân hay tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính30. Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là khoảng thời gian do pháp luật quy định trong đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân hay tổ chức thực hiện hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Cụ thể, theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là 01 năm.

Có một điểm bất cập trong quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 mà tác giả muốn đề cập là vấn đề liên quan đến thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến. Điểm c Khoản 1 Điều 6 quy định: “Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ

quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính”. Quy định này tiềm ẩn khá

nhiều bất ổn, bởi thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân chỉ có 01 năm nhưng thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét lại được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Điều này dễ dẫn đến trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính của cá nhân đến chủ thể có thẩm quyền khi đã quá 01 năm của thời hiệu xử phạt và chủ thể có thẩm quyền khơng thể xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm vì đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Thiết nghĩ, cần

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân (Trang 35 - 40)