Và 68 Phạt tiền từ

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân (Trang 54 - 63)

đồng đến 10.000.000 đồng và theo Nghị định số 174/2013/NĐ-CP là từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, tức là ở mức phạt khá cao.

Danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người là như nhau, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là ngang nhau, nên pháp luật không thể quy định mức xử phạt khác nhau với cùng một vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Ngồi ra, việc pháp luật phân chia đối tượng bị xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín như trên để đưa ra các mức xử phạt khác nhau tạo nên một sự bất công bằng giữa các công dân với nhau khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.

Bảng 4. Mức phạt tiền đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân theo quy các Nghị định hiện hành

Nghị định số 167/2013/NĐ-CP Nghị định số

138/2013/NĐ-CP

Nghị định số 174/2013/NĐ-CP

Điều 5 Điều 51 Điều 19 và Điều 21 Các Điều 64, 65,

66 và 68 Phạt tiền từ Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Việc quy định nhiều mức phạt tiền ở nhiều văn bản khác nhau là hoàn toàn trái với quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính: “Hành vi vi phạm hành chính phải được quy định tại các nghị

hợp với tính chất vi phạm của hành vi đó. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực này nhưng do tính chất vi phạm đặc thù của hành vi đó, thì có thể quy định và xử phạt trong nghị định xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực khác. Trong trường hợp này, hình thức, mức xử phạt quy định phải thống nhất với quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính của lĩnh vực quản lý nhà nước tương ứng”. Theo đó, hành vi vi phạm hành chính ở lĩnh vực này có thể được quy

định và xử phạt vi phạm hành chính ở lĩnh vực khác nhưng phải đảm bảo hình thức xử phạt, mức sử phạt phải có sự thống nhất giữa các lĩnh vực. Mặc dù quy định này khá rõ ràng, cụ thể nhưng với cách quy định mức xử phạt giữa các Nghị định số 138/2013/NĐ-CP, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP và Nghị định số 174/2013/NĐ- CP như hiện nay là khơng có sự thống nhất, thậm chí có độ vênh nhau khá lớn.

Thứ tư, việc xây dựng các chế tài chỉ mang tính định tính mà khơng có tính

định lượng, dễ tạo nên sự tùy nghi của các cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định và áp dụng mức xử phạt.

Theo đó, bất cập hiện nay của các quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân hiện nay là việc xây dựng các chế tài xử phạt cịn mang tính định tính mà khơng có tính định lượng. Ví dụ, hành vi “tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm” được quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 51 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng. Mức phạt này được quy định mang tính chung chung mà khơng lượng hóa được cụ thể mức tiền phạt tương ứng với số lượng tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư bị phát tán nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình. Nghĩa là, dù phát tán 1 tài liệu, tư liệu hay 100 tài liệu, tư liệu thuộc bí mật đời tư thì mức tiền phạt cũng chỉ từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng, trong khi mức độ nghiêm trọng giữa việc phát tán 1 tài liệu, tư liệu với 100 tài liệu, tư liệu này là khác nhau. Đây là điểm khác biệt của quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân so với các quy định xử phạt vi phạm hành chính khác. Chẳng hạn, Nghị định số 46/2016/NĐ-CP cảu Chính phủ ngày 26/5/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ và đường sắt quy định mức phạt tiền đối với hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ: từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (điểm a Khoản 3 Điều 5) hoặc từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá

tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (điểm đ Khoản 6 Điều 5). Hay Nghị định số

185/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định mức phạt tiền đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm: từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có

giá trị dưới 1.000.000 đồng, từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng, từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng43Theo đó, mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP và Nghị định số 46/2016/NĐ-CP được quy định trên cơ sở có sự định lượng hóa hành vi vi phạm. Việc lượng hóa được hành vi vi phạm ở từng mức độ khác nhau đã xây dựng được các chế tài xử phạt phù hợp. Đây là điều mà các Nghị định số 138/2013/NĐ-CP, 167/2013/NĐ-CP, 174/2013/NĐ-CP chưa làm được khi quy định hình thức xử phạt nói chung đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Bất cập này là một trong những nguyên nhân tạo nên sự tùy nghi của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc áp dụng hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm mà vụ việc ở trường mầm non Sen Vàng đã nêu ở trên là một ví dụ.

Thứ năm, quy định về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với

hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là khơng có tính thống nhất. Cụ thể:

- Về hình thức xử phạt, mặc dù Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định cụ thể các hình thức xử phạt chính (cảnh cáo, phạt tiền) và các hình thức phạt bổ sung nhưng các Nghị định số 138/2013/NĐ-CP, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP lại khơng có sự thống nhất trong việc quy định áp dụng các hình thức xử phạt.

Điều 19 và Điều 21 ghị định số 138/2013/NĐ-CP chỉ quy định áp dụng một hình thức xử phạt chính là phạt tiền, khơng quy định áp dụng hình thức phạt bổ sung. Nghị định số 138/2013/NĐ-CP quy định áp dụng hai hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và cũng khơng quy định áp dụng hình thức phạt bổ sung Nghị định số 174/2013/NĐ- CP chỉ quy định một hình thức phạt chính là phạt tiền và có quy định hình thức phạt

43

bổ sung. Rõ ràng cùng một hành vi vi phạm là xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân nhưng quy định về hình thức xử phạt ở từng nghị định nêu trên là khác nhau, nơi thì quy định áp dụng hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền nơi thì chỉ áp dụng hình thức phạt tiền, nơi thì quy định có hình thức phạt bổ sung nơi thì khơng có quy định.

- Về biện pháp khắc phục hậu quả, các Nghị nêu trên cũng khơng có sự thống nhất trong việc quy định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngồi việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả (điểm a Khoản 2 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012), nhưng khơng phải quy định nào về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân cũng có quy định về biện pháp khắc phục hậu quả. Chẳng hạn, Nghị định số 138/2013/NĐ-CP , biện pháp khắc phục hậu quả được quy định ở những điều đầu tiên (phần quy định chung) nhưng đối với hình vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân theo Điều 19, Điều 21 thì khơng có quy định. Hay ở Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được nhắc đến ở quy định của Điều 51 và Điều 58. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân cũng chỉ được nhắc đến ở Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP. Như vậy, trường hợp nếu có vi phạm hành chính xảy ra đối với loại hành vi này và đã có hậu quả xảy ra trên thực tế nhưng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính khơng quy định biện pháp khắc phục hậu quả thì bắt buộc cơ quan có thẩm quyền phải giải quyết theo chế tài dân sự, nhưng về bản chất thì chế tài dân sự lại không mạnh bằng chế tài hành chính, nên sẽ dễ dẫn đến việc kéo dài trong giải quyết vụ việc.

- Về nội hàm của các quy định liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính đối

với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân cũng khơng có sự

thống nhất. Điều này có thể thấy rõ ở quy định tại điểm a khoản 4 Điều 65 và Điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP. Theo đó, điểm a khoản 4 Điều 65 quy định phat tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi “Chủ động cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm

uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân”. Điểm g khoản 3

Điều 66 quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa,

tín của người khác”. Điểm khơng thống nhất mà tác giả muốn nói đến ở đây là yếu

tố “uy tín” được nhắc đến ở các quy định nêu trên: Điểm a khoản 4 Điều 65 chỉ đề cập đến “uy tín” của tổ chức, cơ quan còn ở Điểm g Khoản 3 Điều 66, “uy tín” được nhắc đến bao gồm của cả tổ chức và cá nhân.

Như vậy, phải chăng đang có một mơ-tp chung mang tính tùy nghi của các nhà làm luật trong việc đưa ra các quy định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cũng như các hình thức xử phạt và kể cả nội hàm của các quy định.

Thứ sáu, ranh giới giữa xử lý hành chính và hình sự đối với hành vi xúc phạm,

danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân khơng rõ ràng, khó xác định. Như đã trình bày ở Chương 1, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân xảy ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và được điều chỉnh bởi nhiều quy định khác nhau. Bên cạnh pháp luật hành chính thì pháp luật hình sự và pháp luật dân sự cũng có điều chỉnh loại hành vi này. Đây là một yếu tố gây nên sự khó khăn trong việc xác định ranh giới để xử lý, nhất là ranh giữa xử lý hành chính và xử lý hình sự.

2.1.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân ở Việt Nam

Để có một con số thống kê cụ thể về việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân thì trong khả năng nghiên cứu của Luận văn không đáp ứng được, tuy nhiên Luận văn thu thập được một số Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và Bảng tổng hợp số liệu về xử phạt vi phạm hành chính năm 2016 và 06 tháng đầu năm 2017 ở Thành phố Hồ Chí Minh của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với thực tiễn các vụ việc xảy ra được cập nhật liên tục trên báo chí hiện nay về tình trạng vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân44. Đối với một số địa phương khác, tác giả cũng đã liên hệ để tìm hiểu và thu thập các số liệu thực tế ở một số địa phương nhưng cho đến nay, khơng có địa phương nào có báo cáo hay con số thống kê cụ thể liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân.

Thực tiễn áp dụng pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân ở Việt Nam cho thấy, sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật đã tạo điều kiện tốt nhất để phát hiện và xử lý các hành vi này nhưng ngược lại các vụ việc xử phạt vi phạm

44

hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân hiện nay là rất ít. Trên cơ sở phân tích những bất cập của pháp luật cũng như thực tiễn một số vụ việc đã được xử lý trong thời gian qua, trong giới hạn nghiên cứu của mình, luận văn nêu lên một số khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân thường diễn ra một cách nhanh chóng nên việc chủ động phát hiện giống các vụ việc “bắt quả tang” như các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác (giao thơng, hàng gian hàng giả…) là rất khó khăn. Đồng thời, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật còn nhiều hạn chế, chẳng hạn như hệ thống camera giám sát ở khu vực công cộng ở Việt Nam hiện nay chưa đảm bảo để các cơ quan chứng năng phát hiện và kịp thời xử lý khi có vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân xảy ra.

Thứ hai, công tác thu thập, đánh giá các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân làm cơ sở cho việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này là rất khó khăn. Nếu như việc việc thu thập các tài liệu, chứng cứ liên quan đến các hành vi vi phạm hành chính khác như hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm, kinh doanh trái phép…, được thực hiện dễ dàng vì thường có sẵn ở nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính, thì việc thu thập các tài liệu, chứng cứ liên quan làm cơ sở để xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là cực kỳ khó khăn. Đặc biệt là các vụ việc mà người thực hiện hành vi dùng lời nói để xúc phạm, danh dự,

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân (Trang 54 - 63)