Nâng cao trình độ phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút vốn fdi của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 73 - 78)

Đây chính là một trong những khâu có tính chất quan trọng ảnh hưởng tới việc thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI. Việc thu hút vốn FDI vào những ngành công nghệ cao đã và đang trở thành xu thế tất yếu, không thể thay thế được. Để đáp ứng được đòi hỏi này, Việt Nam cần có một lực lượng đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, nắm vững trình độ chuyên môn, có khả năng vận dụng những khoa học công nghệ mới vào hoạt động sản xuất. Nhìn sang nước láng giềng Trung Quốc, bên cạnh việc chú trọng và bồi dưỡng nhân tài, Trung Quốc còn chú trọng ở khâu thu hút nhân tài về phục vụ đất nước. Thiết nghĩ, Tổ quốc ta cũng có không ít nhân tài, nếu có thể thu hút được lực lượng này về phục vụ Tổ quốc thì nhất định sẽ tạo được sức bật cho nền kinh tế. Việt Nam cũng đã nhận ra được điều này xong còn cần nhiều hơn nữa những biện pháp để khuyến khích cho nhân tài phát triển. Một trong những biện pháp hiện nay đó chính là để học sinh, sinh viên ra nước ngoài du học. Việc để cho giới trẻ được tiếp xúc với văn minh, tri thức nhân loại sẽ

giúp họ có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình thế giới cũng như Việt Nam, từ đó đề ra được những hướng đi, cách làm phục vụ cho công cuộc hiện đại hóa và đổi mới đất nước. Chính phủ Việt Nam cần xúc tiến hơn nữa các chương trình giáo dục liên kết với nước ngoài, nhờ các nước bạn đào tạo nguồn lực tri thức cho Việt Nam, đồng thời cũng tạo những chính sách khuyến khích Kiều bào, du học sinh quay về phục vụ Tổ quốc. Chất lượng nguồn nhân lực của Việt còn nhiều hạn chế, việc học tập các chính sách từ Trung Quốc là hết sức cần thiết.

3.4.6. Thu hút Việt Kiều về đầu tƣ

Kiều bào với vốn, khoa học kĩ thuật là nguồn lực quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước. Kiều bào cũng là bộ phận không thể tách rời của dân tộc ta. Song một lực lượng Kiều bào vẫn đang hiểu sai về Đảng và Nhà nước ta. Chúng ta cần :

Tăng cường tiếp xúc, tọa đàm, xin ý kiến của Kiều bào về xây dựng đất nước.

Tổ chức truyền đạt thông điệp đổi mới, cải cách kinh tế đất nước. Tạo thêm những ưu đãi để Kiều bào hồi hương.

KẾT LUẬN

Trong hoạt động thu hút FDI ở bất cứ quốc gia nào cũng đều có tính hai mặt, đều có thành công và thất bại, đều có điểm được và những điểm còn hạn chế. Và trong hoạt động thu hút FDI của Trung Quốc cũng vậy, song chúng ta có thể nhìn nhận một cách tổng quan rằng hoạt động thu hút FDI ở Trung Quốc đã đạt được những mục tiêu cơ bản như tạo nguồn vốn cho đầu tư xây dựng đất nước, tạo công ăn việc làm, đổi mới hệ thống sản xuất, tạo sức bật và du nhập khoa học kĩ thuật, nâng cao trình độ và ý thức lao động của công nhân, người lao động.

Trung Quốc đã thực hiện rất tốt vai trò của nước nhận đầu tư trong việc tạo điều kiện cho nhà đầu tư cũng như sử dụng vốn đầu tư :

Trung Quốc thu hút FDI có trọng điểm, tương ứng với khả năng của từng vùng cũng như khả năng hấp thụ vốn của địa phương và trên hết là phù hợp với ưu tiên của quốc gia trong từng thời kì.

Đa dạng hóa các luồng vốn huy động, sử dụng vốn có trọng điểm, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, huy động vốn vay với lãi suất hợp lí và cho vay ưu đãi, khuyến khích các dwj án có lợi ích dài hạn.

Có những chính sách ưu đãi và khuyến khích Hoa Kiều cũng như thu hút các tập đoàn, các công ty đa và xuyên quốc gia. Bên cạnh đó còn có các chính sách còn nhiều chính sách ưu đãi tương ứng với các mục tiêu trong từng thời kì kinh tế của Trung Quốc.

Chúng ta có thể thấy được những bài học từ Trung Quốc như cách họ huy động thu hút vốn, cách họ sử dụng vốn, các chính sách và các cách làm của họ. Vấn đề không phải là thu hút được bao nhiêu, mà là thu hút và sử dụng như thế nào, sử dụng sao cho hiệu quả. Quản lý và thu hút không bao giờ được tách rời nhau, chỉ một trong hai yếu tố lơ là sẽ dẫn tới giảm hiệu quả sử dụng vốn FDI. Bên cạnh việc thu hút, cần có những tác động hỗ trợ từ phía nước nhận đầu tư như Việt Nam, chúng ta cần tiếp xúc, gặp gỡ và trao đổi nhằm tháo gỡ những khó khăn, xích gần hơn nữa nhà đầu tư với chính quyền, với nước nhận đầu tư, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của họ. làm được như vậy, chúng ta sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn trong con mắt của các nhà đầu tư, một hình ảnh Việt Nam thân thiện, mến khách và sức lan tỏa của nó sẽ còn vươn xa hơn chứ không chỉ bó hẹp trong hoạt động đầu tư. FDI cũng chính là một cây cầu nối liền nhân dân hai nước, nối liền tình đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia trên thế giới, đóng vai trò tạo lập sự cân bằng, xóa nhòa khoảng cách giữa các quốc gia. Đây cũng chính là con đường đi còn nhiều chông gai nhưng có nhiều hứa hẹn cho Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU BẰNG TIẾNG VIỆT

1. Trung Quốc 20 năm cải cách mở cửa, cải cách chế độ sở hữu, Tề Quế

Trân, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001.

2. Trung Quốc nhìn lại một chặng đường phát triển, Jun Ma, NXB trẻ TP Hồ Chí Minh, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Trung tâm kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương 2002.

3. Phép lạ Trung Quốc - Chiến lược phát triển và cải cách kinh tế, Justin

Yifu Lin - Fang Cai - Zhou Li, NXB TP Hồ Chí Minh, Trung tâm kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, Thời Báo kinh tế Sài Gòn 1998.

4. Về cải cách mở cửa Trung Quốc, Lý Thiết Ánh, NXB KHXH Hà Nội

2002.

5. Trung Quốc 2020, Ngân hàng thế giới, NXB KHXH Hà Nội 2001.

6. Niên giám thống kê Trung Quốc 2010, 2011.

7. Việc thành lập các đặc khu kinh tế ở Trung Quốc, Nguyễn Minh Hằng, tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 5 / 1996.

8. Tạp chí “Nghiên cứu Trung Quốc” các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011.

9. Bản tin Trung Quốc các số năm 2008, 2009, 2010, 2011.

10. Giáo trình “Đầu tư nước ngoài”- Chủ biên: PTS. Vũ Chí Lộc, và bài giảng môn học -Trường đại học Ngoại thương.

11.Giáo trình “Kinh tế đầu tư” (Chủ biên: PGS.PTS. Nguyễn Ngọc Mai), trường ĐH KTQD.

12. Sách “Đầu tư nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”, PTS. Vũ Trường Sơn, NXB Thống kê.

13.Thực trạng và những vấn đề vận dụng các hình thức kinh tế tư bản nhà

nước trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, Vũ Tuấn Anh, Tư liệu Viện Kinh tế

học, Hà Nội 1997.

14.Số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam và của Tổng cục Thống kê Trung Quốc các năm từ 2000 đến 2011.

15. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và khu vực, nguyên nhân và tác động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1999.

16. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty xuyên quốc gia ở các nước

đang phát triển, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996.

17. Các báo: Đầu tư, Thời báo kinh tế Việt Nam, Lao Động, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Thông tấn xã Việt Nam.

18. Các báo cáo về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam năm

2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011 của Vụ Quản lý dự án và Vụ đầu tư nước

ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

20. “Tình hình kinh tế xã hội năm 2011”, Báo cáo của Tổng cục thống kê.

II. TÀI LIỆU BẰNG TIẾNG ANH

1. Barrell, R. and pain, n.1999. Trade restraints and Japanese Direct Investment Flows European Economic Review, 43, pp. 29-45.

2. Beneassy- quere, A., fontage, L. Lahreche- Revil, amina. Keywords: Exchange rate regime, FDI and C 1999. Exchange rate strategies in the competition for attracting FDI. cepII research center.

3. Blake, A.P. and Pain, N., Investigating structural changes in UK export performance: the role of innovation and direct investment. National Institute of Economic and Social Research.

4. Blonigen, B.A., 1997. Firm- Specific Assets and the Link Between Exchange Rates and foreign Direct Investment. American Economic Review, 87(3), pp. 447-465.

5. Brainard, S.L., 1993. A Simple Theory of Multinational Corporations and Trade with a Trade-Off Between Proximity and Concentration. National Bureau of

Economic Research Working Paper Series, No. 4269.

6. Carr, D.L., Markusen, J.R. and Maskus, K.e., 1998. Estimating the

Knowledge-Capital Model of the Multinational Enterprise. National Bureau of

Economic Research, Inc.

7. Caves, R.e., 1974. Multinational Firms Competition and Productivity in Host-Country Markets. Economica, 41, pp. 176-193.

8. Ceglowski, J. and Golub, S., 2007. Just How Low are China's Labour Costs?. The World Economy, 30(4), pp. 597-617.

9. Cheung, K. and Lin., 2004. Spillover effects of FDI on innovation in China: Evidence from the provincial data. China Economic Review, 15(1), pp. 25-44. 10.Dees, S., 1998. Foreign Direct Investment in China: Determinants and Effects. Economics of Planning, 31(2), pp. 175-94.

11. http://www.eastasiaforum.org/tag/chinese-fdi/ 12. https://www.uschina.org/statistics/fdi_cumulative.html 13. http://www.chinability.com/FDI.htm 14. http://www.reuters.com/article/2012/03/15/china-economy-fdi- idUSL4E8EE4S120120315 15.http://www.inderscience.com/search/index.php?action=record&rec_id=1 2732

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút vốn fdi của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 73 - 78)