Thu hút FDI tại Trung Quốc qua các giai đoạn

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút vốn fdi của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 29 - 78)

Hoạt động thu hút FDI của Trung Quốc có thể chia ra dựa trên quy mô vốn và đặc điểm của từng giai đoạn như sau:

2.2.1.1. Giai đoạn thăm dò ( 1979 -1985 )

Giai đoạn này, Trung Quốc mới bước vào giai đoạn đầu của cải cách kinh tế xã hội, thị trường Trung Quốc còn khá xa lạ đối với các nhà đầu tư, hệ thống các quan điểm kinh tế của Trung Quốc còn cứng nhắc, hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc còn yếu kém. Hơn thế nữa, Trung Quốc lại là một quốc gia có nền văn hóa lâu đời, khá đặc thù và còn chứa đựng nhiều nét phong kiến trong tư duy xã hội, điều này làm tăng thêm những rủi ro tiềm tàng đối với các nhà đầu tư. Các dự án trong giai đoạn này chủ yếu vẫn mang tính chất thăm dò, tìm hiểu, chưa thực sự có những dự án quy mô lớn, làm thay đổi diện mạo nền kinh tế Trung Quốc. Hầu hết các dự án đều đến từ Hồng Kông, Đài Loan, nơi có văn hóa tương đồng, hơn nữa hầu hết các dự án là vào các hạng mục vừa và nhỏ, hướng vào hệ thống dịch vụ du lịch, ăn uống, nhà hàng với mục đích bảo đảm tính an toàn, giữ ổn định trong quay vòng vốn kinh doanh. Các dự án này cũng có ưu điểm là sử dụng nhiều lao động, với thế mạnh lao động giá rẻ, nhưng quan trọng hơn là nó đã mở ra một cái nhìn mới về hình thức đầu tư này. Và trong giai đoạn này, theo Tổng cục Thống kê của Trung Quốc, nước này đã thu hút được hơn 6000 hạng mục, với lượng vốn đầu tư hơn 4,5 tỷ USD.

2.2.1.2. Giai đoạn phát triển ổn định (1986 - 1991)

Bước vào năm 1986, chính quyền Trung Quốc đã đề ra những sách lược nhằm thu hút đầu tư FDI, trong đó chú trọng tới việc nhập khẩu để xuất khẩu. Khi đề ra chính sách này, các nhà lãnh đạo Trung Quốc hi vọng sẽ hình thành một nền kinh tế hướng ra bên ngoài, hướng về xuất khẩu, hướng và chú trọng vào các ngành

công nghiệp, nâng cao trình độ sản xuất và năng lực cạnh tranh cho các thành phần kinh tế. Đây chính là một trong những định hướng đúng đắn của Trung Quốc, và nó vẫn đang tạo những ảnh hưởng tích cực đến tận bây giờ khi mà Trung Quốc đã là nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới. Hơn thế nữa, xuất khẩu đã là động lực cho phát triển kinh tế đất nước. Điều này khác với chính sách của các nước công nghiệp mới (NICs) khi định hướng FDI vào hoạt động thay thế hàng hóa nhập khẩu. Vừa tận dụng FDI để sản xuất hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu trong nước, vừa hướng vào xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường thế giới chính là bước đi sáng suốt của Trung Quốc. Các nhà đầu tư từ các quốc gia khác trên thế giới trong giai đoạn này chủ yếu đến từ các nước phát triển châu Âu và Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, như Honda, Mitsubishi,...Giai đoạn này các nhà đầu tư hướng vào các ngành công nghiệp điện tử, ngành công nghiệp nhẹ, về cơ sở hạ tầng,... Các dự án này nhằm sử dụng nguồn lao động giá rẻ, chuyển giao các sản phẩm đã ở cuối vòng đời của mình, tăng thu từ các sản phẩm đó. Giai đoạn này vốn FDI phần lớn chảy vào các dự án ở khu vực tỉnh, thành phố miền duyên hải như Thượng Hải, Nam Kinh, Giang Tô, Hàng Châu, Triết Giang...

Biểu đồ 2.2: Lƣợng vốn FDI đăng kí và giải ngân ở Trung Quốc giai đoạn 1986 – 1991

Đơn vị : tỷ USD

( Nguồn: Tổng cục thống kê Trung Quốc )

Sang những năm đầu thập kỉ 90, Trung Quốc đã đề ra các chính sách kiểm soát nền kinh tế vĩ mô, gắn liền việc thu hút FDI với việc định hướng luồng vốn này vào các mục tiêu phát triển của đất nước. Chính quyền Trung Quốc đã tạo điều kiện ưu đãi cho các dự án có quy mô lớn, giải quyết nhiều công ăn việc làm, hay vào các dự án mà có áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến. Và đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng được phát triển dưới chính sách này của chính quyền Trung Quốc. Từ

năm 1979 – 1991, Trung Quốc đã phê chuẩn hơn 12 nghìn hạng mục đầu tư, với số vốn đăng kí là 121,5 tỷ USD trong đó vốn giải ngân thành công là 79,6 tỷ USD.

(Nguồn : Tổng cục thống kê Trung Quốc )

Tổng quan, đâu chính là giai đoạn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc tăng trưởng cao và ổn định. Các dự án đầu tư vẫn hướng nhiều vào lĩnh vực sản xuất, trong đó hướng nhiều vào các dự án sản xuất hướng vào xuất khẩu.

2.2.1.3. Giai đoạn phát triển và chứa nhiều biến động 1992- 1999

Biểu đồ 2.3: Lƣợng vốn FDI đăng kí và giải ngân ở Trung Quốc giai đoạn 1992-1999

Đơn vị : Tỷ USD

( Nguồn : Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục thống kê Trung Quốc )

Giai đoạn trên, Trung Quốc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư ngày càng phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của kinh tế thị trường, mở rộng thêm các lĩnh vực đầu tư, quyết định đẩy nhanh sự phát triển của dịch vụ và đặc biệt là mở rộng thị trường nội địa. Trước sự phát triển và hoạt động hiệu quả của các nhà đầu tư thị trường Trung Quốc ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Số lượng vốn đăng kí và giải ngân không ngừng tăng cao. Đặc biệt là trong hai năm 1992 và 1993 so với giai đoạn trước đã có những bước tiến nhảy vọt. Tuy nhiên tính hiệu quả thực tế và tỷ lệ giải ngân trong đó còn thấp. Theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc, tỷ lệ giải ngân trong hai năm này lần lượt là 18,9 % và 24,7 %, thấp hơn nhiều so với những năm trước đó). Vấn đề chính là do sự chạy đua thành tích, thu hút vốn ồ ạt trong khi năng lực của thị trường không thể hấp thụ hết số vốn khổng lồ đó. Đây chính là một trong những hạn chế lớn nhất của việc thu hút

FDI trong hai năm này. Việc tỷ lệ giải ngân thấp còn gây nhiều hệ lụy, tác động tới tâm lý của nhà đầu tư, hơn vậy nữa còn gây ảnh hưởng tới thị trường. Khi có một luồng vốn đổ vào thường dẫn tới tăng trưởng vốn, tiền lưu thông, giá cả tăng và tạo nhiều cơn sốt ảo vào các thị trường có tính biến động cao. Điều này tác động không tích cực, đôi khi còn tiêu cực tới nền kinh tế.

Nhận thức những mặt trái của việc thu hút FDI ồ ạt vào nội địa, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã từng bước thắt chặt việc thu hút vốn và thẩm định tính hiệu quả trong đầu tư của các dự án, từ đó co hẹp được biên độ tương đối trong số vốn đăng ký và giải ngân thực tế. Còn xuyên suốt giai đoạn, tỷ lệ vốn giải ngân vẫn tăng đều qua các năm. Tuy nhiên trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997 mà lượng vốn đầu tư vào Trung Quốc có xu hướng chững lại vào năm 1998 và giảm xuống vào năm 1999.

Dấu hiệu đáng mừng hơn cả trong giai đoạn này chính là sự đầu tư đến từ các nước Tây Âu, Hoa Kỳ cùng trang thiết bị khoa học kỹ thuật mới, điều này đã mang nhiều ảnh hưởng tốt cho nền kinh tế cũng như trình độ sản xuất của nền kinh tế. Số lượng dự án nhìn chung tăng cao, tuy nhiên có dấu hiệu của dòng vốn đầu tư chảy vào các lĩnh vực ngoài sản xuất, mang tính chất đầu cơ như bất động sản, tạo bong bóng kinh tế, điều này gây hại cho nền kinh tế. Trong giai đoạn này FDI tăng trưởng cao, mở rộng ngành nghề đầu tư, lĩnh vực đầu tư, tạo công ăn việc làm, và có tính định hướng cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trung Quốc.

Bảng 2.1: Số liệu về vốn FDI đăng kí và giải ngân tại Trung Quốc giai đoạn1992-1999

Đơn vị : Tỷ USD

Năm Đăng kí Thực tế Phần trăm giải ngân (%)

1992 58,1 11 18,93 1993 111,4 27,5 24,69 1994 82,7 33,8 40,87 1995 91,3 37,5 41,07 1996 73,3 41,7 56,89 1997 51 45,3 88,82 1998 52,1 45,5 87,33 1999 41,2 40,4 98,06

2.2.1.4. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay

Dựa vào biểu đồ dưới đây (Biểu đố 2.4 và bảng 2.2) chúng ta có thể thấy dòng vốn FDI chảy vào thị trường Trung Quốc ngày càng tăng lên. Một trong những nguyên nhân chính đó chính là sức hút của thị trường nội địa, nơi ở của 1,3 tỷ người với mức thu nhập ngày một tăng lên, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, trữ lượng lớn. Song song với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cũng tìm cách định hướng hoạt động đầu tư. Thay vì dành nhiều ưu đãi cho các lĩnh mực tạo công ăn việc làm, dành cho người lao động trình độ thấp thì nay Trung Quốc tập trung thu hút vốn vào các dự án công nghệ cao như sản xuất linh kiện ô tô, máy bay, hàng không vũ trụ. Còn sân chơi cho người có thu nhập thấp thì nhường lại cho các doanh nghiệp trong nước. Đây chính là một quyết sách cực kì đúng đắn, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của giới lãnh đạo Trung Quốc. Mà điều này chúng ta có thể thấy rõ trong Luật đầu tư nước ngoài của Trung Quốc.

Các nhà đầu tư trong giai đoạn này đến với Trung Quốc không chỉ vì đất đai, giá nhân công lao động rẻ nữa mà còn vì cơ sở hạ tầng tốt, tay nghề cao và khả năng sáng tạo đổi mới của lao động Trung Quốc. Đây chính là sự thay đổi lớn nhất trong tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI tại Trung Quốc. Trong năm 2008, tuy số dự án đăng kí chỉ là 27.514 so với 37871 dự án đã đăng kí năm 2007, tức là thấp hơn 27,35 % song số vốn giải ngân thực tế lại lớn hơn 23,58 % so với năm 2007, với 92,395 tỷ USD năm 2008 so với 74,768 tỷ USD năm 2007. Sang năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lượng FDI sụt giảm cả về số dự án đăng kí và số vốn giải ngân thực tế, trong đó số dự án giảm 17,44% và số vốn giải ngân thực tế giảm 9,86 % song đã hồi phục tại năm 2010, 2011. Năm 2010, số dự án tăng 16,94% lên mức 27.406 dự án và số vốn giải ngân tăng 17,44 % từ mức 90,033 tỷ USD lên 105,735 tỷ USD. Cũng theo đó năm 2011, số dự án tăng 1,12,% lên mức 27.712 dự án với số vốn thực hiện tăng 9,72% lên mức 116,011 tỷ USD.( Nguồn : Tổng cục thống kê Trung Quốc và Niên giám thống kê Trung Quốc các năm 1998 đến 2011 )

Biểu đồ 2.4: Lƣợng vốn FDI giải ngân thực tế và tỷ lệ tăng trƣởng vốn FDI giai đoạn 1986- 2009

(Nguồn : Số liệu của công ty kiểm toán kế toán quốc tế Singapore Starmas)

Bảng 2.2: Số liệu về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Trung Quốc giai đoạn 2000 -2011 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số vốn FDI Số dự án 26.140 34.171 41.081 43.664 44.001 41.485 37.871 27.514 23.435 27.406 Tăng trưởng (%) 17 30,7 20,2 6,3 0,8 -5,7 -8,7 -27,3 -14,8 16,9 Số vốn FDI giải ngân ($ billion) 46,9 52,7 53,5 60,6 60,3 69,5 74,8 92,4 90 105,7 Tăng trưởng (%) 15,1 12,5 1,4 13,3 -0,5 4,5 18,6 23,6 -2,6 17,4 Đầu tƣ trực tiếp từ Mỹ Số dự án 2.594 3.363 4.060 3.925 3.741 3.205 2.627 1.772 NA NA Tăng trưởng (%) -0,6 29,6 20,7 -3,3 -4,7 -14,3 -18 -32,5 NA NA Số vốn FDI giải ngân ($ billion) 4,9 5,4 4,2 3,9 3,1 3 2,6 2,9 NA NA Tăng trưởng (%) 11,4 10,2 -22,2 -7,1 -20,5 -3,2 -12,8 12,5 NA NA Phần trăm đóng góp của Mỹ trong tổng số vốn giải ngân 10,4 10,2 7,9 6,5 5,1 4,1 3,5 3,2 NA NA NA = không cập nhật được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2. Nguồn vốn đầu tƣ

Với việc được coi là một trong những thị trường tiềm năng nhất thế giới, Trung Quốc đang là một điểm đến đầy hứa hẹn với các nhà đầu tư. Hoạt động đầu tư FDI vào Trung Quốc không ngừng tăng qua từng năm cả về số lượng cũng như quy mô. Nguồn vốn đổ vào thị trường Trung Quốc đến từ các quốc gia Tây Âu, Mỹ, và các quốc gia khác. Tuy nhiên phần lớn nguồn vốn đến từ các quốc gia phát triển, những nước có trình độ khoa học tiên tiến, hiện đại. Đây là một xu hướng chính của FDI đồng thời cũng gợi mở những tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Trung Quốc.

Kể từ năm 1993, Trung Quốc đã là quốc gia thu hút vốn FDI lớn thứ nhì thế giới. Hơn thế nữa khoảng cách giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ là quốc gia thu hút vốn FDI lớn nhất thế giới ngày càng thu hẹp Năm 2009, dòng vốn FDI đổ vào Trung Quốc là 95 tỷ USD, thấp hơn 34,9 tỷ USD so với Mỹ. (Nguồn: Nhật báo Trung Quốc)

Tuy nhiên, theo Nhật báo Trung Quốc, vốn FDI trong quý I/2010 của Trung Quốc là 43,8 tỷ USD, trong khi tại Mỹ, con số này đã giảm 60% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 46,1 tỷ USD. Khoảng chênh lệch đã thu hẹp chỉ còn ở mức 2,3 tỷ USD. Theo ông Wang Zhile, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các công ty xuyên quốc gia trực thuộc Bộ Thương Mại Trung Quốc nhận định: "Mỹ có nhiều thuận lợi hơn Trung Quốc trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Vì Mỹ đã chuẩn hóa các quy định, nguyên tắc đầu tư, có thị trường tiêu thụ và khả năng phát triển và nghiên cứu mạnh, đội ngũ lao động giỏi. Điều này tạo ra sức hút với các nhà đầu tư nhiều hơn so với ưu thế giá lao động rẻ, tăng trưởng kinh tế nhanh"

Chỉ tính riêng trong tháng 6 năm 2011, vốn FDI của Trung Quốc đã tăng 40%, tương đương 13 tỷ USD, mức tăng cao nhất kể từ tháng 12/2007. Dự kiến, FDI của nước này sẽ tiếp tục tăng mạnh trong quý II nếu nền kinh tế thế giới vẫn ổn định. Chính vì vậy, để đa dạng hóa thêm các nguồn đầu tư, rất cần phải tạo cơ chế thông thoáng, thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư.

2.2.3. Cơ cấu FDI theo đối tác đầu tƣ

Ngay thời gian đầu kể từ khi mở cửa nền kinh tế, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã nhận thức được tầm quan trọng của việc thu hút và vận dụng sức mạnh tri thức và tài chính của Hoa Kiều. Người Hoa ở nước ngoài có tiềm lực

kinh tế, là cầu nối trong nước với nước ngoài. Với việc kêu gọi Hoa Kiều đầu tư, Trung Quốc đã huy động được một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển đất nước.

Theo Nhật báo Trung Quốc, có tới trên 70% số dự án và trên 65% tổng số vốn FDI đầu tư vào Trung Quốc là của tư bản Hoa Kiều. Phần lớn Hoa Kiều đầu tư là người Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao điều này cũng phù hợp với số liệu về các nhà đầu tư hàng đầu vào Trung Quốc.

Bảng 2.3 : Mƣời nhà đầu tƣ lớn nhất Trung Quốc năm 2011

Quốc gia và vùng lãnh thổ Lƣợng vốn đầu tƣ 2011

Tỷ lệ tăng trƣởng bình quân giữa các năm

(Tỷ USD) (%) Hồng Kông 77,011 31,6 Đài Loan 6,727 245,7 Nhật 6,348 12,7 Singapore 6,328 -12,4 Hoa Kì 2,995 21,5 Hàn Quốc 2,551 -13,8 Anh 1,93 60,7 Đức 1,136 36,3 Pháp 0,802 NA Phần Lan 0,767 NA

NA: Không cập nhật được số liệu cụ thể

Nguồn: Tổng cục thống kê Trung Quốc và Niêm Giám thống kê Trung Quốc 2008 và 2009

Đứng đầu danh sách các nhà đầu tư, chúng ta có thể thấy được các quốc gia châu Á xếp vị trí dẫn đầu.Trong năm 2011, Hồng Kông tiếp tục giữ vị trí đứng đầu, tiếp sau đó là Đài Loan, Nhật bản. Chính nét văn hóa tương đồng đã là một trong những nhân tố chính dẫn tới các nước này đầu tư vào thị trường Trung Quốc. Hồng Kông với vị trí thuận lợi, môi trường văn hóa tương đồng đã là nhà đầu tư lớn nhất vào Trung Quốc. Riêng năm 2011, Hồng Kông đã đầu tư hơn 77 tỷ USD vào Trung

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút vốn fdi của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 29 - 78)