Đánh giá hoạt động thu hút FDI tại Trung Quốc

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút vốn fdi của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 43 - 78)

2.3.1. Những thành tựu đạt đƣợc và nguyên nhân

2.3.1.1. Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế

Trung Quốc đã đẩy mạnh quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của mình kể từ khi thu hút vốn FDI. FDI đã thực sự là một nguồn vốn quan trọng trong

quá trình xây dựng và phát triển đất nước Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc liên tục đạt những con số ấn tượng. Trong thời gian từ 2002 đến 2011 tốc độ tăng trưởng GDP đạt trung bình trên 10%, dao động quanh ngưỡng từ 9,1 % đến 14,2 %. Riêng năm 2011 vừa qua tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc cũng đạt mức 9,2 % bất chấp khủng hoảng kinh tế thế giới.

Bảng 2.6 : Số liệu tốc độ tăng trƣởng GDP Trung Quốc giai đoạn từ 2002 -2011

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tăng trưởng (%) 9,1 10 10,1 11,3 12,7 14,2 9,6 9,2 10,4 9,2

(Nguồn: Ngân hàng thế giới Worldbank)

Nguyên nhân:

Chủ động mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới

Tổng quan chúng ta có thể nhận thấy được quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế đã có rất nhiều ảnh hưởng tới nền kinh tế Trung Quốc cũng như tác động tới việc hội nhập của Trung Quốc vào nền kinh tế thế giới. Để tạo điều kiện thuận lợi cho gia nhập nền kinh tế toàn cầu, Trung Quốc đã thực hiện nhiều quyết sách quan trọng :

 Từng bước mở rộng các lĩnh vực đầu tư : Khi bắt đầu mở cửa nền kinh tế để hội nhập với thế giới bên ngoài, bất kì một quốc gia nào cũng cần hội nhập từ từ, từng bước để tránh các cú sốc cho nền kinh tế và Trung Quốc đã hành động như vậy. Trung Quốc đã mở cửa từng lĩnh bực bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ, nơi mà với chất lượng cơ sở hạ tầng, và trình độ người lao động còn thấp, việc giải quyết công ăn việc làm đang là ưu tiên số một.Tiếp theo đó, Trung Quốc tiếp hục thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, công ngiệp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển đất nước. từng bước thu hút FDI có trọng điểm, cuối cùng Trung Quốc đã tạo được các lợi thế cạnh tranh lớn, hướng vào xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ và góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước. Những năm 90 của thế kỉ trước, Trung Quốc đã từng bước mở rộng và khuyến khích các dự án đầu tư vào ngành dịch vụ, như du lịch, tài chính, ngân hàng,… nhằm lành mạnh hơn nữa cơ cấu kinh tế, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là ngành dịch vụ. Điều này càng cho ta thấy được những sách lược đúng đắn cũng như tầm nhìn và hoạch định kinh tế của lãnh đạo Trung Quốc.

Kể từ sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc càng tích cực thu hút vốn FDI vào các lĩnh vực là thế mạnh của mình, song hành cùng với đó chính là việc nâng cao trình độ cho người lao động, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đổi mới và hoàn thiện chính sách, cơ chế thông thoáng, cởi mở. Với việc này Trung Quốc đã và đang tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

 Thực hiện dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan : Khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thông qua các hiệp ước song phương, đa phương các nước đã giành cho nhau những ưu đãi, để giúp cho hoạt động kinh tế được dễ dàng hơn. Điều này cũng phù hợp với những cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO. Mức thuế xuất nhập khẩu đã liên tục giảm xuống qua từng năm. Từ mức thuế suất 42,5 % năm 1992 đã giảm xuống mức 10% theo quy đinh của WTO. Việc giảm mức thuế suất xuống thấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu hàng nguyên nhiên liệu ở các quốc gia khác, một nguồn lực sản xuất của các doanh nghiệp FDI, đồng thời điều này cũng tạo điều kiện gia tăng năng lực cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc trên thị trường thế giới. Thêm vào đó, các loại giấy phép xuất nhập khẩu giảm dần qua các thời kì, tuy nhiên vẫn còn với một số hàng hóa trọng điểm, có ảnh hưởng tới an ninh Quốc gia. Chính quyết sách này đã và đang tạo nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư khi gia nhập thị trường này.

Trung Quốc chủ động gia nhập các tổ chức khu vực và trên thế giới : Ngày nay toàn cầu hóa đã và đang trở thành xu thế tất yếu không thể thay thế. Tuy nhiên sự khác biệt về văn hóa, trình độ phát triển đang là một rào cản khó vượt qua. Thay vì đó các quốc gia có nét văn hóa tương đồng, có trình độ phát triển tương ứng, hoặc có khu vực địa lý tương đồng thường thành lập các tổ chức khu vực chung. Và trên bình diện thế giới xu thế này ngày càng thịnh hành và Trung Quốc cũng không nằm ngoài xu thế đó. Trong những năm qua, Trung Quốc đã tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế khu vực như hình thành khối ASEAN +3, gia nhập APEC, tham gia khu vực thương mại tự do Đông Bắc Á, và tham gia WTO. Điều này không chỉ tốt cho nền kinh tế trung Quốc mà cũng tạo điều kiện cho việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Tạo thuận lợi cho môi trƣờng kinh tế

Chính quyền Trung Quốc đã và đang tạo những điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, từ việc tạo cơ chế thông thoáng, tạo lập ổn định chính trị xã hội, đa dạng và khuyến khích các hình thức đầu tư với nhiều ưu đãi :

 Tạo môi trường chính trị và xã hội ổn định : Ổn định chính trị xã hội là một trong những mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào một quốc gia. Khi mà nhà đầu tư đã bỏ vốn và công sức của mình tại quốc gia nước sở tại thì họ phải chịu những rủi ro tại nước nhận đầu tư. Rủi ro vĩ mô như chính trị mất ổn định, môi trường kinh tế biến động có thể sẽ xóa nhòa mọi nỗ lực của các nhà đầu tư. Đặc biệt với các nhà đầu tư, rủi ro chính trị, kinh tế như quốc hữu hóa mang lại rất nhiều khó khăn. Môi trường chính trị kinh tế ở Trung Quốc được đánh giá là ổn định. Mối quan hệ giữa các dân tộc được tăng cường và là một trong những ưu tiên hàng đầu của lãnh đạo Trung Quốc. Trung Quốc cũng kiên trì với con đường xã hội chủ nghĩa, với kim chỉ nam là chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông. Đồng thời phía Trung Quốc cũng đề cao quan hệ với các quốc gia khác.

 Trung Quốc đã tích cực điều chỉnh hệ thống pháp luật của mình cho phù hợp với cam kết quốc tế : Trong quãng thời gian mở cửa hội nhập, Trung Quốc đã từng bước thay đổi hệ thống hệ thống pháp luật của mình. Pháp luật liên quan tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng được cải cách theo hướng tạo nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư. Chính điều này đã tạo nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào thị trường này đồng thời cũng phù hợp với các cam kết quốc tế mà Trung Quốc tham gia. Phần lớn các cam kết này diễn ra trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, hợp tác đôi bên cùng có lợi. Điều này giúp cho Trung Quốc có được thuận lợi trên con đường hiện đại hóa đất nước và các nhà đầu tư cũng gặp thuận lợi trong việc điều hành quản lý việc đầu tư của mình.

 Đa dạng hóa các hình thức đầu tư : Từ sau khi mở cửa thị trường, ngoài các hình thức đầu tư truyền thống, Trung Quốc còn cho phép các nhà đầu tư tự do lựa chọn đăng kí các hình thức đầu tư. Một mặt với các nhà đầu tư, điều này cho phép họ thuận lợi hơn trong việc đầu tư của mình. Mặt khác với Trung Quốc, đây cũng chính là một cách để thể hiện sự ưu đãi với các nhà đầu tư, tạo dựng hình ảnh

trong mắt các nhà đầu tư chưa gia nhập thị trường. Đồng thời cũng đa dạng hóa các hình thức đầu tư, tạo sự năng động mới cho nền kinh tế.

 Tập trung phát triển nghiên cứu khoa học kĩ thuật : Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứa khoa học,các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã có nhiều biện pháp khuyến khích khoa học phát triển, tập trung nguồn lực cho hoạt động R&D. Với các nhà đầu tư, trình độ khoa học của nước nhận đầu tư có tầm ảnh hưởng quan trọng, đặc biệt là trong việc chuyển giao công nghệ, áp dụng công nghệ mới. Nhận thức rõ điều này trong những năm qua, Trung Quốc đã dần khẳng định được trình độ khoa học của mình và tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư.

Chú trọng vào chất lƣợng nguồn nhân lực

 Đầu tư vào nguồn lực con người luôn luôn là một sự đầu tư đúng đắn. Trên thế giới có nhiều quốc gia đi lên từ đống tro tàn của chiến tranh, không tài nguyên khoáng sản, như Nhật Bản, Ixaren. Các quốc gia đó thành công là dựa vào nguồn lực con người, tri thức của dân tộc. Nhận thức được điều đó, nhận thấy được sẽ có luồng vốn đầu tư mới đổ bộ vào châu Á những năm 90 của thế kỉ trước các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tăng cường đầu tư vào con người từ giai đoạn này. Việc hàng triệu thanh niên, trí thức Trung Quốc được cử đi đào tạo, hàng triệu Hoa Kiều được kêu gọi đóng góp sức lực vào việc nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật cho người lao động, hàng trăm trường đại học được đầu tư nâng cấp, và hàng triệu USD đã được đổ vào việc đào tạo chất xám, phục vụ cho phát triển đất nước. Việc đào tạo còn theo yêu cầu của doanh nghiệp khi mà các doanh nghiệp còn đang rất thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Tích cực đào tạo nguồn nhân lực trong nước, các nhà lãnh đạo Trung Quốc còn đưa ra nhiều lời đề nghị hấp dẫn nhằm thu hút những Hoa Kiều tri thức về xây dựng Tổ quốc. Từ việc cấp nhà, thưởng tiền, tạo điều kiện sinh hoạt trợ cấp nhà, phương khoa học, tạo nên sức mạnh đột phá cho nền kinh tế Trung Quốc trong những năm qua.

2.3.1.2. Tăng cường tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người lao động

Việc thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào Trung Quốc nói chung cũng như đầu tư FDI nói riêng đã tạo ra một lượng công việc lớn cho người lao động Trung Quốc, giúp giải quyết bài toán việc làm, ổn định cuộc sống cũng như nâng cao thu nhập cho người lao động.

Nguyên nhân:

Việc thu hút đầu tư làm tăng nhu cầu tuyển dụng lao động, rất nhiều nhà đầu tư tìm đến Trung Quốc vì nguyên nhân quốc gia này có nguồn nhân công giá rẻ, phù hợp với nhu cầu của họ. Đây chính là lợi thế của Trung Quốc song cũng chính là một bài toán khó giải cho chính quyền Trung Quốc khi mà năng lực sản xuất cũng như quy mô hiện tại của nền kinh tế chưa đủ sức tạo công ăn việc làm cho một lực lượng lao động khổng lồ ở quốc gia có hơn 1,3 tỷ dân này. Nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư FDI, các nhà hoạch định Trung Quốc đã thành lập các đặc khu kinh tế với nhiều ưu đãi khác nhau. Tại các vùng thuận lợi cho hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư được hưởng nhiều ưu đãi song mức ưu đãi cho các đặc khu kinh tế ở những vùng miền khó khăn được ưu tiên hơn nhiều. Với những vùng còn khó khăn, ngoài việc áp dụng thuế đất thấp, thuế thu nhập doanh nghiệp thấp, các nhà đầu tư còn có thể được hoàn một phần tiền thuế đã nộp nếu có tỷ lệ tái đầu tư cao. Đặc biệt khi đầu tư vào các đặc khu kinh tế này, các nhà đầu tư sẽ được hưởng đãi ngộ cao nếu có chuyển giao khoa học kĩ thuật, máy móc trang thiết bị mới. Đồng thời nếu các dự án có quy mô, tầm vóc lớn, giải quyết được số lượng lớn công ăn việc làm thì sẽ được hưởng mức ưu đãi cao như giảm đến 40% số tiền thuế phải nộp (Nguồn: Tổng cục Thống kê Trung Quốc).

Chính các chính sách vừa mang tính mềm dẻo, đa dạng, linh hoạt này đã góp phần thu hút vốn đầu tư tới các vùng miền xa xôi của Trung Quốc,tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần hiện đại hóa đất nước, xóa dần mức chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng ở Trung Quốc.

2.3.1.3. Tăng cƣờng năng lực cạnh tranh cho các hàng hóa xuất khẩu

Thông qua thu hút FDI, năng lực sản xuất cũng như chất lượng và giá thành các mặt hàng Trung Quốc đã nâng cao được khả năng cạnh tranh, bành trướng ra thị trường thế giới. Hiện nay Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu lớn nhất trên thế giới, được ví là "công xưởng của thế giới". Bất chấp khủng hoảng kinh tế, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong 11 tháng đầu năm 2011 đạt hơn 3000 tỷ USD. (Nguồn : Tổng cục Thống kê Trung Quốc) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên nhân:

Khuyến khích Hoa kiều đầu tƣ

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhận thức được tầm quan trọng cũng như khả năng về vốn, khoa học kĩ thuật của Hoa Kiều và muốn tận dụng nguồn lực này cho phát triển đất nước. Hoa Kiều chiếm số lượng đông đảo, phân bố tại các quốc gia khác nhau trên thế giới, cho nên các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã có các buổi tọa đàm, họp mặt và thông báo nhiều chính sách đổi mới quan trọng cho lãnh đạo khối Hoa Kiều. Đồng thời với đó cũng là cam kết những ưu đãi, đãi ngộ đầu tư cho các nhà đầu tư, khuyến khích Hoa Kiều mang vốn, khoa học kĩ thuật về xây dựng đất nước. Chính những lợi ích, chính sự thành khẩn và tinh thần tự tôn dân tộc chính là các nhân tố quan trọng hỗ trợ cho việc thu hút FDI vào Trung Quốc trong giai đoạn đầu khi mà thị trường còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Song song với việc thu hút các nhà hoạch định Trung Quốc cũng không quên dành những đãi ngộ đặc biệt cho các lĩnh vực như sản xuất hàng xuất khẩu, hàng có hàm lượng công nghệ cao, giải quyết công ăn việc làm, chuyển giao khoa học, kĩ thuật,… nhằm định hướng nguồn vốn FDI ngay từ đầu. Chính điều này cũng giúp cho luồng vốn được tập trung, giúp Trung Quốc đạt được một quy mô sản xuất thích hợp, là điều kiện cho sự bành trướng của hàng hóa Trung Quốc ra thị trường thế giới.

Thu hút các công ty đa quốc gia

Các công ty đa quốc gia là một trong những quan tâm hàng đầu của Trung Quốc khi mở cửa thu hút đầu tư trực tiếp nươc ngoài. Với tiềm lực hùng hậu về vốn, khoa học và trình độ kĩ thuật, các công ty đa quốc gia hứa hẹn sẽ mang lại luồng sinh khí mới cho nền kinh tế Trung Quốc giai đoạn đầu và quả thực đã chứng minh điều đó. Sự thực còn nói lên tính hiệu quả cao trong đầu tư của các công ty đa quốc gia. Các nhà hoạch định Trung Quốc còn đặc biệt chú trọng tới việc thu hút các công ty đa quốc gia từ Mỹ và các nước Tây Âu nơi có trình độ khoa học kĩ thuật cao nhằm hiện đại hơn khả năng kĩ thuật của mình. Đây quả thực là sự lựa chọn rất đúng đắn của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Có đến hơn 80% kĩ thuật công nghệ ở các khu chế xuất có nguồn gốc từ các công ty đa quốc gia, từ 25- 35 % các chi nhánh của công ty đa quốc gia tại Trung Quốc sử dụng kĩ thuật của công ty mẹ (Nguồn : Theo nghiên cứu của He, Zhang và Jiang, năm 2004 ). Cũng phải nói đến

các chính sách khôn khéo của Trung Quốc trong thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia như :

 Cho phép các công ty đa quốc gia và liên doanh được tự chủ trong sản

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút vốn fdi của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 43 - 78)