Những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong môi trƣờng đầu tƣ giữa Trung

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút vốn fdi của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 65 - 78)

Quốc và Việt Nam

Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng, từ nhiều khía cạnh mà nói chúng ta đều có thể nhận thấy được tầm quan trọng của việc so sánh những điểm tương đồng và tìm ra sự khác biệt, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong quá trình xây dựng đất nước.

3.3.1. Những điểm tƣơng đồng

3.3.1.1. Thể chế chính trị xã hội

Trước khi đi đến quyết định đầu tư, bất kì nhà đầu tư cũng nhìn vào môi trường vĩ mô của nền kinh tế. Đã từng có một thời các nhà đầu tư bày tỏ quan ngại khi đem vốn đầu tư vào quốc gia như Trung Quốc hay Việt Nam, vì một nền kinh tế còn nhiều quan liêu, chính sách bấp bênh, hay thay đổi và nguy cơ bị quốc hữu hóa,

thu nhập không được chuyển về công ty mẹ, quốc gia đầu tư. Thể chế chính trị sẽ quyết định rất nhiều đến việc hoạch định và đưa ra các chính sách đối với nền kinh tế. Việt Nam và Trung Quốc là hai trong số rất ít các quốc gia không áp dụng chính sách đa nguyên, đa đảng với chỉ một đảng lãnh đạo duy nhất là Đảng Cộng sản với đường lối hướng tới xây dựng chủ ngĩa xã hội. Cả hai quốc gia đều muốn phát triển nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở quốc gia mình.

3.3.1.2. Nhận thức cải cách kinh tế

Trong giai đoạn đổi mới nền kinh tế quốc gia, cả hai nước đều có những điểm tương đồng trong chính sách áp dụng. Trước khi cải cách, ở hai nước tồn tại nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, với một bộ máy cồng kềnh và quan liêu,thể hiện sự bất lực trong việc cố gắng cải thiện nền kinh tế quốc gia. Song hiện nay, cả hai nước đầu áp dụng kinh tế thị trường với sự tham gia điều tiết của Nhà nước, hướng tới xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trung Quốc từ cuối những năm 70 của thế kỉ trước đã tiến hành cải cách kinh tế nhằm xây dựng một xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc. Song song với đó là sự cho phép tồn tại nhiều thành phần kinh tế, chính điều này đã mang lại cho nền kinh tế ảm đạm sức sống mới. Từ đó đã tạo ra bước nhảy vọt trong phát triển kinh tế quốc gia.Một trong những cách nhìn nhận đúng đắn của nước ta hiện nay đó chính là việc thừa nhận Việt Nam vẫn ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội hay chính xác hơn vẫn ở trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Và đặc điểm chung dễ nhận thấy của mô hình kinh tế này chính là :

 Nền kinh tế có sự tham gia điều tiết của nhà nước.

 Sự tồn tại của nhiều loại hình sở hữu song sở hữu chung là chủ yếu.

 Chế độ phân phối lao động là chính.

Từ những đặc điểm này có thể suy ra được đường hướng chính sách cũng như độ thông thoáng của môi trường đầu tư, hoạt động kinh tế xã hội.

3.3.1.3. Chính sách mở cửa và chủ trương thu hút FDI

Cả hai quốc gia đã từng có thời điểm áp dụng chính sách bế quan tỏa cảng, chỉ quan hệ với các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa, quay lưng lại với kinh tế thị trường. Nhưng khi nhận ra được nền kinh tế thị trường có rất nhiều ưu việt, cả

hai nước đều đã chọn con đường mở cửa, hội nhập, sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng đất nước. Điều này đã thực sự tạo ra sức bật cho kinh tế của cả hai quốc gia. Trung Quốc đề cao việc mở cửa hội nhập, trên cơ sở không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau .Từ đại hội lần thứ VI Đảng và Nhà nước ta cũng đã đề ra một chủ trương vô cùng đúng đắn về mở cửa và hội nhập cùng tuyên bố “Việt Nam

muốn làm bạn với tất cả các nước”, trên cở sở và nền tảng của hợp tác đôi bên cùng

có lợi, không xâm phạm vào công việc nội bộ của nhau. Song song với đó là các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đã tạo ra diện mạo mới trong nền kinh tế của cả hai nước.

3.3.1.4. Lợi thế so sánh về vị trí địa lý và nguồn nhân công

Nằm trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới, Việt Nam và Trung Quốc được đánh giá là hai quốc gia sở hữu nhiều lợi thế cho phát triển kinh tế xã hội quốc gia. Việt Nam với vị trí địa lí đắc địa, nằm ở đầu nút lợi ích kinh tế xã hội của thế giới, nằm trên tuyến đường hàng hải xuyên Thái Bình Dương, là đầu mối giao thông quan trọng. Hơn thế nữa, với một đường bờ biển dài, hệ thống các cảng nước sâu rất tiềm năng đang mở ra cơ hội cho Việt Nam trong hành trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trung Quốc cũng như Việt Nam cũng sở hữu một đường bờ biển dài và thực tế cho thấy Trung Quốc đã tận dụng rất tốt lợi thế của mình.

Bên cạnh những lợi thế về địa lí, Việt Nam và Trung Quốc cởn hữu những lợi thế về nguồn lực lao động giá rẻ, nhân công dồi dào. Theo Tổng cục Thống kê, Việt Nam năm 2011 dân số đạt mức 86,9 triệu người, còn Trung Quốc với dân số hơn 1,3 tỷ người cũng sở hữu một lượng lao động dồi dào.Hơn thế nữa lực lượng lao động ở cả hai quốc gia đều được trẻ hóa và không ngừng tăng lên hàng năm. Ước tính Việt Nam hàng năm gia tăng thêm 1 triệu dân, còn Trung Quốc tăng 8 triệu người. Điều này còn làm nên sức cầu trong dài hạn, tạo động lực cho phát triển kinh tế quốc gia.

3.3.1.5. Trình độ phát triển của nền kinh tế

Hiện nay Việt Nam đang được đánh giá cao trên thế giới vầ những thành tựu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Việt Nam cũng đã vượt qua mức thu nhập bình quân 1000 USD/ người một năm. Nhưng nhìn vào thực tế, chúng ta có thể thấy

trình độ phát triển của chúng ta vẫn còn ở rất thấp, từ phương thức sản xuất manh mún, từ ý thức lao động, học tập, từ việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, thiếu hệ thống. Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào xuất khẩu nguyên liệu thô, chưa qua tinh chế, tỷ lệ nợ nước ngoài tăng cao theo từng năm.

Ở châu Á, rất nhiều quốc gia đã có kinh nghiệm trong phát triển nền kinh tế thị trường, giai đoạn đầu của phát triển kinh tế ở các quốc gia này cũng có nhiều điểm tương đồng với điều kiện kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc hiện nay. Và chính Trung Quốc cũng đã đi trước Việt Nam và đem lại nhiều bài học quý báu cho Việt Nam để Việt Nam có thể đi tắt đón đầu trong công cuộc xây dựng, hiện đại hóa và bảo vệ Tổ Quốc.

3.3.1.6. Tư tưởng văn hoá

Khó có thể phủ nhận được những ảnh hưởng văn hóa của Trung Quốc đối với Việt Nam. Mặc dù là một quốc gia độc lập, tự chủ với ngôn ngữ và chữ viết riêng song Việt Nam còn giữ nhiều những tập tục văn hóa du nhập từ Trung Quốc. Việc hai nước có chung đường biên giới, có đặt quan hệ ngoại giao từ lâu đời và bên cạnh đó Việt Nam đã từng bị Trung Quốc đô hộ trong suốt một chiều dài lịch sử của đất nước, đã làm chúng ta chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa của Trung Quốc. Bên cạnh những nét văn hóa tốt đẹp, tư tưởng của đạo nho sĩ nông công thương, ít coi trọng thương nghiệp đã làm hạn chế rất nhiều tiềm lực phát triển kinh tế của cả hai nước. Đạo Nho có nhiều giá trị tốt đẹp song trong mỗi giai đoạn cần có tư tưởng riêng cho phù hợp.

3.3.2. Những điểm khác biệt

Bên cạnh những điểm tương đồng, Việt Nam và Trung Quốc còn có những khác biệt. Nhìn vào sự khác biệt để có thể tìm những hướng đi riêng cho Việt Nam là rất quan trọng.

3.3.2.1. Qui mô thị trường, nguồn tài nguyên

Theo số liệu của Tổng cục thống kê Trung Quốc, nước này là quốc gia đông dân nhất trên thế giới với hơn 1,3 tỷ dân, một quốc gia với diện tích rộng 9.571.300 km2 nguồn tài nguyên phong phú với một trữ lượng dồi dào. Với lượng tài nguyên thiên nhiên này, Trung Quốc hoàn toàn có thể đáp ứng những nhu cầu của nền kinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tế sản xuất trong nước. Trung Quốc cũng đứng đầu thế giới về sản lượng than nguyên khai, sản xuất bông, sợi, xi măng, nguyên liệu dầu. Đây thật sự là một thị trường lớn và hấp dẫn với tất cả các nhà đầu tư.

Trong khi đó theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính tới hết năm 2011 nước ta có số dân là 86,9 triệu dân, diện tích đất rất nhỏ bé so với Trung Quốc, chỉ hơn 3% diện tích đất của quốc gia này với diện tích đất 331,212 km2. Nguồn tài nguyên của chúng ta cũng chỉ thuộc loại trung bình trên thế giới, trữ lượng tài nguyên cũng không cao, và đang có hiện tượng cạn kiệt tài nguyên do khai thác và sử dụng không hợp lí, với một tỷ lệ thất thoát cao.

3.3.2.2. Lực lượng Hoa kiều và Việt kiều

Nguồn lực Hoa Kiều của Trung Quốc là vô cùng to lớn. Trong những năm gần đây, người Hoa ở nước ngoài đang trở về đất nước của mình mang theo trình độ khoa học, công nghệ và tri thức học tập được từ thế giới đã mở ra một cơ hội và kỉ nguyên mới trong phát triển của quốc gia này. Với hơn 60 triệu Hoa Kiều đang sịnh sống và làm việc tại nước ngoài, phần lớn là ở các quốc gia có trình độ khoa học kĩ thuật cao, trong đó phần lớn Hoa Kiều lại có tiềm lực mạnh mẽ cả về vốn và kĩ thuật, có tinh thần dân tộc đã đang và sẽ đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển đất nước Trung Quốc.

Trong khi đó Việt Nam cũng có hơn 3 triệu Kiều bào đang sinh sống và làm việc tại khắp nơi trên thế giới. Trong đó một lượng lớn Việt Kiều đang sinh sống và làm việc tại Hoa Kì. Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam hàng năm đã góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc gia, là nguồn vốn cho phát triển kinh tế đất nước và nâng cao mức sống cho người dân trong nước. Tuy khó có thể so sánh lực lượng Hoa Kiều và Việt Kiều song Việt Kiều của chúng ta cũng có lòng yêu nước muốn xây dựng đất nước giàu mạnh. Thực tiễn đang đòi hỏi từ Đảng và Nhà nước có nhiều hơn những chính sách ưu đãi, khuyến khích Kiều bào về phục vụ quê hương.

3.3.2.3. Việt nam và Trung Quốc có vị thế rất khác nhau trong quan hệ đối ngoại

Điều kiện lịch sử đã khiến cho Trung Quốc sớm lại gần và đặt nền móng ngoại giao với các nước phương Tây. Với mong muốn xây dựng một Trung Quốc hùng mạnh, đi lên chủ nghĩa xã hội theo đường lối riêng của mình, Trung Quốc đã sớm tiếp xúc và vận dụng kinh tế thị trường, và cũng chính nhờ đó mà vị thế của Trung Quốc đã ngày càng lên cao trong mắt bạn bè quốc tế. Hơn thế nữa việc Trung

Quốc là một trong năm thành viên của quyền phủ quyết tại hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã làm cho tiếng nói của họ càng có trọng lượng hơn trên trường quốc tế. Và vị thế này càng được củng cố khi mà Trung Quốc gặt hái được nhiều thành công hơn về kinh tế khi gia nhập WTO. Hiện nay Trung Quốc đã là chủ nợ lớn nhất của Hoa Kì và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Khác với Trung Quốc, chúng ta chỉ là một quốc gia nhỏ bé, trải qua những năm dài chiến tranh với các đế quốc lớn, hơn thế nữa những thành tựu kinh tế của chúng ta cũng mới được trong hơn hai thập kỉ gần đây. Chính vì vậy, hình ảnh của chúng ta cũng chỉ mới được nâng cao hơn trên trường quốc tế. Thực tiễn này đang đòi hỏi chúng ta phải cải cách hơn nữa nền kinh tế, xây dựng hình ảnh của một Việt Nam văn minh, giàu mạnh trong thời gian tới.

3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Nghiên cứu những điểm tương đồng và khác biệt trong văn hóa và kinh tế Việt Nam, Trung Quốc, chúng ta có thể rút gia được một số bài học kinh nghiệm để vận dụng vào Việt Nam.

3.4.1. Tăng cƣờng hội nhập, tham gia vào các tổ chức khu vực và thế giới

Trong xu thế hội nhập và hợp tác mạnh mẽ như hiện nay, một quốc gia không thể phát triển đơn lẻ một mình mà phải gắn mình vào một khối thống nhất trong khu vực và thế giới. Trung Quốc và Việt Nam đều nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, khu vực tăng trưởng năng động nhất thế giới. Trung Quốc hiện nay đang trở thành một hiện tượng của thế giới, có quan hệ hợp tác với hơn 200 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới và gần đây đã gia nhập WTO. Việc Trung Quốc tham gia vào chiếu chợ lớn nhất thế giới sẽ phần nào gợi ý cho Việt Nam điều chỉnh hướng đi thích hợp, chuẩn bị cho việc gia nhập vào WTO. Do hạn chế về trình độ, Việt Nam cần nỗ lực để điều chỉnh nền kinh tế của mình cho phù hợp, nâng cao năng lực nội sinh của đất nước, phát triển năng lực hấp thụ, chuyển hoá hiệu quản các nguồn vốn nước ngoài trong đó có đầu tư nước ngoài thành hợp lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

3.4.2. Tăng cƣờng sức hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ

Môi trường đầu tư đóng một vai trò quan trọng trong thu hút FDI vào một quốc gia. Nhìn nhận được tầm quan trọng của môi trường đầu tư đồng thời có chính

sách phù hợp để xây dựng môi trường đầu tư là nhiệm vụ của các nhà hoạch định, là một trong những ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.

Về khung chính sách :

Môi trường đầu tư luôn chứa đựng những nhân tố có thể gây trở ngại ghê gớm đối với các nhà đầu tư. Bất cứ nhà đầu tư nào cũng không muốn đến đầu tư ở một quốc gia mà ở đó khung chính sách có nhiều bất ổn. Nhận thức được điều này, Việt Nam cần phải có những biện pháp để hỗ trợ các nhà đầu tư :

 Giữ ổn định các mục tiêu của đất nước, duy trì tỷ giá cũng như sức mua của đồng tiền.

 Có chính sách đối xử công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp, tránh gây những sự cạnh tranh không lành mạnh, nhưng đồng thời cũng cần tạo được những ưu đãi khuyến khích phù hợp cho các nhà đầu tư.

 Đa dạng hóa các hình thức đầu tư, tạo điều kiện tối đa về môi trường cũng như chính sách để các nhà đầu tư có thể yên tâm thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

 Mở rộng hơn nữa các hình thức đầu tư, hình thức đầu tư, đồng thời khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực đầu tư mới, công nghệ cao song cũng cần bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ, trọng yếu của quốc gia.

 Lành mạnh hóa và hoàn thiện hệ thống pháp luật tại Việt Nam, đồng thời ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với tình hình thực tiễn. Đồng thời cần cam kết bảo vệ quyền và lợi ích của các nhà đầu tư khi tới đầu tư tại Việt Nam.

Về các yếu tố tạo điều kiện cho kinh doanh :

Tăng cường kêu gọi hợp tác đầu tư, chú trọng hỗ trợ các nhà đầu tư về mặt chính sách, hạn chế tham ô, tham nhũng, tệ quan liêu, cửa quyền, hách dịch. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần có biểu thuế suất phù hợp, tạo ưu đãi cho nhà đầu tư, cũng như khuyến khích tái đầu tư, mở rộng sản xuất tại Việt Nam.

Về các yếu tố kinh tế :

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút vốn fdi của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 65 - 78)