Những điểm khác biệt

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút vốn fdi của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 68 - 70)

Bên cạnh những điểm tương đồng, Việt Nam và Trung Quốc còn có những khác biệt. Nhìn vào sự khác biệt để có thể tìm những hướng đi riêng cho Việt Nam là rất quan trọng.

3.3.2.1. Qui mô thị trường, nguồn tài nguyên

Theo số liệu của Tổng cục thống kê Trung Quốc, nước này là quốc gia đông dân nhất trên thế giới với hơn 1,3 tỷ dân, một quốc gia với diện tích rộng 9.571.300 km2 nguồn tài nguyên phong phú với một trữ lượng dồi dào. Với lượng tài nguyên thiên nhiên này, Trung Quốc hoàn toàn có thể đáp ứng những nhu cầu của nền kinh

tế sản xuất trong nước. Trung Quốc cũng đứng đầu thế giới về sản lượng than nguyên khai, sản xuất bông, sợi, xi măng, nguyên liệu dầu. Đây thật sự là một thị trường lớn và hấp dẫn với tất cả các nhà đầu tư.

Trong khi đó theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính tới hết năm 2011 nước ta có số dân là 86,9 triệu dân, diện tích đất rất nhỏ bé so với Trung Quốc, chỉ hơn 3% diện tích đất của quốc gia này với diện tích đất 331,212 km2. Nguồn tài nguyên của chúng ta cũng chỉ thuộc loại trung bình trên thế giới, trữ lượng tài nguyên cũng không cao, và đang có hiện tượng cạn kiệt tài nguyên do khai thác và sử dụng không hợp lí, với một tỷ lệ thất thoát cao.

3.3.2.2. Lực lượng Hoa kiều và Việt kiều

Nguồn lực Hoa Kiều của Trung Quốc là vô cùng to lớn. Trong những năm gần đây, người Hoa ở nước ngoài đang trở về đất nước của mình mang theo trình độ khoa học, công nghệ và tri thức học tập được từ thế giới đã mở ra một cơ hội và kỉ nguyên mới trong phát triển của quốc gia này. Với hơn 60 triệu Hoa Kiều đang sịnh sống và làm việc tại nước ngoài, phần lớn là ở các quốc gia có trình độ khoa học kĩ thuật cao, trong đó phần lớn Hoa Kiều lại có tiềm lực mạnh mẽ cả về vốn và kĩ thuật, có tinh thần dân tộc đã đang và sẽ đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển đất nước Trung Quốc.

Trong khi đó Việt Nam cũng có hơn 3 triệu Kiều bào đang sinh sống và làm việc tại khắp nơi trên thế giới. Trong đó một lượng lớn Việt Kiều đang sinh sống và làm việc tại Hoa Kì. Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam hàng năm đã góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc gia, là nguồn vốn cho phát triển kinh tế đất nước và nâng cao mức sống cho người dân trong nước. Tuy khó có thể so sánh lực lượng Hoa Kiều và Việt Kiều song Việt Kiều của chúng ta cũng có lòng yêu nước muốn xây dựng đất nước giàu mạnh. Thực tiễn đang đòi hỏi từ Đảng và Nhà nước có nhiều hơn những chính sách ưu đãi, khuyến khích Kiều bào về phục vụ quê hương.

3.3.2.3. Việt nam và Trung Quốc có vị thế rất khác nhau trong quan hệ đối ngoại

Điều kiện lịch sử đã khiến cho Trung Quốc sớm lại gần và đặt nền móng ngoại giao với các nước phương Tây. Với mong muốn xây dựng một Trung Quốc hùng mạnh, đi lên chủ nghĩa xã hội theo đường lối riêng của mình, Trung Quốc đã sớm tiếp xúc và vận dụng kinh tế thị trường, và cũng chính nhờ đó mà vị thế của Trung Quốc đã ngày càng lên cao trong mắt bạn bè quốc tế. Hơn thế nữa việc Trung

Quốc là một trong năm thành viên của quyền phủ quyết tại hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã làm cho tiếng nói của họ càng có trọng lượng hơn trên trường quốc tế. Và vị thế này càng được củng cố khi mà Trung Quốc gặt hái được nhiều thành công hơn về kinh tế khi gia nhập WTO. Hiện nay Trung Quốc đã là chủ nợ lớn nhất của Hoa Kì và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Khác với Trung Quốc, chúng ta chỉ là một quốc gia nhỏ bé, trải qua những năm dài chiến tranh với các đế quốc lớn, hơn thế nữa những thành tựu kinh tế của chúng ta cũng mới được trong hơn hai thập kỉ gần đây. Chính vì vậy, hình ảnh của chúng ta cũng chỉ mới được nâng cao hơn trên trường quốc tế. Thực tiễn này đang đòi hỏi chúng ta phải cải cách hơn nữa nền kinh tế, xây dựng hình ảnh của một Việt Nam văn minh, giàu mạnh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút vốn fdi của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 68 - 70)