Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút vốn fdi của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 50 - 55)

Với những chính sách cải cách, mở cửa nền kinh tế, trong giai đoạn hiện nay Trung Quốc đã đứng đầu thế giới về thu hút FDI. Nhưng do một số bất cập trong các chính sách, tệ tham nhũng, sách nhiễu cùng với những yếu kém trong quản lý đã làm giảm đi sức hấp dẫn của môi trường đầu tư này.

2.3.2.1. Hệ thống pháp luật chính sách còn nhiều bất cập

Trong hoạt động tiến hành đầu tư tại Trung Quốc, các nhà đầu tư hầu như đều gặp phải các vấn đề liên quan tới pháp luật tại quốc gia này. Song song với những ưu đãi trong thu hút đầu tư, thể hiện thông qua Luật đầu tư của trung Quốc thì vẫn còn tồn tại những điểm khiếm khuyết trong hoạt động thu hút và sử dụng vốn đầu tư. Hệ thống luật pháp còn chồng chéo : Việc giải thích các điều khoản luật đôi khi còn nhiều chồng chéo, không rõ ràng, thậm chí còn trái ngược nhau. Chính điều này đã gây ra những khó khăn cho nhà đầu tư, đặc biệt khi họ vướng vào vòng xoáy của pháp luật. Và thực tế cho thấy đã có nhiều nhà đầu tư rút khỏi thị trường Trung Quốc cũng vì lý do này.

Nguyên nhân:

Ở Trung Quốc việc trao quyền cho các cấp quản lý địa phương đã trở lên phổ biến. Việc này một mặt tạo cơ chế thông thoáng cho các địa phương song một mặt cũng dễ tạo nên sự chồng chéo trong thu hút FDI. Các địa phương vì lợi ích của mình không ngừng có những ưu đãi, khuyến khích, điều này vô hình chung tạo ra chiều hướng xấu cho việc thu hút FDI có trọng điểm. Việc đua nhau tạo ưu đãi về thuế, đặc biệt về đất đai đã gây sự lãng phí rất lớn cho Trung Quốc. Hơn thế nữa, việc tràn lan đầu tư này sẽ dẫn tới việc tạo nên những cơn sốt đất ảo, tạo nên cầu ảo, tăng trưởng kinh tế quá nóng, gây ra bất cập trong xã hội, gây ảnh hưởng xấu trong mắt các nhà đầu tư. Từ đó cho thấy được Trung Quốc trong chính sách của mình vẫn chưa tách bạch được việc trao quyền hạn cho các địa phương.

Trung Quốc cũng chưa chú trọng vào việc tạo điều kiện phát triển các nhân tố trong môi trường đầu tư, đặc biệt là cải cách hệ thống pháp luật. Chính điều này đã gây ra trở ngại cho các công ty đa quốc gia khi đầu tư vào thị trường Trung Quốc. Trung Quốc cũng chưa thực sự chú trọng tới việc giữ mối quan hệ lâu dài với các nhà đầu tư. Sau khi thu hút đầu tư, nhiều địa phương đã vi phạm cam kết của mình, không thực sự có những biện pháp bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư. Chính điều này đã dẫn tới sự thoái vốn của một số nhà đầu tư, gây nên ảnh hưởng xấu trong tâm lý các nhà đầu tư.

2.3.2.2. Quản lý hành chính về FDI còn chưa hiệu quả

Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, việc đơn giản hóa các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, tạo độ thoáng cho môi

trường đầu tư là một chìa khóa tạo dựng lợi thế cạnh tranh quốc gia. Chính số lượng thủ tục hành chính dài dòng và phức tạp đã gây nhiều trở ngại cho các nhà đầu tư. Theo nghiên cứu của Diankov, thời gian để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Trung Quốc cần gần gấp hai lần thời gian ở các quốc gia khác. Việc phải dành nhiều thời gian cho xử lý thủ tục hành chính vô hình chung đã làm giảm hiệu quả lao động, gây bức xúc cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại Trung Quốc.

Nguyên nhân:

Theo Luật đầu tư nước ngoài Trung Quốc để thành lập được doanh nghiệp các nhà đầu tư cần tiến hành nhiều thủ tục, qua nhiều cấp và thời hạn giải quyết giới hạn trong vòng ba tháng:

Đề xuất dự án tới cơ quan có thẩm quyền.

Trình bày tính khả thi của dự án. Nếu dự án khả thi thì sẽ tiến hành các bước tiếp theo như đàm phán kí kết các hợp đồng và điều lệ doanh nghiệp.

Trình hợp đồng đã được phê duyệt, và cơ quan phê duyệt có thể cấp giấy phép cho nhà đầu tư.

Nhà đầu tư làm việc với cơ quan quản lý về giấy phép được cấp.

Tùy thuộc vào số vốn đăng kí và tầm quan trọng chiến lược của dự án đầu tư, nhà đầu tư sẽ phải đệ trình lên cơ quan tương ứng. Chính điều này đã cản trở rất lớn hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư.

Hơn thế nữa, bộ máy hành chính của Trung Quốc cồng kềnh, trải qua một thời gian hoạt động theo cơ chế bao cấp, chưa thực sự làm quen được với đòi hỏi mới.

2.3.2.3. Tệ tham nhũng còn tồn tại

Tham nhũng đã đang và sẽ tạo ra những chi phí vô hình, đồng thời đó cũng chính là một rào cản cho hoạt động đầu tư tại Trung Quốc. Hoạt động tham nhũng ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư, tạo ra bất bình đẳng, chênh lệch giàu nghèo và rất nhiều hệ lụy khác cho xã hội. Đáng lo ngại hơn nữa khi tỷ lệ lớn trong đó là quan chức cấp cao, đặc biệt là cả trong hệ thống tư pháp, điều này đã và đang gây ra những bức xúc trong dư luận xã hội và trong cả con mắt của các nhà đầu tư. Theo Tạp chí kinh tế châu Á Thái Bình Dương ước tính tham nhũng tước đoạt 15-17% GDP của Trung Quốc hàng năm.

Nguyên nhân :

Bộ máy hành chính của Trung Quốc cồng kềnh, qua nhiều cấp, phân chia cấp quản lí trong điều hành xét duyệt các dự án còn chồng chéo, gây trở ngại trong việc tiến hành đầu tư, từ đó tạo cơ hội cho hoạt động tham nhũng tiến hành. Một nhân tố khác đó chính là đồng lương cho cán bộ, công nhân viên chức chưa thực sự đáp ứng tốt cho nhu cầu sinh sống, sự bất bình đẳng trong thu nhập xã hội, trình độ dân trí và nhận thức của người dân về tham nhũng còn chưa cao cũng là một nguyên nhân dẫn tới việc chưa thể bài trừ tệ nạn này.

2.2.2.4. Vi phạm một số cam kết của WTO

 Về vấn đề sở hữu trí tuệ : Song song với việc nền kinh tế phát triển, trình độ khoa học được nâng cao thì vấn đề sở hữu trí tuệ đang là một vấn đề nhức nhối tại Trung Quốc. Tại Trung Quốc nạn vi phạm bản quyền diễn ra ở khắp mọi nơi, không chỉ từ các mặt hàng phổ thông giày dép, quần áo,… mà còn diễn ra ở các mặt hàng công nghệ cao. Chính điều này đã gây tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư. Khi đầu tư vào Trung Quốc, nhiều nhà đầu tư mang theo công nghệ, khoa học, kĩ thuật và họ hi vọng chính sự khác biệt này sẽ mang lại doanh thu cũng như lợi nhuận mong đợi. Tuy nhiên trước nạn vi phạm bản quyền tràn lan đã xóa nhà những lợi thế cạnh tranh của các nhà đầu tư. Từ vấn nạn trên, từ sự suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư đã dẫn tới một tỷ lệ các nhà đầu tư chuyển hướng sang các quốc gia khác, nơi mà chỉ số lòng tin hay các đảm bảo an ninh, bảo hộ sở hữu trí tuệ đáp ứng được kì vọng của họ.

Nguyên nhân :

Trung Quốc chưa thực sự có những biện pháp mạnh tay xử lí việc vi phạm bản quyền, việc vi phạm bản quyền đã trở nên thường trực trong xã hội Trung Quốc, người dân Trung Quốc cũng không ý thức được việc mình đã vi phạm bản quyền. Xử lí đối với vấn nạn này còn nhẹ, chưa thực sự mang tính răn đe.

 Vấn đề mở các chi nhánh và minh bạch hóa các chính sách : Khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã cam kết mở cửa thị trường trong nhiều lĩnh vực. Điều này đã mở ra nhiều hi vọng cho các nhà đầu tư tại nhiều lĩnh vực. Song trên thực tế, khi tiến hành mở các chi nhánh tại Trung Quốc, các nhà đầu tư đã gặp vô vàn những khó khăn, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính. Các nhà hoạch định chính sách đã tạo

lập rất nhiều hàng rào vô hình như tỷ lệ thế chấp cao, hay như trong lĩnh vực bảo hiểm, việc trì hoãn cho các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài gia nhập thị trường, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước bành trướng và chiếm lĩnh hầu như toàn bộ thị trường. Hơn thế nữa, việc khống chế tỷ lệ vốn góp trong các doanh nghiệp liên doanh nhằm giữ vững thị trường nội địa đã làm giảm đi tính hiệu quả trong nhiều dự án. Bên cạnh việc tạo lập các hàng rào bảo vệ doanh nghiệp trong nước dưới nhiều hình thức tinh vi, các nhà lãnh đạo Trung Quốc còn hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước. Chính điều này đã vi phạm các quy định của Trung Quốc khi gia nhập WTO, tạo nên sự bất bình trong cạnh tranh giữa các loại hình doanh nghiệp và xói mòn niềm tin của các nhà đầu tư.

Nguyên nhân:

Mục đích chính của chính quyền Trung Quốc khi thực hiên các hoạt động trên chính là nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Trung Quốc lớn mạnh, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

CHƢƠNG 3

BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC CHO VIỆT NAM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút vốn fdi của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 50 - 55)