Hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút vốn fdi của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 62 - 65)

Trong thu hút và sử dụng FDI vào Việt Nam, thực sự vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.

3.2.2.1. Hạn chế về chất lượng tăng trưởng

Chất lượng tăng trưởng kinh tế trong đầu tư FDI tại Việt Nam còn gặp những hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được như kì vọng.

Nguyên nhân:

Nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam phần lớn vào các lĩnh vực gia công, chế tác, chưa thực sự tạo ra giá trị gia tăng cao.

Phần lớn nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu đều phải nhập khẩu. Điều này dẫn tới hiệu quả thực sự trong khâu xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI chưa thực sự cao như mong đợi.

Vốn FDI chảy phần lớn vào lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, chưa thực sự mang lại chuyển biến trong công nghệ sản xuất ở nước ta.

3.2.2.2. Tăng nhập siêu

Các doanh nghiệp FDI làm gia tăng nhập siêu của Việt Nam do hoạt động nhập khẩu của mình.

Nguyên nhân:

Nguyên nhiên vật liệu đầu vào trong nước chưa có hoặc có nhưng không đáp ứng được yêu cầu.

Nguyên nhiên vật liệu phần lớn phải nhập khẩu.

3.2.2.3. Mất đi việc làm truyền thống, chưa thực sự chú trọng vào việc đào tạo người lao động

Khi đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp FDI đã làm mất đi những việc làm truyền thống đồng thời việc đào tạo cho người lao động vẫn chưa đáp ứng được như kì vọng.

Nguyên nhân:

Doanh nghiệp FDI thu hút và sử dụng lao động tại địa phương, làm sụt giảm lao động trong các lĩnh vực truyền thống.

Việt Nam chưa thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ các nghề truyền thống. Nhiều doanh nghiệp FDI chỉ chú trọng thu hút lực lượng lao động giá rẻ, sử dụng trong các ngành nghề đơn giản, chưa chú trọng đầu tư vào công tác đào tạo người lao động.

3.2.2.4. Ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên chưa hiệu quả

Trong quá trình hoạt động ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp FDI đã tận lực khai thác tài nguyên, trong đó có nhiều tài nguyên không thể tái tạo, gây ra sự tàn phá đối với môi trường. Một trong những minh chứng điển hình đó chính là vụ ô

nhiễm sông Thị Vải do Vedan gây ra. Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí, bụi bẩn, tiếng ồn,…cũng đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Nguyên nhân:

Việc giám sát các doanh nghiệp FDI còn chưa thực sự hiệu quả.

Chế tài và các biện pháp xử phạt còn chưa mang tính răn đe cao, chỉ mang tính hình thức.

Hệ thống pháp luật xử lí những vi phạm như vậy còn chưa hoàn chỉnh. Khai thác tài nguyên vì mục tiêu ngắn hạn, chưa nghĩ về dài hạn.

3.2.2.5. Tiêu cực, gian lận trong đóng góp tài chính

Hiện tượng trốn lậu, trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế ngày càng lan rộng.

Nguyên nhân:

Hiện nay các doanh nghiệp FDI đang lợi dụng việc báo cáo lỗ để trốn thuế. Bên cạnh đó, có rất nhiều các doanh nghiệp đã chuyển từ hình thức liên doanh liên kết sang hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài.

Hiện tượng lạm dụng ưu đãi và cơ chế “chuyển giá” đã và đang gây ra những thất thoát cho thu ngân sách nhà nước, gây ra sự cạnh tranh bất hợp lí giữa các chủ thể của nền kinh tế.

Tình trạng chiếm dụng đất của dự án, đầu cơ làm giá thao túng thị trường, cũng như nhiều dự án “ma” gần đây đã mang lại nhiều bức xúc trong dư luận. Điều này đòi hỏi cần có thêm những biện pháp tăng cường kiểm tra từ phía các cơ quan chức năng, cũng như của các cấp chính quyền.

Biện pháp xử lí còn chưa thực sự mang tính răn đe cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2.6. Tệ nạn tham nhũng, quan liêu, cửa quyền còn tồn tại

Trong hoạt động thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam vẫn còn tồn đọng tệ nạn tham ô, tham nhũng, quan liêu cửa quyền. Điều này làm gia tăng chi phí ngầm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, gây nhức nhối và bức xúc trong giới doanh nghiệp.

Nguyên nhân:

Hệ thống pháp luật chưa thực sự hoàn thiện.

Hiện tượng chồng chéo trong các cấp, các ban ngành xử lí vấn đề liên quan đến FDI.

Vấn nạn trên đã tồn tại từ lâu đời, trở thành một hiện tượng chung của xã hội.

Ý thức của người dân cũng như viên chức về việc phòng chống tai tệ nạn trên còn chưa cao.

3.2.2.7. Chưa chuyển giao được nhiều công nghệ

Tại Việt Nam khi thu hút FDI các nhà hoạch định đã hi vọng rất nhiều vào việc sẽ thu hút được vốn và chuyển giao công nghệ từ các nhà đầu tư nhằm hiện đại hóa trình độ sản xuất trong nước. Song thực tế việc chuyển giao công nghệ chưa thực sự đạt được như mong muốn.

Nguyên nhân:

Việt Nam còn có trình độ khoa học yếu kém, chưa hấp thụ được, một phần cũng do các doanh nghiệp còn e ngại, không chịu chuyển giao, giữ bí quyết hoặc có chuyển giao cũng chỉ là những trang thiết bị khoa học đã không còn nhiều giá trị.

Cạnh tranh thu hút FDI giữa các vùng miền, thiếu quy hoạch tổng thể từ các cấp trên cao.

Trình độ công nhân, lao động còn thấp.

Chưa thực sự tạo được nhiều ưu đãi để các doanh nghiệp chuyển giao công nghệ.

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút vốn fdi của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 62 - 65)