PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu luận văn tài chính phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần địa ốc vĩnh long (Trang 28)

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1. Những vấn đề về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 2.1.1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp 2.1.1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp 2.1.1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là hoạt động liên quan đến việc huy động hình thành nên nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra. (Nguyễn Minh Kiều (2011))

2.1.1.2. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp là một trong những nội dung của phân tích hoạt động doang nghiệp. Phân tích tài chính có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý tài sản cũng như việc duy trì một cơ cấu tài chính phù hợp nhằm cân bằng giữa hai mục tiêu là gia tăng lợi nhuận và kiểm soát rủi ro của doanh nghiệp.

Phân tích tài chính doanh nghiệp là q trình đi sâu nghiên cứu nội dung, kết cấu và mối ảnh hưởng qua lại của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thơng qua việc so sánh với các mục tiêu mà các doanh nghiệp đã đề ra hoặc với các doanh nghiệp cùng ngành nghề, từ đó dưa ra quyết dịnh và các giải pháp quản lý phù hợp. (Ngô Kim Phượng, Lê Thị Thanh Hà, Lê Mạnh Hưng, Lê Hoàng Vinh (2009))

2.1.1.3. Ý nghĩa, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp

Ý nghĩa: việc phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp là rất

quan trọng, nó bao gồm các ý nghĩa chính như sau:

- Qua phân tích tài chính mới đánh giá đủ, chính xác tình hình phân phối,

sử dụng và quản lý các loại vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp. Từ đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Phân tích tài chính là cơng cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có

hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích tài chính nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý, nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt mục tiêu đề ra.

- Phân tích tài chính là cơng cụ khơng thể thiếu trong phục vụ công tác quản

lý của cấp trên, của cơ quan tài chính, của Ngân hàng như đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của Nhà nuốc, xem xét việc cho vay vốn.

Mục tiêu phân tích tài chính

Hoạt động tài chính doanh nghiệp liên quan đến nhiều đối tượng, từ các nhà quản trị ở doanh nghiệp đến các nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp, cơ quan quản lý nhà nước... nên mục tiêu phân tích của mỗi đối tượng khác nhau sẽ khác nhau:

Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: phân tích tình hình tài chính nhằm mục

tiêu:

- Tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh trong quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh tốn, trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

- Định hướng các quyết định của ban giám đốc như: quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức, cổ phần…

- Là cơ sở cho các dự báo tài chính: lập kế hoạch đầu tư, phần ngân sách tiền mặt…

- Là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý.

Đối với đơn vị chủ sở hữu: Họ cũng quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả

nợ, sự an toàn của tiền vốn bỏ ra, thơng qua phân tích tình hình tài chính giúp họ đánh giá hiệu quả q trình sản xuất kinh doanh, khả năng đều hành hoạt động của nhà quản trị để quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị, cũng như quyết định phân phối kết quả kinh doanh.

2.1.2. Tài liệu dùng trong phân tích tài chính 2.1.2.1. Bảng cân đối kế tốn

Bảng cân đối kế toán là bảng báo cáo tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp ở một thời điểm nào đó. Thời điểm báo cáo thường được chọn là thời điểm cuối quý hoặc cuối năm. Do đó, đặc diểm chung của bảng cân đối kế toán là cung cấp dữ liệu thời điểm về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.

Bảng cân đối kế toán bao gồm hai phần: phần tài sản và phần nguồn vốn.

Phần tài sản: phản ánh giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm

báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại của tài sản. Tài sản được chia làm hai phần: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại

thời điểm lập báo cáo. Nguồn vốn được chia ra làm hai phần: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. (Trần Quốc Dũng (2009))

2.1.2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo hoạt động kinh doanh là báo cáo tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp qua một thời kỳ nào đó. Thời kỳ báo cáo thường được chọn là năm, quý hoặc tháng. Do đó, đặc điểm chung của báo cáo hoạt động kinh doanh là cung cấp dữ liệu thời kỳ về tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nội dung chính của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là:

- Tình hình doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ, trong bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản làm giảm doanh thu.

- Tình hình chi phí của doanh nghiệp trong kỳ trong đó bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Tình hình thu nhập của doanh nghiệp trong kỳ trong đó bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ hoạt động tài chính và thu nhập bất thường. (Nguyễn Minh Kiều (2011))

2.1.2.3. Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh BCTC được lập để giải thích và bổ sung thơng tin về tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác khơng thể trình

bày rõ ràng và chi tiết. Qua đó, nhà đầu tư hiểu rõ và chính xác hơn về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

Thuyết minh BCTC gồm những nội dung cơ bản sau: - Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.

- Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán. - Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng. - Các chính sách kế tốn áp dụng.

- Thơng tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế tốn.

- Thơng tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

- Thông tin bổ sung cho khoản mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ. (Nguyễn Cơng Bình, Đặng Kim Cương (2008))

2.1.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

2.1.3.1. Phân tích tình hình tài chính thơng qua bảng cân đối kế tốn

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp được trình bày dưới dạng cân đối, phản ánh tồn bộ tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản ở một thời điểm nhất định. Các số liệu trên bảng cân đối kế toán phản ánh số dư, nên chúng thay đổi từ thời điểm này sang thời điểm khác. Vì bảng cân đối kế tốn là bức tranh về tình hình tài chính tại thời điểm cuối năm, trên cơ sở đó ta tính được các chỉ tiêu tài chính, do đó nó trở thành cơng cụ tốt để so sánh các chỉ tiêu tài chính giữa các thời kỳ khác nhau, đồng thời tạo ra cái nhìn tổng quát về cơ cấu và sự biến đổi trong bảng cân đối.

thời so sánh tỷ trọng từng loại giữa cuối kỳ và đầu kỳ để thấy được sự biến động của cơ cấu tài sản (nguồn vốn). (Nguyễn Hiền Trung (2011))

2.1.3.2. Phân tích thơng qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính của doanh nghiệp cho biết tình hình thu, chi, lãi (lỗ) trong kinh doanh. Thông qua các chỉ tiêu trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh có thể kiểm tra phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, chi phí, thu nhập và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế hoạch.

Qua bảng báo cáo hoạt động kinh doanh ta sẽ tiến hành phân tích:

- Sự biến động của doanh thu hoạt động kinh doanh như doanh thu thuần, doanh thu từ hoạt động tài chính.

- Sự biến động của chi phí từ hoạt động kinh doanh như: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Sự biến động của lợi nhuận như: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận khác, lợi nhuận sau thuế. (Nguyễn Hiền Trung (2011))

2.1.3.3. Phân tích tài chính thơng qua các tỷ số tài chính- sơ đồ Dupont

Phân tích các chỉ số tài chính là một cơng cụ được sử dụng rộng rãi trong phân tích tài chính. Các nhà phân tích khảo sát các mối quan hệ giữa các khoản mục khác nhau trong báo cáo tài chính dưới hình thức các tỷ số tài chính, so sánh chúng với nhau và cho chúng ta thấy được lợi ích của chúng trong việc đánh gía được khả năng sinh lời và rủi ro của cơng ty. Các tỷ số tài chính cơng ty:

Tỷ suất đầu tư

Tỷ suất đầu tư tổng quát: tỷ suất đầu tư tổng quát = (tài sản cố định + đầu

tư ngắn hạn+ đầu tư dài hạn) / Tổng tài sản

Tỷ suất đầu tư tài sản cố định: tỷ suất đầu tư tài sản cố định= Tài sản cố

định/ Tổng tài sản.

Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn: tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn = đầu tư tài

chính dài hạn / Tổng tài sản. (Nguyễn Tấn Bình (2010))

Các tỷ suất tự tài trợ

Tỷ suất vốn chủ sở hữu: Tỷ suất vốn chủ sở hữu = vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn.

Tỷ suất tài trợ tài sản cố định : Tỷ suất tài trợ tài sản cố định = vốn chủ sở

hữu / Tổng tài sản cố định. (Nguyễn Cơng Bình, Đặng Kim Cương (2008))

Các tỷ số về khả năng thanh toán

Tỷ số khả năng thanh khoản: Là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của cơng ty. Loại tỷ số này gồm có: tỷ số thanh khoản hiện thời và tỷ số khả năng thanh khoản nhanh.

- Tỷ số thanh khoản hiện thời (còn gọi là tỷ số thanh khoản ngắn hạn): được xác định dựa vào bảng cân đối tài sản bằng cách lấy giá trị tài sản lưu động chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả.

Giá trị tài sản lưu động KC (lần) = Giá trị nợ ngắn hạn

Trong đó: Giá trị tài sản lưu động bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, khoản phải thu và tồn kho. Giá trị nợ ngắn hạn bao gồm: khoản phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả thuế, và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác.

Tỷ số thanh toán hiện thời cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán.

- Tỷ số thanh khoản nhanh (KN): Khi xác định tỷ số thanh khoản hiện thời chúng ta đã tính cả hàng tồn kho trong giá trị tài sản lưu động đảm bảo cho nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, trên thực tế hàng tồn kho kém thanh khoản hơn vì phải mất thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển thành tiền. Để tránh nhược điểm này, tỷ số thanh khoản nhanh được sử dụng.

Các tỷ số hoạt động

Nhóm tỷ số này đo lường hiệu quả quản lý tài sản của công ty. Chúng ta phân tích các tỷ số sau:

- Tỷ số hoạt động tồn kho: Để đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho của công ty, chúng ta sử dụng tỷ số hoạt động tồn kho. Tỷ số này có thể đo lường bằng chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho trong một năm hoặc số ngày tồn kho.

+ Số vòng quay hàng tồn kho (còn gọi là số vòng quay kho hay số vòng luân chuyển hàng hoá): Là chỉ tiêu phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho bình quân trong kỳ.

Doanh thu thuần

Vòng quay hàng tồn kho (vòng) = Giá trị hàng tồn kho bình quân

Số ngày trong năm

Số ngày tồn kho (ngày) = Số vòng quay hàng tồn kho

- Kỳ thu tiền bình quân: Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu. Nó cho biết bình quân khoản phải thu mất bao nhiêu ngày để cơng ty có thể thu hồi được khoản phải thu. Cơng thức xác định kỳ thu tiền bình quân như sau:

Giá trị khoản phải thu bình quân Kỳ thu tiền bình quân (ngày) =

Doanh thu hàng năm / 360

- Vòng quay tài sản lưu động: Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản lưu động nói chung mà khơng có sự phân biệt hiệu quả hoạt động tồn kho hay hiệu quả hoạt động khoản phải thu.

Doanh thu Vòng quay tài sản lưu động (lần) =

Bình quân giá trị tài sản lưu động

- Vòng quay tài sản cố định: Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định như máy móc, thiết bị và nhà xưởng. Cơng thức xác định tỷ số này:

Doanh thu

Vòng quay tài sản cố định (lần) = TS cố định rịng bình qn

Trong đó, Tài sản cố định rịng = Tài sản cố định - khấu hao

- Vòng quay tổng tài sản: Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà khơng phân biệt đó là tài sản lưu động hay tài sản cố định. Công thức xác định tỷ số này:

Doanh thu

Vòng quay tổng tài sản (lần) = Bình quân tổng tài sản

(Nguyễn Minh Kiều (2011))

Các tỷ số quản lý nợ

Mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty gọi là địn bẫy tài chính. Địn bẫy tài chính có tính hai mặt: một mặt giúp gia tăng lợi nhuận cho cổ đơng, mặt khác nó làm gia tăng rủi ro. Do đó, quản lý nợ cũng quan trọng như quản lý tài sản. Các tỷ số quản lý nợ bao gồm:

- Tỷ số nợ trên tổng tài sản: Còn được gọi là tỷ số nợ (D/A), đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty so với tài sản. Công thức xác định tỷ số này:

Tổng nợ

Tỷ số nợ = so với tài sản Giá trị tổng tài sản

- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Còn được gọi là tỷ số nợ (D/E), đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp trong mối quan hệ tương quan với mức dộ

khơng có khả năng trả lãi và gánh nặng lãi gây thiệt hại cho cổ đông. Để đánh giá khả năng trả lãi của công ty chúng ta sử dụng tỷ số khả năng trả lãi được xác định như sau:

EBIT Tỷ số khả năng trả lãi (%) =

Chi phí lãi vay

Trong đó EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay EBIT = Lợi nhuận trước thuế + chi phí lãi vay (Nguyễn Minh Kiều (2011))

Các tỷ số khả năng sinh lời

Để đo lường khả năng sinh lợi chúng ta có thể sử dụng các tỷ số sau: - Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu còn gọi là hệ số lãi ròng (ROS): Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Cơng thức tính như sau:

Lợi nhuận ròng

ROS (%) = x 100 Doanh thu thuần

- Tỷ số suất sinh lợi cơ bản: Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi căn bản của công ty, chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẫy tài chính. Cơng thức được xác định như sau:

EBIT

Tỷ số suất lợi nhuận căn bản (%) = x 100 Tổng tài sản bình qn

Trong đó EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay EBIT = Lợi nhuận trước thuế + chi phí lãi vay

Một phần của tài liệu luận văn tài chính phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần địa ốc vĩnh long (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)