quyền đối với chỉ dẫn thƣơng mại
Mặc dù BTTH ngoài hợp đồng là một chế định lâu đời, trong lĩnh vực SHTT nói chung và quyền đối với các chỉ dẫn thƣơng mại nói riêng lại tƣơng đối mới. Dƣới góc độ lịch sử, hoạt động bảo hộ quyền SHCN trƣớc đây đƣợc quy định trong một số văn bản riêng lẻ nhƣ Nghị định số 31/CP ngày 31/1/1981 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất và sáng chế; Nghị định số 197/HĐBT ngày 14/12/1982 của Hội đồng Bộ trƣởng ban
26 Bản án số 184/2014/DSPT ngày 27/8/2014 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. 27
hành Điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa; Nghị định số 85/HĐBT ngày 13/5/1985 của Hội đồng Bộ trƣởng ban hành Điều lệ về kiểu dáng công nghiệp. Quyền SHCN đối với tên thƣơng mại và chỉ dẫn địa lý chƣa đƣợc đề cập. Nhìn chung, các biện pháp bảo hộ quyền SHCN trong thời kỳ này chủ yếu là biện pháp hành chính hoặc hình sự mà khơng có quy định về việc áp dụng biện pháp BTTH. Cho đến Thông tƣ số 03/NCLP ngày 22/7/1989 của Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn xét xử một số tranh chấp về quyền SHCN, vấn đề BTTH khi có hành vi xâm phạm đã đƣợc đề cập tới với quy định “Ngƣời bị thiệt hại có quyền đề nghị Tịa án nhân dân buộc bên vi phạm phải BTTH cho mình. Mức BTTH đƣợc căn cứ vào thiệt hại thực tế của chủ Văn bằng hoặc lợi nhuận mà bên có hành vi trái pháp luật thu đƣợc” (điểm 6 Phần III). Quy định này phần nào đã khắc phục những hạn chế trong các văn bản trƣớc đây khi chỉ đề cập đến trách nhiệm hành chính và hình sự - mang tính chất là dạng trách nhiệm đối với Nhà nƣớc, trong khi hành vi xâm phạm quyền SHCN trƣớc hết là đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể là các tổ chức, cá nhân. Khi có hành vi xâm phạm, chủ thể có quyền yêu cầu địi bồi thƣờng cho những tổn thất mà mình phải chịu. Mặt khác, quy định trong Thơng tƣ 03/NCLP cịn là cơ sở để xây dựng các quy định về BTTH trong lĩnh vực SHCN. Chẳng hạn, cách quy định về mức BTTH dựa trên thiệt hại thực tế của chủ sở hữu và lợi nhuận mà bên vi phạm thu đƣợc rất giống với quy định hiện nay trong Luật SHTT. Sau văn bản này, trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền SHTT tiếp tục đƣợc ghi nhận rõ hơn trong BLDS 1995 và BLDS 2005.
Trách nhiệm BTTH do xâm phạm chỉ dẫn thƣơng mại không chỉ giới hạn trong pháp luật SHTT mà cịn liên quan đến BTTH ngồi hợp đồng và hành vi cạnh tranh không lành mạnh28
. Hiện nay, các quy định về BTTH do hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn thƣơng mại đƣợc ghi nhận trong Luật SHTT, BLDS và các văn bản hƣớng dẫn. Sự ra đời của Luật SHTT với các quy định đặc thù về trách nhiệm BTTH là điều phù hợp và cần thiết. Tuy nhiên, số quy định về việc áp dụng trách nhiệm BTTH trong Luật SHTT rất hạn chế. Cụ thể, tại Điều 202 Luật SHTT ghi nhận “Buộc BTTH” là một trong những biện pháp dân sự mà Tịa án có thể áp dụng để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT. Điều 203 đề cập đến nghĩa vụ chứng minh thiệt hại thực tế của nguyên đơn khi có yêu cầu BTTH.
28 Dennis S. Corgill (1997), “Measuring the gains of trademark infringement”, Fordham Law Review, Vol. 65, 1965.
Điều 204 quy định về nguyên tắc xác định thiệt hại, các loại thiệt hại đƣợc bồi thƣờng và Điều 205 quy định về căn cứ xác định mức bồi thƣờng.
Tuy nhiên, với số lƣợng hạn chế các quy định trong Luật SHTT về trách nhiệm BTTH, để giải quyết tốt các tranh chấp trên thực tế cần có sự áp dụng bổ sung các quy định chung về BTTH ngoài hợp đồng, đặc biệt là các quy định của BLDS29. Về nguyên tắc áp dụng pháp luật, quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật SHTT xác định trong trƣờng hợp có sự khác nhau giữa quy định về SHTT của Luật SHTT với quy định của luật khác thì áp dụng quy định của Luật SHTT. Điều này cũng phù hợp với nguyên tắc ƣu tiên áp dụng pháp luật chuyên ngành, mặc dù không đƣợc quy định rõ ràng trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 cũng nhƣ Luật năm 2008 nhƣng đƣợc thừa nhận áp dụng trong cộng đồng các chuyên gia pháp lý30. Điều 4 BLDS 2015 ghi nhận “Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự, trƣờng hợp luật khác có liên quan khơng quy định thì quy định của Bộ luật này đƣợc áp dụng”. Theo Thông tƣ liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP ngày 03/4/2008 hƣớng dẫn áp dụng một số quy định pháp luật trong giải quyết các tranh chấp về SHTT tại Tòa án nhân dân31
, “Trách nhiệm BTTH của ngƣời có hành vi xâm phạm quyền SHTT đƣợc xác định theo các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 604 của BLDS và hƣớng dẫn tại mục 1 Phần I của Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về BTTH ngoài hợp đồng32” (Mục B.VI.4.1). Nhƣ vậy, khi áp dụng chế tài BTTH do hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn thƣơng mại, trƣớc hết phải áp dụng các quy định có liên quan trong Luật SHTT, trong trƣờng hợp Luật SHTT khơng quy định thì các quy định về trách nhiệm BTTH trong BLDS sẽ đƣợc áp dụng.
Pháp luật một số quốc gia trên thế giới điều chỉnh trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền SHTT theo các văn bản khác nhau, nhƣng hầu hết đều bằng các quy định riêng mang tính chất đặc thù chứ không vận dụng trách nhiệm BTTH trong lĩnh vực dân sự. Tại Hoa Kỳ, luật dân sự đƣợc chia thành năm phân nhóm chính:
29 Lê Hồng Hạnh – Đinh Thị Mai Phƣơng (Chủ biên) (2004), Bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam – Những vấn
đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, tr. 164.
30 Trƣờng Đại học Luật TP. HCM (2013), Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật, Chủ biên: Nguyễn Cảnh Hợp, Nxb. Hồng Đức, tr. 296.
31 “Thông tƣ 02/2008”. 32
Luật hợp đồng, luật bồi thƣờng ngoài hợp đồng, luật sở hữu, luật thừa kế và luật gia đình. Các đối tƣợng quyền SHTT đƣợc quy định trong các văn bản riêng biệt và trong từng đạo luật có các quy định riêng về BTTH. Khi giải quyết BTTH do xâm phạm quyền SHTT, tòa án áp dụng quy định cụ thể về đối tƣợng bị vi phạm thay vì áp dụng quy định chung của luật bồi thƣờng ngoài hợp đồng (Tort law). Trong Đạo luật Lanham về nhãn hiệu, vấn đề BTTH đƣợc quy định tại Điều 15 U.S.C. 1117. Trong tranh chấp giữa công ty Sporty’s Farm LLC và Sportman’s Market Inc cùng kinh doanh trong lĩnh vực hàng thể thao, Tòa án đã xác định hành vi xâm phạm nhãn hiệu của Sporty’s Farm khi sử dụng tên miền “sportys.com” gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “sporty” đã đƣợc đăng ký của Sportman’s Martket vào năm 1985 tại Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ33. Trong phán quyết của mình, Tịa án cấp phúc thẩm đã xem xét các quy định về BTTH trong Đạo luật Lanham, Đạo luật liên bang về sự lu mờ nhãn hiệu (FTDA) để đánh giá việc BTTH cho hành vi xâm phạm này mà không dựa thêm vào các quy định của pháp luật BTTH nói chung34. Một số quốc gia khơng có văn bản riêng biệt cho từng đối tƣợng quyền SHTT mà điều chỉnh chung trong Luật SHTT hoặc Luật SHCN nhƣ Tây Ban Nha, Mexico, các nƣớc Mỹ La tinh, Srilanca35
(và Việt Nam) vẫn có các quy định để điều chỉnh về BTTH. Mặc dù vậy, các nguyên tắc về trách nhiệm BTTH nói chung có thể đƣợc áp dụng để điều chỉnh khi cần thiết bởi lẽ quyền đối với chỉ dẫn thƣơng mại cũng là một loại tài sản, chế định BTTH là một cơ sở để bảo vệ quyền sở hữu do đó khơng nên loại trừ khả năng áp dụng tối đa các quy định pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể. Trong tranh chấp Getty Petroleum Corp. v. Bartco Petroleum Corp.36, Tòa án đã vận dụng kết hợp các quy định về hành vi xâm phạm nhãn hiệu trong Đạo luật Lanham và quy định về cạnh tranh không lành mạnh để giải quyết vấn đề bồi thƣờng do xâm phạm nhãn hiệu.
33 Sporty’s Farm LLC v. Sportsman’s Market, Inc., 202 F. 3d 489 – Court of Appeals, 2nd Circuit 2000. 34
Tƣơng tự, tại Trung Quốc, hệ thống pháp luật bảo vệ quyền SHTT với các quy định đặc thù cho từng đối tƣợng, bao gồm cả quy định về BTTH: Luật Nhãn hiệu 1982, Luật Sáng chế 1984, Luật Bản quyền 1990… Theo Naigen Zhang (1997), “Intellectual property law enforcement in China: Trade Issues, Policies and Practices”, Fordham Intellectual Property, Media and Entertainment Law Journal, Volumne 8, Issue 1, 72. 35
Bùi Huyền, “Pháp luật về bảo hộ tên thƣơng mại của một số nƣớc trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam” http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/xay-dung-phap-luat.aspx?ItemID=98 (truy cập ngày 12/12/2016).
36 Getty Petroleum Corp. v. Bartco Petroleum Corp., 858 F.2d 103, 105 (2d Cir. 1988), cert denied, 490 U.S. 1006 (1989).
Nhƣ vậy, khi viện dẫn pháp luật để giải quyết các tranh chấp về đối tƣợng chỉ dẫn thƣơng mại nói riêng và quyền SHTT nói chung trƣớc hết cần phải áp dụng các quy định trong Luật SHTT. Trong trƣờng hợp Luật này khơng có quy định điều chỉnh mới áp dụng các quy định chung về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng trong BLDS.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong nền kinh tế hàng hóa và dịch vụ, chỉ dẫn thƣơng mại đem lại cho doanh nghiệp cơ hội phát triển kinh doanh, mở rộng thị trƣờng và khả năng bị xâm phạm rất cao, nhất là đối với các chủ thể kinh doanh và sản phẩm uy tín, chất lƣợng. Pháp luật đặt ra nhiều loại chế tài để ngăn ngừa và xử lý các hành vi xâm phạm này. Buộc BTTH là một biện pháp đƣợc sử dụng trong nhiều ngành luật, nổi bật là pháp luật dân sự và thƣơng mại. Trong lĩnh vực SHCN, buộc BTTH là một biện pháp dân sự để xử lý hành vi xâm phạm, khơi phục gần nhất tình trạng ban đầu cho chủ thể quyền. Những vấn đề chung về trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn thƣơng mại đƣợc nêu trong Chƣơng 1 về cơ bản giải quyết các nội dung:
Thứ nhất, nêu khái niệm các chỉ dẫn thƣơng mại đƣợc nghiên cứu bao gồm: Nhãn hiệu, tên thƣơng mại và chỉ dẫn địa lý. Đồng thời, làm rõ đặc trƣng, tính chất của các đối tƣợng này so với các đối tƣợng khác của quyền SHCN và những tài sản hữu hình, nêu lên vai trị của tài sản trí tuệ đối với sự phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung.
Thứ hai, làm rõ khái niệm trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn thƣơng mại với bản chất pháp lý là trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, phát sinh từ hành vi trái pháp luật. Với những tính chất đặc biệt của tài sản trí tuệ, trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn thƣơng mại theo quy định của Luật SHTT có những đặc trƣng riêng so với trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng trong dân sự. Sự khác biệt đó thể hiện ở hành vi trái pháp luật làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng, loại thiệt hại đƣợc bồi thƣờng và căn cứ xác định mức BTTH.
Thứ ba, từ bản chất pháp lý nêu trên, có thể thấy vấn đề trách nhiệm BTTH áp dụng cho các chỉ dẫn thƣơng mại không đơn giản chỉ là vận dụng các quy định trong BLDS mà trƣớc hết cần phải ƣu tiên áp dụng các quy định đặc thù trong Luật SHTT. Những vấn đề lý luận chung về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng vẫn sẽ đƣợc sử dụng, đặc biệt trong trƣờng hợp Luật SHTT chƣa quy định hoặc chƣa quy định rõ.
CHƢƠNG 2: CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI CHỈ DẪN THƢƠNG
MẠI
Trong lĩnh vực BTTH ngồi hợp đồng nói chung, căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH của các nƣớc trên thế giới hầu hết có sự kế thừa sâu sắc từ Luật La mã cổ đại (cụ thể là Luật XII Bảng) với các yếu tố cấu thành nhƣ: (1) Sự vi phạm xuất hiện do thực hiện một hành vi bên ngồi nào đó; (2) Sự vi phạm phải để lại những hậu quả nhất định; (3) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; (4) Ngƣời vi phạm biết hoặc có thể biết về hậu quả của hành vi do mình gây ra37. Nói cách khác, ngƣời vi phạm phải chịu trách nhiệm do lỗi gây ra. Tuy không rõ ràng nhƣ các yếu tố khác, nhƣng lỗi cũng đƣợc pháp luật một số nƣớc thừa nhận nhƣ là điều kiện bắt buộc hoặc cần xem xét khi xác định trách nhiệm BTTH trong những trƣờng hợp thông thƣờng. Tồn tại trƣờng hợp làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng mà không cần tồn tại yếu tố lỗi, đƣợc quy định tƣơng đối phổ biến trong hầu hết pháp luật các nƣớc dƣới hình thức lỗi suy đốn hoặc trách nhiệm do luật định. Hiện nay, trong lĩnh vực SHTT nói chung và SHCN nói riêng, pháp luật của các quốc gia trên thế giới đều cho thấy khả năng quy trách nhiệm khách quan đối với những ngƣời có hành vi xâm phạm khơng phụ thuộc vào yếu tố lỗi. Dƣới đây, Luận văn nghiên cứu các căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn thƣơng mại bao gồm: (1) thiệt hại thực tế, (2) hành vi trái pháp luật, (3) mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế, (4) lỗi của ngƣời gây thiệt hại. Do hiện nay các quy định của Luật SHTT Việt Nam chƣa thực sự rõ ràng về giá trị của yếu tố lỗi đối với việc phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng, nên tác giả vẫn đƣa vào để phân tích các vấn đề lý luận, thực tiễn và các quan điểm đang tồn tại, từ đó đƣa ra kiến nghị phù hợp.