Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn thương mại theo pháp luật việt nam (Trang 41 - 43)

Để phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng, giữa hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn thƣơng mại và thiệt hại thực tế phải có mối quan hệ nhân quả. Lý luận về trách nhiệm bồi thƣờng hƣớng tới việc bù đắp những thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra, do đó khơng thể yêu cầu chủ thể BTTH nếu hành vi của họ không phải là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Mối quan hệ nhân quả cũng là cơ sở để chấp nhận hay không chấp nhận một thiệt hại cụ thể khi trách nhiệm bồi thƣờng đã phát sinh. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật, đòi hỏi hành vi trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp và cơ bản dẫn đến thiệt hại. Điều này là rất quan trọng bởi lẽ thiệt hại xảy ra có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có những nguyên nhân chỉ là phụ và tác động gián tiếp đến hậu quả. Trong nền kinh tế thị trƣờng, sự giảm sút về doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định có thể do tác động của nhiều yếu tố nhƣ các chính sách của Nhà nƣớc (thuế, lãi suất…), chính sách của địa phƣơng, sự thay đổi của hệ thống pháp luật, các quy luật thị trƣờng, nguồn lao động, lạm phát…71

Quan hệ nhân quả là một khái niệm khó mà khơng ít trƣờng hợp nhà lập pháp không muốn đƣa khái niệm này vào trong luật72. Trong khoa học pháp lý, các cặp phạm trù “nguyên nhân – kết quả”; “tất nhiên – ngẫu nhiên” đƣợc vận dụng để xác định mối tƣơng quan giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại. Thiệt hại là kết quả tất yếu của hành vi nếu trong bản thân hành vi với những điều kiện cụ thể chứa đựng khả năng hiện thực khách quan làm phát sinh nó73. Quan hệ nhân quả là một diễn biến trong quá trình thuộc về một khoảng thời gian cụ thể, do vậy, hành vi đƣợc coi là nguyên nhân phải diễn ra trƣớc kết quả74.

70 Lê Mai Thanh (2009), “Cạnh tranh trong lĩnh vực SHCN: Tiếp cận từ điều ƣớc quốc tế”, Tạp chí Nhà nước

và pháp luật, số 12, tr. 60.

71 Phan Thị Minh Lý (2011), “Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ - Đại học Đà Nẵng, số 2, tr. 151.

72 Đỗ Văn Đại, tlđd (23), tr. 103.

73 Trƣờng Đại học Luật Tp. HCM, tlđd (42), tr. 456.

Thông qua cách quy định về thiệt hại đƣợc bồi thƣờng và căn cứ xác định mức bồi thƣờng, Luật SHTT khẳng định phải tồn tại quan hệ nhân quả. Tại Điều 204, nguyên tắc xác định thiệt hại đƣợc bồi thƣờng là “thiệt hại do hành vi xâm

phạm quyền SHTT” gây ra. Điều 205 cũng xác định “trong trƣờng hợp nguyên đơn

chứng minh đƣợc hành vi xâm phạm quyền SHTT đã gây thiệt hại về vật chất cho mình” thì có quyền u cầu Tịa án quyết định mức bồi thƣờng. Mặt khác, vấn đề BTTH trong Luật SHTT và Thông tƣ liên tịch 02/2008 đã dẫn chiếu đến quy định của BLDS và Nghị quyết 03/2006. Theo BLDS 2005 về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, mối quan hệ nhân quả là một căn cứ bắt buộc. Hƣớng dẫn tại Mục 1.3, khoản 1, Phần I Nghị quyết 03/2006, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại là“thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp

luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại”. Tƣơng tự,

trong quy định của Luật Thƣơng mại75 về trách nhiệm BTTH trong hợp đồng, Điều 303 khẳng định một trong những căn cứ phát sinh trách nhiệm là “hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại”.

Tuy nhiên, hầu nhƣ trong các phán quyết về tranh chấp quyền SHCN hiện nay Tịa án ít đề cập về mối quan hệ nhân quả, do đó trong nhiều trƣờng hợp việc xác định thiệt hại cũng nhƣ mức thiệt hại đƣợc ấn định mà khơng có cơ sở rõ ràng làm cho bản án thiếu sức thuyết phục76. Hầu nhƣ khi đã xác định thiệt hại và hành vi xâm phạm, Tòa án yêu cầu bên vi phạm phải bồi thƣờng bằng đúng doanh thu bị giảm sút, cơ hội kinh doanh mất đi chứ khơng đi vào phân tích hành vi xâm phạm có phải là nguyên nhân tất yếu của thiệt hại hay không. Những giá trị vật chất về tài sản, thu nhập, lợi nhuận hay cơ hội kinh doanh mà doanh nghiệp bị mất chịu sự quyết định của nhiều yếu tố, nhất là trong nền kinh tế thị trƣờng nhƣ vấn đề cạnh tranh, thị trƣờng tiêu thụ, chi phí sản xuất, chính sách bán hàng... Rất có thể việc mất thu nhập, lợi nhuận của chủ sở hữu khơng hồn toàn do hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn thƣơng mại.

Hiện nay trên thế giới có hai quan điểm liên quan đến cách quy định và áp dụng pháp luật đối với mối quan hệ nhân quả trong căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng. Nhóm quan điểm thứ nhất cho rằng quan hệ nhân quả đƣợc hiểu đơn giản,

75 Luật Thƣơng mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005.

76 Bản án số 1892/2011/KDTM-ST ngày 24/10/2011 của Tòa án nhân dân Tp. Hồ Chí Minh và bản án số 96/2010/KDTM-PT ngày 03/6/2010 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội.

pháp luật chỉ đƣa ra định hƣớng là cần mối quan hệ nhân quả, còn xác định yếu tố này nhƣ thế nào do Toà án tự xem xét trong từng vụ việc cụ thể. Điều này cũng phần nào xuất phát từ tính chất trừu tƣợng của căn cứ này. Ở nhóm quan điểm thứ hai, pháp luật quy định khá chi tiết về mối quan hệ nhân quả để giúp Toà án giải quyết nếu có tranh chấp. Sự tự do của thẩm phán sẽ bị giới hạn bởi các định hƣớng mà văn bản đã quy định. Đại diện cho trƣờng phái này là Bộ nguyên tắc Châu Âu về BTTH ngoài hợp đồng, toàn bộ Chƣơng 3 gồm 7 điều đã tập trung vào quy định về mối quan hệ nhân quả77. Trong tranh chấp về nhãn hiệu giữa Burndy Corp. v. Teledyne Indus78, nguyên đơn khơng chứng minh đƣợc tồn bộ thiệt hại gây ra bởi hành vi xâm phạm của bị đơn. Tòa án xác định có nhiều lý do từ thị trƣờng ảnh hƣởng đến sự giảm sút về doanh thu, lợi nhuận của chủ sở hữu nhãn hiệu, hành vi trái pháp luật chỉ là một trong các ngun nhân, do đó khơng thể yêu cầu bị đơn bồi thƣờng toàn bộ lợi nhuận giảm sút. Pháp luật SHTT lẫn pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay dƣờng nhƣ theo hƣớng thứ nhất, việc xác định sự tồn tại của quan hệ nhân quả phụ thuộc nhiều vào quan điểm của Tòa án.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn thương mại theo pháp luật việt nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)