Phân tích tình hình cho vay đối với các DNVVN tại BIDV Vĩnh Long

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 55 - 86)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNVVN TẠI BID

4.2.2. Phân tích tình hình cho vay đối với các DNVVN tại BIDV Vĩnh Long

GIAI ĐOẠN 2008-2010 Đơn vị tính: % Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010

1.Doanh số cho vay 100,00 100,00 100,00

- DNVVN 82,67 71,87 67,42 - DN lớn 3,80 13,31 14,24 - Cá thể 13,53 14,82 18,34 2. Doanh số thu nợ 100,00 100,00 100,00 - DNVVN 84,10 73,13 65,02 - DN lớn 5,04 10,47 20,45 - Cá thể 10,86 16,40 14,53 3. Dư nợ 100,00 100,00 100,00 - DNVVN 79,32 61,80 66,10 - DN lớn 7,26 26,58 15,67 - Cá thể 13,43 11,62 18,24 4. Nợ xấu 100,00 100,00 100,00 - DNVVN 84,45 83,87 72,61 - DN lớn 8,53 3,65 20,43 - Cá thể 7,02 12,48 6,96

Tóm lại, tình hình tăng trưởng tín dụng ở chi nhánh khơng đều qua các năm, tăng mạnh vào năm 2009 và giảm dần ở năm 2010. Đối tượng mà ngân hàng cấp tín dụng nhiều nhất là các DNVVN, tuy nhiên khả năng thu hồi nợ của nhóm này khơng cao cũng như đối với các doanh nghiệp lớn. Mặt khác, dù chiếm tỉ lệ khá nhỏ trong cơ cấu nhưng đối tượng cá thể là nhóm có chất lượng tín dụng tương đối tốt, khả năng thu hồi được nợ cao, tỉ lệ nợ xấu cũng khơng nhiều.

4.2.2. Phân tích tình hình cho vay đối với các DNVVN tại BIDV VĩnhLong giai đoạn 2008-2010 Long giai đoạn 2008-2010

4.2.2.1. Doanh số cho vay đối với các DNVVN

Giai đoạn 2008-2010, doanh số cho vay đối với DNVVN của chi nhánh có tỉ lệ tăng trưởng không đều, tăng mạnh ở năm 2009 và giảm ở năm 2010.

Nguyên nhân là do các gói hỗ trợ, ưu đãi của Chính phủ đã giúp cho các doanh nghiệp mạnh dạng đến vay vốn của ngân hàng, từ đó từng bước khắc phục khó khăn, tạo cơng ăn việc làm cho người lao động, kinh tế đất nước cũng dần phục hồi và tăng trưởng trở lại. Năm 2009, số DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng tăng 27 doanh nghiệp so với năm 2008, tương đương 4,67%. Doanh số cho vay của ngân hàng vì vậy cũng tăng trưởng khá mạnh. Nếu như năm 2008 doanh số cho vay của ngân hàng chỉ ở mức 1.463.862 triệu đồng thì đến năm 2009, con số này đã đạt mức 2.259.270 triệu đồng, tăng hơn 54% so với năm 2008.

Sang năm 2010, bên cạnh nhiều doanh nghiệp đã trả được nợ thì nhu cầu vay vốn cũng ít đi do lãi suất gia tăng, số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng vì vậy mà giảm mạnh đến 12,56% so với năm 2009, tương đương 76 doanh nghiệp. Doanh số cho vay DNVVN năm 2010 của ngân hàng chỉ đạt 1.990.294 triệu đồng, giảm 268.976 triệu đồng so với năm 2009, tương đương với 11,91%.

Bảng 10: DOANH SỐ CHO VAY VÀ SỐ LƯỢNG DNVVN CÓ VAY VỐN TẠI BIDV VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2008-2010

Đơn vị tính: triệu đồng

Chênh lệch Năm

2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu

2008 2009 2010 Tuyệtđối đối(%)Tương Tuyệtđối đối(%)Tương

Doanh số cho vay 1.463.862 2.259.270 1.990.294 795.408 54,34 -268.976 -11,91 DNVVN (doanh nghiệp) 578 605 529 27 4,67 -76 -12,56 Doanh số cho vay/DNVVN 2.533 3.734 3.762 1.202 47,45 28 0,75 (Nguồn: Phịng Quản trị tín dụng)

Mặt khác, doanh số cho vay bình quân trên một DNVVN ở chi nhánh đang có xu hướng tăng dần, điều này chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của ngân hàng đối với các DNVVN là ngày càng lớn. Trong đó tăng nhiều nhất là vào năm 2009, tăng 47,45% so với năm 2008, bình quân một doanh nghiệp được ngân hàng cho vay 3.734 triệu đồng, nguyên nhân tăng là do hoạt động tín

dụng ở năm này được đẩy mạnh, doanh số cho vay tăng đến hơn 54%. Năm 2010, chỉ tiêu này đạt 3.762 triệu đồng, tăng nhẹ 0,75% so với năm 2009.

Sau đây ta đi vào phân tích cụ thể doanh số cho vay theo kì hạn, thành phần kinh tế và ngành nghề kinh doanh:

a. Theo kì hạn

Trong cơ cấu tín dụng DNVVN ở chi nhánh thì tỉ trọng cho vay ngắn hạn là rất lớn, ln lớn hơn 80% và có xu hướng tăng dần qua các năm, ngược với cho vay trung và dài hạn. Bởi hầu hết số lượng DNVVN đến vay vốn ở ngân hàng là nhằm bổ sung cho vốn lưu động tạm thời thiếu hụt, sửa chữa, xây dựng, đầu tư dự án có kì hạn ngắn,…Như đã phân tích ở trên, điều kiện của năm 2009 rất thuận lợi cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngắn hạn. Thêm vào đó, chi nhánh cũng “thích” cho vay đối với các dự án này do ít bị rủi ro. Kết quả năm 2009, cho vay ngắn hạn của ngân hàng tăng mạnh đến 68,44% so với năm 2008, đạt mức 2.084.120 triệu đồng và chiếm tỉ trọng 92,25% trong cơ cấu tín dụng của ngân hàng. Đến năm 2010 thì tình hình cho vay ngắn hạn của ngân hàng có dấu hiệu suy giảm, giảm 233.958 triệu đồng về số tuyệt đối và 11,23% về số tương đối, đạt mức 1.850.162 triệu đồng do nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp giảm.

Bảng 11: DOANH SỐ CHO VAY DNVVN THEO KỲ HẠN TẠI BIDV VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2008-2010

Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Năm 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) - Ngắn hạn 1.237.297 2.084.120 1.850.162 846.823 68,44 -233.958 -11,23 - TDH 226.565 175.150 140.132 -51.415 -22,69 -35.018 -19,99 Tổng 1.463.862 2.259.270 1.990.294 795.408 54,34 -268.976 -11,91 (Nguồn: Phịng Quản trị tín dụng)

2009

92.25 7.75

- Ngắn hạn - TDH

Hình 7: Cơ cấu doanh số cho vay DNVVN theo kì hạn tại BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2008-2010

Đối với cho vay trung và dài hạn, mục đích chủ yếu của các doanh nghiệp là nhằm mở rộng trang trại chăn nuôi, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị cho phân xưởng hay phục vụ đời sống cán bộ công nhân viên,... Đặc biệt qua 3 năm 2008-2010, cho vay trung và dài hạn không những không tăng thêm mà còn liên tục bị sụt giảm. Năm 2009, cho vay trung dài hạn đạt mức 175.150 triệu đồng, giảm 22,69% so với năm 2008. Năm 2010 doanh số cho vay tiếp tục giảm gần 20%, đạt 140.132 triệu đồng. Xét thấy cho vay trung và dài hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thời gian thu hồi nợ dài trong khi tình hình kinh tế trong những năm gần đây liên tục có nhiều chuyển biến theo chiều hướng xấu. Do đó đối với các khoản vay này, ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Đây là ngun nhân giải thích vì sao khoản tín dụng này chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu và đang có xu hướng bị thu hẹp dần. Tuy nhiên, dự đoán trong tương lai gần, với định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhu cầu vốn tín dụng cho đầu tư trung dài hạn là rất lớn, trong đó tập trung chủ yếu như xây dựng, vật liệu xây dựng, giao thơng, dịch vụ, nhà ở,…do đó ngân hàng cần có những giải pháp thích hợp để có thể hạn chế rủi ro, đẩy mạnh cho vay các nhu cầu này.

b. Theo thành phần kinh tế

Doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau và bao gồm 3 nhóm chính: doanh nghiệp nhà nước (DNNN), cơng ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn (CTCP-TNHH), doanh nghiệp tư nhân (DNTN).

2008 15.48 84.52 2010 92.96 7.04

Mỗi loại hình có xu hướng và tỉ lệ tăng trưởng khơng giống nhau, trong đó cho vay đối với CTCP-TNHH luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng.

Bảng 12: DOANH SỐ CHO VAY DNVVN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI BIDV VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2008-2010

Đơn vị tính: triệu đồng

Chênh lệch Năm

2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu

2008 2009 2010 Tuyệtđối đối(%)Tương Tuyệtđối đối(%)Tương

DNNN 109.536 220.136 270.132 110.600 100,97 49.996 22,71 CTCP,TNHH 912.804 1.600.350 1.110.769 687.546 75,32 -489.581 -30,59 DNTN 441.522 438.784 609.393 -2.738 -0,62 170.609 38,88

Tổng 1.463.862 2.259.270 1.990.294 795.408 54,34 -268.976 -11,91

(Nguồn: Phịng Quản trị tín dụng)

Hình 8: Cơ cấu cho vay DNVVN theo thành phần kinh tế tại BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2008-2010

- Đối với các Doanh nghiệp nhà nước: Ở tỉnh Vĩnh Long, các doanh nghiệp thuộc nhóm này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh vật liệu xây dựng và chế biến, xuất khẩu nông thủy hải sản,…thường kinh doanh hiệu quả, khả năng vay trả tốt, ít phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn. Nên ngân hàng cũng dành ưu tiên nhiều hơn đối với các doanh nghiệp này, tỉ lệ tăng trưởng cũng như tỷ trọng của khu vực này trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng vì vậy khơng ngừng tăng lên ở các năm. Năm 2009, doanh số cho vay đối với các

2008 7.48 62.36 30.16 2009 9.74 70.83 19.42 - DNNN - CTCP-TNHH - DNTN 2010 13.57 55.81 30.62

DNNN tăng mạnh hơn 100% so với năm 2008, đạt 220.136 triệu đồng. Năm 2010 mặc dù tăng không nhiều như năm 2009 nhưng vẫn đạt được 270.132 triệu đồng, tăng 22,71% so với năm 2009. Về cơ cấu, các DNNN chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu cho vay của ngân hàng, cụ thể: năm 2008 là 7,48%, năm 2009 tăng lên 9,74% và 13,57% ở năm 2010.

- Đối với các công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn: Doanh số cho vay theo loại hình này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu (trên 55%) do loại hình kinh doanh này ngày càng phổ biến trên địa bàn. Tuy nhiên tỉ trọng và tỉ lệ tăng trưởng của đối tượng này thường không được ổn định, phát triển lên xuống theo nhịp độ chung của nền kinh tế. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp cịn hạn chế về qui mơ, năng lực cạnh tranh và trình độ quản lý yếu kém nên khả năng chống chịu thấp, rất dễ bị tác động của mơi trường bên ngồi. Năm 2009, doanh số cho vay đối với các CTCP, TNHH,… tăng mạnh 75,32% so với năm 2008, đạt mức 1.600.350 triệu đồng, tỉ trọng theo đó mà chiếm đến 70,83% cơ cấu. Đến năm 2010, doanh số cho vay giảm còn 1.110.769 triệu đồng, tương đương giảm 30,59% về số tương đối và tỉ trọng chỉ còn 55,81%.

- Đối với các doanh nghiệp tư nhân (DNTN): Đây là nhóm có tỉ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu cho vay của ngân hàng. Năm 2009, doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp này có phần bị sụt giảm, giảm 0,62% so với năm 2008, đi ngược xu hướng với các loại hình doanh nghiêp khác, tuy nhiên số lượng giảm không nhiều và không đáng kể. Mặt khác hiện nay có rất nhiều DNTN được thành lập, hoạt động ở tất cả các lĩnh vực như: giao thông vận tải, thương mại- dịch vụ, xây dựng, chế biến thủy sản,... với phần lớn qui mô là vừa và nhỏ bởi sự thơng thống trong các qui định về thành lập doanh nghiệp của Nhà nước nên nhu cầu nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh là rất lớn. Năm 2010, tổng mức cho vay của ngân hàng dành cho các đối tượng này là 609.393 triệu đồng, tăng 38,88% so với năm 2009. Tuy nhiên cho vay đối với các loại hình này có rủi ro khá lớn vì vậy chi nhánh cần điều tra, thẩm định cẩn thận trước khi quyết định cho doanh nghiệp vay.

c. Theo ngành kinh tế

Với truyền thống là một tỉnh nơng nghiệp, có thế mạnh về ni trồng, chế biến thủy sản, lại được các cấp chính quyền ưu tiên đầu tư phát triển nên ở BIDV

Vĩnh Long, vốn tập trung trong lĩnh vực này khá nhiều. Tuy nhiên cùng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh thì nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ,… ngày một lớn.

Bảng 13: DOANH SỐ CHO VAY DNVVN THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI BIDV VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2008-2010

Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Năm 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) -Nơng nghiệp 76.562 145.184 131.215 68.622 89,63 -13.969 -9,62 -CN, DV… 487.272 828.892 680.132 341.620 70,11 -148.760 -17,95 -Thủy sản 718.143 842.759 740.150 124.616 17,35 -102.609 -12,18 -Thương mại 181.885 342.435 438.797 160.550 88,27 96.362 28,14 Tổng 1.463.862 2.159.270 1.990.294 695.408 47,51 -168.976 -7,83 (Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Hình 9: Cơ cấu cho vay DNVVN theo ngành kinh tế tại BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2008-2010

Nhìn chung trong cơ cấu cho vay DNVVN theo ngành kinh tế của chi nhánh thì cho vay đối với thủy sản và công nghiệp, dịch vụ là chủ yếu. Riêng đối với ngành thủy sản, tỉ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đang dần giảm xuống do rủi ro trong ngành này hiện nay là khá cao. Các ngành thương mại, cơng nghiệp, dịch vụ thì có xu hướng ngược lại, tỉ trọng

2008 5.23 33.29 49.06 12.43 2009 6.72 38.39 39.03 15.86 - Nông nghiệp - CN-DV - Thủy sản - Thương mại

2010

34.17

37.19

ngày càng được nâng cao. Cuối cùng, cho vay trong lĩnh vực nơng nghiệp ở chi nhánh là có tỉ trọng thấp nhất

- Đối với ngành nông nghiệp: Hầu hết các doanh nghiệp vay vốn nhằm phục vụ cho hoạt động thu mua nguyên liệu đầu vào, phục vụ chế biến, xuất khẩu và trả lương cho người lao động,…Giai đoạn 2008-2010, doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp này có tỉ lệ tăng giảm không đều nhau. Năm 2009, do nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Chính phủ nên doanh số tăng mạnh 145.184 triệu đồng, tương đương với 89,63%, đạt 145.184 triệu đồng. Năm 2010, doanh số cho vay giảm nhẹ, xuống còn 131.215 triệu đồng, giảm 9,62% so với 2009, chiếm 6,59% doanh số cho vay DNVVN. Với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành cơng nghiệp, xây dựng thì nguồn vốn dành cho lĩnh vực nông nghiệp của ngân hàng không nhiều. Tỉ trọng cho vay đối với các DNVVN hoạt động trong ngành này ở chi nhánh là rất thấp, khoảng 5% đến 6% cơ cấu và thay đổi không nhiều qua các năm.

- Đối với các ngành công nghiệp, dịch vụ,…: Nhằm hướng đến thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều khu, cụm tuyến cơng nghiệp đã được tỉnh đầu tư và đưa vào sử dụng như: Hịa Phú, Cổ Chiên, Bình Minh,…Nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất của các DNVVN theo đó cũng ngày càng tăng, đặc biệt là với các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ,…Nắm bắt kịp thời nhu cầu đó ngân hàng đã mạnh dạng đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực này. Cao nhất là vào năm 2009, doanh số cho vay DNVVN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ tăng đến 70,11% so với năm 2008, đạt mức 828.892 triệu đồng, chiếm 38,39% cơ cấu doanh số cho vay DNVVN ở ngân hàng. Năm 2010, do bị ảnh hưởng của tình hình kinh tế chung mà doanh số cho vay giảm 17,95% so với năm 2009, tương đương với 148.760 triệu đồng về số tuyệt đối

- Đối với ngành thủy sản: Trong thời gian qua, các doanh nghiệp kinh doanh thủy sản đã gặp rất nhiều khó khăn do những biến động giá cả của nguyên liệu đầu vào và sự cạnh tranh, chèn ép trên thị trường quốc tế làm ảnh hưởng đến thị trường đầu ra của sản phẩm xuất khẩu. Tại ngân hàng, tỉ trọng cho vay đối với các DNVVN trong ngành này đang có xu hướng giảm dần. Năm 2008, cho vay thủy sản có tỉ trọng 49,06%, đến năm 2010 tỉ trọng này giảm xuống chỉ còn

37,19%. Nếu xét về số tuyệt đối thì doanh số cho vay năm 2009 tăng 17,35% so với năm 2008, đạt mức 842.759 triệu đồng. Năm 2010, xét thấy những rủi ro trong ngành này là khá cao nên chi nhánh đã hạn chế cho vay các doanh nghiệp, đồng thời thận trọng hơn khi xét duyệt hồ sơ. Doanh số cho vay trong năm này giảm 12,18% so với năm 2009, tương đương giảm 102.609 triệu đồng. Mặt khác, diện tích và sản lượng ni trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh vẫn tăng. Theo số liệu thống kê của Chi cục thủy sản Vĩnh Long, năm 2010, toàn tỉnh phát triển hơn 2.380 ha mặt nước nuôi thủy sản các loại. Trong đó diện tích ni cá tra thâm canh hơn 532 ha, với sản lượng đạt hơn 114.428 tấn. Cùng với sự phát triển

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 55 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)