CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC
CÁC DNVVN TẠI BIDV VĨNH LONG
4.3.1. Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đối với cho vay DNVVN
Trước khi phân tích hiệu quả cho vay ở các DNVVN ta cần phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn cũng như tạo lập nguồn vốn của ngân hàng bởi nguồn vốn là cơ sở cho tất cả các hoạt động.
Bảng 23: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN
Chỉ tiêu Đơn vị
tính 2008 2009 2010
-Dư nợ của DNVVN triệu đồng 731.934 996.012 1.169.707 -Vốn huy động (VHĐ) triệu đồng 404.960 589.615 836.343 -Tổng nguồn vốn triệu đồng 1.698.986 1.899.689 2.164.265
Dư nợ của DNVVN/VHĐ lần 1,81 1,69 1,40
Dư nợ của DNVVN/Tổng NV lần 0,43 0,52 0,54
4.3.1.1. Tỷ lệ dư nợ của DNVVN trên vốn huy động
Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động cho thấy khả năng đáp ứng của nguồn vốn huy động đối với nhu cầu vay vốn của nền kinh tế. Chỉ số này càng gần 1 thì càng tốt vì khi đó vốn huy động được vừa đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Tuy nhiên chỉ tính riêng đối với các DNVVN thì chỉ số này ở chi nhánh đã ln lớn hơn 1 (trên 1,4 lần), cịn đối với tổng dư nợ của ngân hàng thì chỉ tiêu này ln lớn hơn 2. Qua đó cho thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng không đủ để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng lớn của các DNVVN nói riêng và nền kinh tế tỉnh nhà nói chung. Mặt khác, chỉ tiêu này có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể: năm 2008, tỷ lệ dư nợ DNVVN trên vốn huy động là 1,81 lần, năm 2009 giảm xuống 1,69 lần và đến năm 2010 chỉ còn 1,40 lần. Đây là dấu hiệu đáng mừng đối với chi nhánh bởi nó cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của ngân hàng đối với các doanh nghiệp này ngày một lớn cũng như sự cố gắng nhằm nâng cao nguồn vốn huy động của ngân hàng. Sự chuyển dịch trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, tăng dần tỉ trọng của vốn huy động thay thế dần các nguồn vốn vay và vốn điều chuyển cũng đã phần này thể hiện được điều này.
4.3.1.2. Tỷ lệ dư nợ của DNVVN trên tổng nguồn vốn
Tỉ lệ này ở ngân hàng là tương đối lớn, bình quân khoảng 0,49 lần. Có thể hiểu nếu ngân hàng có 1 đồng nguồn vốn thì sẽ có tới 0,49 đồng ngân hàng dùng để cho vay DNVVN. Năm 2009, 2010, tỉ lệ này tăng lên đến 0,52 và 0,54 lần, trong khi tỉ lệ dư nợ/tổng nguồn vốn của toàn ngân hàng cũng chỉ đạt hơn 0,8 lần. Điều này cho thấy tầm quan trọng ngày một lớn của các DNVVN, bởi mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng vào các doanh nghiệp này là khá lớn.
Đây cũng được xem là một thế mạnh, nó chứng tỏ được lượng khách hàng doanh nghiệp đơng đảo của ngân hàng, vì vậy ngân hàng cần có những biện pháp hợp lí để phát huy thế mạnh này đồng thời duy trì và phát triển nó. Tuy nhiên ngân hàng cũng khơng nên tập trung tín dụng quá nhiều vào các DNVVN bởi các doanh nghiệp này rất dễ bị tác động của môi trường bên ngoài, rủi ro xảy ra là rất lớn.
4.3.2. Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng
Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra, và chỉ khi nào đạt được kết quả cao nhất trong điều kiện chi phí, rủi ro thấp nhất mới được coi là có hiệu quả.
Xét về lãi suất thì lãi suất cho vay của ngân hàng ln lớn hơn lãi suất huy động và lãi suất đi vay. Đồng thời nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh nên các mức lãi suất cho vay kể cả phí dịch vụ cũng luôn được chi nhánh điều chỉnh sao cho ngang bằng nhất với các NHTM khác trên địa bàn. Vì vậy có thể nói chi phí và lợi nhuận mà ngân hàng đạt được là chi phí thấp nhất và lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, khi xem xét hoạt động tín dụng của ngân hàng ta khơng nên chỉ dừng lại ở chi phí thấp nhất và lợi nhuận cao nhất mà trên hết, đó là chất lượng của tín dụng cũng như độ rủi ro của nó. Khi một khoảng cho vay gặp rủi ro, người vay không trả được nợ hay trả nợ khơng đúng hạn cũng sẽ làm gia tăng chi phí của ngân hàng. Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng đối với các DNVVN ở chi nhánh:
Bảng 24: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG DNVVN
Chỉ tiêu Đơn vị
tính 2008 2009 2010
-Doanh số cho vay triệu đồng 1.463.862 2.259.270 1.990.294 -Doanh số thu nợ triệu đồng 1.515.358 1.995.192 1.816.599
-Dư nợ triệu đồng 731.934 996.012 1.169.707
-Dư nợ bình quân triệu đồng 710.945 863.973 1.082.860
-Nợ xấu triệu đồng 7.739 15.191 74.990
1.Vịng quay vốn tín dụng Vòng 2,13 2,31 1,68
2.Hệ số thu hợ % 103,52 88,31 91,27
4.3.2.1. Vịng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng. Nếu số vịng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của chi nhánh quay càng nhanh, khơng bị ứ đọng, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao. Trong 3 năm qua, vịng quay vốn tín dụng của BIDV Vĩnh Long có sự tăng trưởng khơng ổn định. Năm 2008, 2009, vịng quay vốn tín dụng của ngân hàng khá lớn (trên 2 vịng), cụ thể là 2,13 và 2,31 vòng. Năm 2010, chỉ tiêu này giảm mạnh, chỉ còn 1,68 vòng. Nguyên nhân làm cho chỉ tiêu này giảm mạnh ở năm 2010 là do công tác thu hồi nợ ở các DNVVN chưa đạt được hiệu quả cao, thêm vào đó là dư nợ ở năm 2009 lớn, từ đó làm cho tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ chậm hơn tốc độ tăng trưởng của dư nợ. Việc vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng bắt đầu có xu hướng giảm xuống cho thấy tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng đã chậm lại, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.
4.3.2.2. Hệ số thu nợ
Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu hồi nợ của ngân hàng. Hệ số này càng cao càng được đánh giá tốt, nó cho thấy chất lượng cơng tác thu hồi nợ của ngân hàng. Nhìn chung, chỉ tiêu này ở chi nhánh là khá lớn, năm 2008 đạt tới 103,52%, năm 2009 giảm còn 88,31% và đến năm 2010 tăng nhẹ so với năm 2009, đạt 91,27%. Tuy nhiên, ta cũng thấy rằng, hệ số thu nợ này của ngân hàng đang có xu hướng giảm xuống và nếu có tăng thì cũng chỉ tăng nhẹ, khơng cịn cao như những năm trước đó. Giống như chỉ tiêu vịng quay vốn tín dụng, chỉ tiêu này cũng cho thấy cơng tác thu hồi nợ của ngân hàng đối với các DNVVN đang gặp rất nhiều khó khăn, chất lượng tín dụng của các đối tượng này đang ngày một giảm đi.
4.3.2.3 Tỷ lệ nợ xấu
Đây là chỉ tiêu đo lường hiệu quả nhất chất lượng tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng thấp thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng được đánh giá cao và theo qui định của NHNN thì tỉ lệ này khơng nên lớn hơn 3%. Qua bảng chỉ tiêu ta thấy tỉ lệ nợ xấu/dư nợ của các DNVVN không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2008, 2009, tỉ lệ này là rất thấp, chỉ ở mức 1,06% và 1,53%. Tuy nhiên đến năm 2010, tỉ lệ này tăng mạnh đến 6,41% và tỉ lệ nợ xấu tính chung của cả chi nhánh là 5,83%, vượt xa giới hạn cho phép của NHNN. Việc tỉ lệ này
tăng quá cao như trên đã cho thấy chất lượng tín dụng của các DNVVN ở chi nhánh hiện nay là rất thấp. Do đó ngân hàng cần có những giải pháp cũng như chiến lược thật cụ thể đối với đối tượng khách hàng này để từ đó có thể cải thiện tình hình, nâng cao chất lượng tín dụng.
Tóm lại, qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng DNVVN của ngân hàng, ta thấy hoạt động tín dụng DNVVN của ngân hàng là khá tốt tuy nhiên chưa đạt được hiệu quả cao. Doanh số cho vay và dư nợ mặc dù luôn tăng lên qua các năm nhưng tỉ lệ thu hồi được nợ cịn thấp và có xu hướng giảm dần về tỉ lệ, nợ xấu cũng vì vậy mà tăng lên đáng kể, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng tín dụng của loại hình kinh tế này. Nguyên nhân của sự suy giảm này phần lớn là do điều kiện kinh tế khó khăn đã tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp này. Mặt khác một bộ phận doanh nghiệp cịn chay lì, khơng chịu trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn, cố tình đánh lừa khi cán bộ tín dụng thẩm định tại cơ sở, hoặc cung cấp sai sự thật về tình hình tài chính,… từ đó là ảnh hưởng đến chất lượng tín của chi nhánh.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH VĨNH LONG
5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHĨ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CÁC DNVVN
5.1.1 Thuận lợi
- Yếu tố khách quan:
+ Chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà nước:
Qua việc phân tích tình hình tín dụng DNVVN ở BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2008-2010, ta thấy rằng các chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà nước đóng vai trị rất quan trọng trong việc ổn định, phát triển kinh tế ở địa phương nói riêng và kinh tế đất nước nói chung. Nhiều chính sách đã có tác dụng trực tiếp đến từng thành phần kinh tế, giúp doanh nghiệp vượt qua các giai đoạn khó khăn, an tâm sản xuất. Chẳng hạn như ở năm 2009, nhờ các gói hỗ trợ lãi suất của Chính phủ mà nhiều doanh nghiệp mạnh dạng vay vốn để đầu tư mới, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất để phát triển kinh doanh. Hoạt động tín dụng của ngân hàng nhờ vậy mà cũng không ngừng được đẩy mạnh và mở rộng.
Đặc biệt là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển DNVVN, nhiều chính sách cụ thể đã được ban hành nhằm giúp đỡ đối tượng kinh tế này. Vì vậy mối quan hệ giữa các cấp chính quyền, ngân hàng và doanh nghiệp cũng dần được cải thiện và thắt chặt.
+ Môi trường kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua ở mức khá cao (đạt 11,35% ở năm 2010), nhiều dự án cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển,…đã tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp tập trung sản xuất. Nhiều DNVVN theo đó cũng có cơ hội để đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh và làm ăn ngày càng có hiệu quả. Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp vì vậy ngày một lớn và khả năng trả nợ cũng phần nào được đảm bảo.
+ Môi trường pháp lý: Nhiều thủ tục hành chính được lược bỏ giúp ngân hàng rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ của khách hàng.
- Yếu tố thuộc về doanh nghiệp:
+ Nền kinh tế ngày càng phát triển, mở ra nhiều cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, do có qui mơ vốn không nhiều, không đủ điều kiện để mở rộng kinh doanh, nên nhu cầu vay vốn ở những doanh nghiệp có qui mơ vừa và nhỏ cũng ngày càng cao.
+ Năng lực cũng như trình độ quản lý của doanh nghiệp ngày một được cải thiện. Nguồn vốn tự có ngày càng lớn góp phần nâng cao giá trị tài sản đảm bảo, rủi ro tín dụng vì vậy cũng phần nào được hạn chế. .
- Yếu tố thuộc về ngân hàng:
+ Chính sách tín dụng:
Có mặt từ rất sớm trên địa bàn tỉnh, BIDV Vĩnh Long, đã có được một số lượng khách hàng đông đảo và rất trung thành với ngân hàng. Đồng thời ngân hàng thường xun có các chương trình khuyến mại hấp dẫn, tri ân khách hàng vì vậy khơng những giữ được những khách hàng cũ mà số lượng khách hàng mới đến với ngân hàng cũng ngày một nhiều hơn. Nhờ đó mà nguồn huy động tại chỗ của ngân hàng ngày càng tăng. Mặt khác, BIDV là ngân hàng kinh doanh của Nhà nước, chưa cổ phần hóa, nguồn vốn được cấp lớn nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng có đủ nguồn vốn để mở rộng quy mơ hoạt động tín dụng, đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu về vốn ngày càng cao của nền kinh tế, doanh số cho vay của ngân hàng vì vậy cũng không ngừng tăng trưởng qua các năm.
Ngồi ra, chi nhánh cịn thực hiện giảm lãi đối với những doanh nghiệp có thiện chí, cộng tác trong việc xử lý nợ vay tốt, mặc dù đã nợ quá hạn nhưng tích cực lo trả hết nợ gốc và lãi. Mức giảm tùy thuộc vào xếp hạng của chi nhánh và mức độ thiệt hại của doanh nghiệp vay.
+ Công tác tổ chức: Việc chuyển đổi mơ hình tổ chức theo TA2 (Cán bộ quan hệ khách hàng tiếp nhận hồ sơ, làm hồ sơ (nếu đủ điều kiện), sau khi hoàn tất về giấy tờ, gửi phịng Quản trị tín dụng nhập máy tính, sau đó chuyển lại hồ sơ tài sản thế chấp cho bộ phận QHKH nhập kho quỹ, đối với những món vay vượt quyền của phịng QHKH phải trình phịng Quản trị rủi ro) từ 2008 đến nay bước đầu đã thu được kết quả, trách nhiệm của từng bộ phận được tách bạch rõ
ràng, tạo điều kiện cho chi nhánh quản lý giám sát và phát triển kinh doanh sâu sát theo từng đối tượng khách hàng.
+ Chất lượng nhân sự: Tập thể cán bộ nhân viên tuổi đời bình quân trẻ, năng động và tận tình trong cơng việc, đặc biệt là trong công tác thu hồi nợ, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ góp phần cải thiện chất lượng tín dụng của ngân hàng
5.1.2 Khó khăn
- Yếu tố khách quan:
+ Chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà nước: Nhiều chính sách khơng phù hợp, thường xun thay đổi theo tình hình kinh tế gây khó khăn cho ngân hàng trong việc điều chỉnh. Mặt khác cơ chế lỗi thời, điều hành khơng linh hoạt, pháp luật cịn chịng chéo dẫn đến khó được thực thi.
Biểu hiện rõ nhất là ở năm 2010, khi các Chính sách ưu đãi nhằm khích thích kinh tế của Chính phủ kết thúc, cùng với đó là Chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế tăng trưởng tín dụng vào những tháng cuối năm đã làm cho hoạt động tín dụng ở ngân hàng vì vậy mà giảm mạnh bởi nhu cầu vay vốn khơng cịn nhiều. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp vốn kinh doanh khơng hiệu quả thì đến này càng gặp nhiều khó khăn hơn, nợ xấu, nợ quá hạn ở chi nhánh theo đó mà khơng ngừng gia tăng.
+ Môi trường kinh tế: Đây được xem là yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Giai đoạn 2008-2010, tình hình kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế thế giới nói chung ln ở trong tình trạng thiếu ổn định. Giá cả luôn dịch chuyển theo chiều hướng đi lên, làm lạm phát tăng cao vào năm 2008. Tiếp theo đó là khủng hoảng tài chính bắt đầu ở Mĩ sau đó lan rộng ảnh hưởng đến nhiều nước làm suy thối nền kinh tế thế giới. Và năm 2010, nước ta trở lại với tái lạm phát do mở rộng tín dụng ở năm 2009, đầu năm 2010 cùng với đó là sự không ngừng tăng giá của nhiều mặt hàng. Những chuyển biến trên đã ảnh hưởng đến tất cả mọi ngành nghề kinh tế từ nông nghiệp, thủy sản cho đến xây dựng, thương mại, công nghiêp, dịch vụ,…Nhiều DNVVN do khơng có kinh nghiệm, năng lực, trình độ yếu kém,…vì vậy mà kinh doanh thất bại, khơng có khả năng trả nợ ngân hàng.
Đặc biệt năm 2010 là năm mà ngân hàng có chất lượng tín dụng thấp nhất do thiệt hại của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng và thủy sản. Nhiều cơng trình xây dựng trên địa bàn tỉnh khơng được chủ đầu tư thanh tốn