SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA BIDV VĨNH LONG

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 47 - 52)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA BIDV VĨNH LONG

4.1.1. Tình hình nguồn vốn của BIDV Vĩnh Long

Ngồi vốn điều chuyển và lợi nhuận bổ sung hàng năm từ Hội sở chính BIDV, chi nhành cịn bổ sung thêm bằng nguồn vốn huy động ở địa phương, nhờ vậy mà nguồn vốn của ngân hàng không ngừng tăng trưởng ổn định qua các năm.

Bảng 5: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI BIDV VĨNH LONGGIAI ĐOẠN 2008-2010 GIAI ĐOẠN 2008-2010

Đơn vị tính: triệu đồng

Chênh lệch

Năm 2009/2008 2010/2009

Chỉ tiêu

2008 2009 2010 Tuyệt đối Tươngđối(%) Tuyệt đối đối(%)Tương

1.Vốn huy động 404.960 589.615 836.343 184.655 45,60 246.728 41,85 2.Vốn & các quỹ khác 947.494 986.2691.168.598 38.775 4,09 182.329 18,49 3.Vốn khác 346.532 323.805 159.624 -22.727 -6,56 -164.181 -50,70 Tổng nguồn vốn 1.698.9861.899.6892.164.565 200.703 11,81 264.876 13,94

(Nguồn:Phịng Quản trị tín dụng)

Hình 6: Cơ cấu nguồn vốn của BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2008-2010

2008 23.84 20.40 55.77 2009 31.04 17.05 51.92 Vốn huy động Vốn và các quỹ khác Vốn khác 2010 38.64 7.37 53.99

Bình quân hàng năm nguồn vốn của ngân hàng tăng 12%, trong đó tăng nhiều và nhanh nhất là vốn huy động. Đây là nguồn vốn lớn thứ hai trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, sau nhóm vốn hoạt động và các quỹ khác và có xu hướng tăng dần qua các năm. Nếu như năm 2008, vốn huy động chỉ chiếm 23,84% trong tổng cơ cấu thì đến năm 2010 nhóm này chiếm đến 38,64% và đạt mức 836.343 triệu đồng, gấp hơn 2 lần so với năm 2008 với trung bình mỗi năm tăng khoảng 43%.

Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng là vốn hoạt động và các quỹ khác, được hình thành từ lợi nhuận bổ sung hàng năm và bao gồm các quỹ như quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển,…nhằm đảm bảo cho các hoạt động của ngân hàng được liên tục. Nhìn chung nhóm vốn này liên tục tăng lên qua các năm, tăng nhiều nhất là ở năm 2010. Năm 2008, vốn và các quỹ khác đạt 947.494 triệu đồng. Năm 2009, vốn này tăng nhẹ 4,09% so với năm 2008, đạt 986.269 triệu đồng và đến năm 2010 là 1.168.598 triệu đồng, tăng mạnh 18,49% so với năm 2009. Sự tăng lên của vốn hoạt động và các quỹ, một mặt giúp ngân hàng hạn chế bớt các nguồn vốn vay, vốn điều chuyển, mặt khác góp phần làm giảm chi phí tiền vay và hơn hết là để đáp ứng cho nhu cầu vốn ngày càng lớn của nền kinh tế. Tuy nhiên tỉ trọng của nhóm này khơng ổn định qua các năm và có phần suy giảm, cụ thể ở các năm lần lượt như sau: 55,77%, 51,92%, 53,99%.

Ngồi hai nguồn vốn chủ yếu trên thì nguồn vốn của ngân hàng còn được bổ sung bằng các nguồn vốn khác như vốn điều chuyển, vốn vay, các khoản phải trả,…Các nguồn vốn này có xu hướng giảm dần qua các năm, cả về số tuyệt đối lẫn tỉ trọng trong cơ cấu. Năm 2008, vốn khác đạt 346.532 triệu đồng, chiếm tới 20,4% cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, đến năm 2010 nguồn vốn này giảm chỉ còn 7,37%, giảm hơn phân nửa so với năm 2008, đạt mức 159.624 triệu đồng. Nguyên nhân giảm là do để có được các vốn này, ngân hàng phải bỏ ra nhiều chi phí, thêm vào đó là sự phụ thuộc vào hội sở nếu như phải sử dụng đến vốn điều chuyển, từ đó làm mất tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn. Vì vậy sự giảm dần tỉ trọng của các nguồn vốn khác cũng như sự tăng dần tỉ trọng của vốn huy động trong thời gian qua là rất hợp lí. Sự thay đổi này sẽ giúp ngân hàng mềm dẻo hơn trong việc sử dụng vốn đồng thời có thể tiết kiệm được nhiều chi phí kinh doanh.

4.1.2. Tình hình huy động vốn của ngân hàng

Trong những năm qua công tác huy động vốn ở ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Việc xuất hiện ngày càng nhiều chi nhánh cũng như phòng giao dịch của các ngân hàng khác đã làm cho sức ép cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân hàng ngày một tăng cao. Và ưu thế thường nghiêng về phía các NHTMCP bởi các ngân hàng này thường có mức lãi suất huy động cao hơn nhiều so với các NHTMNN, trong đó có BIDV. Nắm được tình hình đó, chi nhánh đã cố gắng tìm mọi biện pháp để thu hút và giữ vững khách hàng từ đó hướng đến ổn định, gia tăng thị phần, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Nhờ vậy mà nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng trưởng ở mức cao, ln trên 40%. Theo bảng 6 thì năm 2009, vốn huy động của ngân hàng là 589.615 triệu đồng, tăng mạnh 45,6% so với năm 2008. Năm 2010, nguồn vốn này tiếp tục tăng đến 41,85%, đạt mức 836.343 triệu đồng. Thêm vào đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và thu nhập bình qn đầu người của tỉnh khơng ngừng được nâng cao, đã mở ra nhiều cơ hội cho công tác huy động vốn tại ngân hàng. Năm 2010, GDP của tỉnh Vĩnh Long đạt 11,35% (năm 2009 là 9,12%), thu nhập bình quân đầu người là 20,22 triệu đồng trong khi năm 2009 chỉ đạt 17,1 triệu đồng.

Bảng 6: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI BIDV VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2008-2010 GIAI ĐOẠN 2008-2010 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Năm 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu

2008 2009 2010 Tuyệtđối đối(%)Tương Tuyệtđối đối(%)Tương

1.TG thanh toán 107.603 220.949 257.731 113.346 105,34 36.782 16,65 -TCKT 96.567 213.651 201.658 117.084 121,25 -11.993 -5,61 -Dân cư 10.241 6.034 55.329 -4.207 -41,08 49.295 816,95 -TCTD 795 1.264 744 469 58,99 -520 -41,14 2.TG có kì hạn 296.280 366.510 559.040 70.230 23,70 192.530 52,53 -TCTK 34.822 47.641 82.781 12.819 36,81 35.140 73,76 -Dân cư 261.458 318.869 476.259 57.411 21,96 157.390 49,36 3.TG chuyên dụng 1.077 2.156 19.572 1.079 100,19 17.416 807,79 Tổng VHĐ 404.960 589.615 836.343 184.655 45,60 246.728 41,85 (Nguồn: Phịng Quản trị tín dụng)

Bảng 7: CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG TẠI BIDV VĨNH LONGGIAI ĐOẠN 2008-2010 GIAI ĐOẠN 2008-2010 Đơn vị tính: % Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 1.TG thanh tốn 26,57 37,47 30,82 -TCKT 23,85 36,24 24,11 -Dân cư 2,53 1,02 6,62 -TCTD 0,20 0,21 0,09 2.TG có kì hạn 73,16 62,16 66,84 -TCTK 8,60 8,08 9,90 -Dân cư 64,56 54,08 56,95 3.TGchuyên dụng 0,27 0,37 2,34 Tổng VHĐ 100,00 100,00 100,00

Tiền gửi thanh tốn hay tiền gửi khơng kì hạn:Chiếm phần lớn tiền gửi thanh tốn ở ngân hàng là tiền gửi của các TCKT nhằm phục vụ cho việc giao dịch, thanh tốn trong kinh doanh chứ khơng phải để hưởng lãi suất. Năm 2009, tiền gửi thanh toán của các TCKT tăng mạnh đến 121,25% về số tương đối và 117.084 triệu đồng về số tuyệt đối làm cho tỉ lệ tăng trưởng chung của tiền gửi thanh toán của ngân hàng đạt ở mức cao105,34% dù tiền gửi thanh tốn của dân cư có phần bị sụt giảm. Ngun nhân của sự tăng trưởng này là do sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu thanh tốn khơng dùng tiền mặt khơng ngừng tăng cao, thêm vào đó là các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ đã có tác động tích cực đến khu vực sản xuất, đầu tư, tiêu dùng, tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh của các thành phần kinh tế, lưu thông tiền tệ vì vậy cũng được đẩy mạnh.

Năm 2010, tiền gửi thanh toán của ngân hàng tăng chậm lại, chỉ đạt 16,65% so với năm 2009, nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp khơng cịn sơi động như ở năm 2009 kéo theo đó là trao đổi thanh toán của các TCKT và TCTD. Tuy nhiên, cùng với sự ổn định của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng dần gia tăng trở lại làm cho tiền gửi thanh toán của đối tường này tăng mạnh 816,95% so với năm 2009, đạt 476.259 triệu đồng

nhờ vậy tiền gửi thanh toán của ngân hàng mới đảm bảo được tỉ lệ tăng trưởng dương. Dự đoán trong tương lai, cùng với việc tăng trưởng hoạt động tín dụng và các dịch vụ như bảo lãnh, trả lương qua tài khoản, chi nhánh sẽ tranh thủ tốt được nguồn vốn này từ các tổ chức.

Tiền gửi có kì hạn: Tiền gửi có kì hạn ln chiếm tỉ trọng cao, trên 60% tổng vốn huy động của ngân hàng. Đặc biệt năm 2008, tỉ trọng này lên tới 73%, nguyên nhân là do năm 2008 lạm phát ở nước ta cao, cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ, duy trì khả năng thanh khoản của ngân hàng, chi nhánh đã tăng lãi suất huy động lên cao để thu hút tiền nhàn rỗi của nền kinh tế. Năm 2008, lãi suất huy động VNĐ có kì hạn 12 tháng là 12,5% trong khi năm 2009, lãi suất này giảm chỉ cịn 9,5%. Đến năm 2010, thì tiền gửi có kì hạn chỉ cịn chiếm 66,84% trong tổng vốn huy động của ngân hàng dù lãi suất huy động VNĐ kì hạn 12 tháng lên tới 13,8%. Do lúc này người dân và các TCKT có nhiều cơ hội để lựa chọn đầu tư, nhiều kênh còn mang lại hiệu quả rất hấp dẫn.

Mặt khác, tiền gửi có kì hạn của chi nhánh qua các năm không ngừng tăng lên và chủ yếu là từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Đây là nguồn vốn huy động có tính ổn định cao, tuy nhiên cạnh tranh trên địa bàn ngày càng gay gắt khiến cho việc tăng trưởng nguồn vốn này ngày một khó khăn hơn. Giai đoạn 2008-2010, tỉ lệ tăng trưởng của tiền gửi tiết kiệm vẫn luôn ở mức cao, năm 2010 tăng đến 49,36% so với năm 2009, đạt 476.259 triệu đồng. Về tỉ trọng, tỉ trọng tiền gửi tiết kiệm của dân cư ở 3 năm lần lượt như sau: 64,56%, 54,08%, 56,95%. Tuy tỉ trọng có tăng, giảm khác nhau qua các năm nhưng nhìn chung đều trên 50% cơ cấu vốn huy động và đang có xu hướng tăng dần trở lại. Việc tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng lên ở các năm đã cho thấy tầm quan trọng và sự nỗ lực của ngân hàng trong việc thu hút nguồn vốn này cũng như tiềm năng của nó bởi lượng tiền dự trữ ở người dân trên địa bàn hiện nay vẫn còn rất lớn.

Tiền gửi chuyên dùng: Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu nhưng tiền gửi chuyên dùng cũng góp phần làm tăng nguồn vốn huy động cho chi nhánh. Đây là khoản tiền gửi của các TCKT gửi vào ngân hàng với mục đích bổ sung các quỹ như quỹ sửa chữa lớn, quỹ đầu tư xây dựng cơ bản…Nhìn chung khoản tiền gửi này tăng đều qua các năm với tỉ lệ tăng trưởng cao. Đặc biệt năm 2010 chứng kiến lượng tiền gửi chuyên dùng tăng đột biến, 807,79%,

tương đương với 17.416 triệu đồng, nâng tỉ trọng trong cơ cấu vốn huy động lên cao, 2,34% (năm 2008, 2009 lần lượt là 0,27% và 0,34%) do nhu cầu đầu tư, xây dựng mới ở các doanh nghiệp trên địa bàn lúc này tăng mạnh. Một mặt các doanh nghiệp đã có nguồn vốn khá lớn từ năm 2009, mặt khác cùng với định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong giai đoạn này đã tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để phát triển.

Nhận xét, về cơ cấu, ta thấy nguồn vốn huy động từ tầng lớp dân cư của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng trên 55%. Và trong cơ cấu tiền gửi khơng kì hạn thì tiền gửi thanh toán của các TCKT là chủ yếu, tăng mạnh ở năm 2009 khi lãi suất ngân hàng ở mức thấp. Tuy nhiên nguồn vốn này thường xuyên biến động theo nhu cầu thanh tốn của doanh nghiệp. Đối với tiền gửi có kì hạn, phần lớn được huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tỉ lệ tăng trưởng cao ở các năm 2008, 2010, khi lạm phát tăng cao và lãi suất ngân hàng lớn. Đây là nguồn vốn huy động có tính ổn định cao do đó cạnh tranh trên thị trường ngày một gay gắt. Từ đó có thể thấy nguồn vốn huy động nói riêng và nguồn vốn của ngân hàng nói chung rất dễ bị tác động bởi những thay đổi của môi trường kinh tế.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)