Chi phí hoạt động tại BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2008-2010

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 43 - 47)

GIAI ĐOẠN 2008-2010 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) 1. Chi phí KD 93.700 99.213 106.356 5.513 5,88 7.143 7,20 -Trả lãi TG 60.931 62.865 67.523 1.934 3,17 4.658 7,41 -Trả lãi tiền vay 32.209 35.659 37.516 3.450 10,71 1.857 5,21

-Lãi phát hànhGTCG 560 689 1.317 129 23,04 628 91,15

2. Nộp thuế 308 297 299 -11 -3,57 2 0,67

3. Chi nhân viên 3.194 4.569 4.718 1.375 43,05 149 3,26 4. Chi phí khác 12.064 6.382 2.121 -5.682 -47,10 -4.261 -66,77

Chi phí 109.266 110.461 113.494 1.195 1,09 3.033 2,75

(Nguồn: Phịng Quản trị tín dụng)

Giữ vị trí quan trọng và ln chiếm hơn phân nửa chi phí của ngân hàng là chi cho trả lãi tiền gửi. Năm 2009, khoản chi này chỉ tăng nhẹ 3,17% so với năm 2008, đạt 62.865 triệu đồng. Do các chính sách hỗ trợ của Chính phủ nên lãi suất cho vay ở năm này giảm mạnh, nhằm giữ cho hoạt động kinh doanh có lãi, ngân hàng cũng đã hạ mức lãi suất huy động. Chẳng hạn như lãi suất tiền gửi VNĐ có kì hạn 12 tháng năm 2009 ở ngân hàng là 9,5%, giảm 3% so với năm 2008 (năm 2008 là 12,5%) từ đó làm cho chi phí trả lãi tiền gửi tăng khơng nhiều. Đến năm 2010, lãi suất huy động của ngân hàng tăng mạnh trở lại nhằm cạnh tranh và thu hút vốn huy động với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, chi phí trả lãi tiền gửi năm này đạt mức 67.523 triệu đồng, tăng mạnh đến 7,41% so với năm 2009.

Khoản chi phí lớn thứ hai, chiếm khoảng 30% trong cơ cấu chi phí của ngân hàng là chi cho trả lãi tiền vay. Cùng với chi trả lãi tiền gửi, hai khoản chi này chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu và có xu hướng tăng dần qua các năm. Nếu như năm 2009, chi trả lãi tiền vay chỉ chiếm 29,45% tổng chi phí thì đến năm 2010 đã tăng lên 33,06%. Nguyên nhân của sự thay đổi này chủ yếu là do sự sụt giảm của các khoản chi phí khác. Mặt khác, việc tăng lên khơng ngừng

của chi phí trả lãi tiền vay cũng đã cho thấy nhu cầu về vốn của ngân hàng là rất lớn, việc huy động nguồn vốn tại chỗ là khơng đủ, vì vậy phải bổ sung thêm bằng nguồn vốn vay trung ương hoặc các tổ chức tín dụng khác,…

Ngược với chi phí trả lãi tiền gửi và tiền vay, trong các năm qua, chi phí khác tại ngân hàng lại có dấu hiệu giảm mạnh. Các chi phí này bao gồm từ các khoản chi dự phịng rủi ro, bảo hiểm,…đến các chi phí phát sinh hàng ngày phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng như cơ sở vật chất, trang thiết bị, in ấn, quảng cáo,…Năm 2008, các chi phí khác đạt 12.064 triệu đồng, chiếm 11,04% trong cơ cấu nhưng đến năm 2009 đã giảm phân nửa, tỉ trọng chỉ còn 5,78%. Bước sang năm 2010 khoản chi phí này tiếp tục giảm mạnh 66,77% so với năm 2009, đạt 2.121 triệu đồng, chiếm 1,87% cơ cấu chi phí của ngân hàng. Có thể nói đây là một thành cơng lớn đối với chi nhánh bởi việc cắt giảm các chi phí khơng cần thiết sẽ góp phần làm tăng thu nhập của ngân hàng.

Hình 4: Cơ cấu chi phí tại BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2008-2010

Qua việc phân tích chi phí của ngân hàng ta có thể nhận xét như sau: chi phí của ngân hàng không ngừng tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên sự tăng trưởng này không nhiều; các khoản mục trong cơ cấu chi phí có sự tăng giảm khác nhau theo xu hướng tăng dần các khoản chi cho lãi và giảm dần ở các khoản chi ngoài lãi, tuy nhiên sự thay đổi này là hợp lí, giúp mang lại hiệu quả và lợi nhuận cho ngân hàng.

55.76 29.48 56.91 32.28 59.49 33.06 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2008 2009 2010 Năm Trả lãi TG Trả lãi tiền vay Lãi phát hành GTCG Nộp thuế Chi nhân viên Chi phí khác

3.2.5.3. Về lợi nhuận

Giai đoạn 2008-2010, lợi nhuận của BIDV Vĩnh Long khơng ngừng tăng trưởng, trong đó tăng nhiều nhất là vào năm 2009. Cụ thể, năm 2009, lợi nhuận của ngân hàng đạt 14.354 triệu đồng, tăng mạnh 3.027 triệu đồng về số tuyệt đối và 26,72% về số tương đối so với năm 2008. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do sự tăng trưởng mạnh của doanh thu (3,5%) trong khi đó so với năm 2008 thì chi phí chỉ tăng nhẹ 1,09%. Bước sang năm 2010, mặc dù lợi nhuận vẫn tăng nhưng tăng không nhiều, chỉ tăng nhẹ 5,37% so với năm 2009 và đạt mức 15.125 triệu đồng do chi phí kinh doanh tăng cao.

11,327 14,354 15,125 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000Triệu đồng 2008 2009 2010 Năm

Hình 5: Lợi nhuận tại BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2008-2010

Có thể thấy trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có khơng ít sự thay đổi, tuy nhiên việc lợi nhuận không ngừng tăng trưởng đã phần nào cho thấy khả năng làm việc hiệu quả của ngân hàng. Nếu như năm 2008 là lạm phát ở mức cao, năm 2009 chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu thì đến năm 2010 nước ta lại phải đối mặt với nguy cơ tái lạm phát, liên tiếp có những biến động xảy ra đã làm cho nền kinh tế giai đoạn này hết sức khó khăn. Và trong khi nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh kinh doanh thua lỗ thì BIDV Vĩnh Long khơng những kinh doanh có lãi mà lãi năm sau cịn lớn hơn năm trước. Vì vậy đối với chi nhánh, đây là một thành cơng lớn, rất cần được duy trì và phát triển.

3.2.5.4. Nhận xét

Qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long qua 3 năm 2008-2010, ta thấy doanh thu, chi phi và lợi nhuận của ngân hàng khơng ngừng tăng trưởng điều đó chứng tỏ qui mơ hoạt động của ngân hàng cũng không ngừng được mở rộng. Và ứng với từng điều kiện kinh tế cụ thể, thuận lợi hay khó khăn, mà ngân hàng sẽ có những mục tiêu cũng như bước phát triển phù hợp. Năm 2009, hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển mạnh kéo theo đó là sự phát triển của doanh thu làm cho thu nhập của ngân hàng tăng trưởng ở mức cao (hơn 26%). Năm 2010, hoạt động tín dụng của ngân hàng phần qui mô bị thu hẹp, phần nợ xấu tăng vọt làm cho doanh thu tăng không nhiều so với năm 2009, trong khi chi phí lại gia tăng đáng kể. Kết quả năm 2010 lợi nhuận của ngân hàng chỉ tăng 5,37%. Ta thấy mặc dù sự tăng trưởng này có khác nhau qua các năm nhưng cũng đã phần nào thể hiện được sự cố gắng và sức chịu đựng của ngân hàng trước những thay đổi ngày càng phức tạp của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Để có được kết quả này đó là nhờ vào sự phấn đấu, không ngừng vươn lên nhằm vượt qua khó khăn của tồn thể cơng nhân viên BIDV Vĩnh Long và sự giúp đỡ của các sở ban ngành địa phương nhằm hướng đến mục tiêu chung là phát triển nền kinh tế Vĩnh Long tiến tới phát triển nền kinh tế Việt Nam.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNVVN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

CHI NHÁNH TỈNH VĨNH LONG

4.1. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA BIDV VĨNH LONG4.1.1. Tình hình nguồn vốn của BIDV Vĩnh Long 4.1.1. Tình hình nguồn vốn của BIDV Vĩnh Long

Ngồi vốn điều chuyển và lợi nhuận bổ sung hàng năm từ Hội sở chính BIDV, chi nhành cịn bổ sung thêm bằng nguồn vốn huy động ở địa phương, nhờ vậy mà nguồn vốn của ngân hàng không ngừng tăng trưởng ổn định qua các năm.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)