CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ
Ngân hàng có một đội ngũ nhân viên giỏi và giàu kinh nghiệm gắn bó lâu năm với ngân hàng. Riêng đối với các nhân viên trẻ thì cơng tác tuyển dụng được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ nên vẫn đảm bảo được năng lực và chuyên môn trong công tác. Ban giám đốc là những người dày dặn kinh nghiệm luôn nắm bắt thời cơ và đề ra những chiến lược phù hợp đó là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành cơng và uy tín của chi nhánh như hiện nay.
Tính đến ngày 30/06/2010 tồn chi nhánh có 68 cán bộ nhân viên trong đó có 1 nhân viên có trình độ sau đại học, 57 nhân viên có trình độ đại học, 8 nhân viên tốt nghiệp từ trường cao đẳng, trình độ khác là 2 nhân viên. Trong đó trình độ ngoại ngữ đạt chứng chỉ C là 5 nhân viên, chứng chỉ B là 50 nhân viên, chứng chỉ A là 10 nhân viên. Tất cả nhân viên của chi nhánh đều có trình độ A tin học trở lên. Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân sự của MHB-Vĩnh Long là tương đối tốt. Tuy nhiên với số lượng nhân viên như hiện nay thì vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu mở rộng mạng lưới của ngân hàng trong thời gian tới. Vì vậy, ngân hàng cần có chính sách tuyển dụng hợp lý để đủ về số lượng cũng như đảm bảo về chất lượng.
3.3.1 Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của MHB-VL
(Nguồn: Phịng Hành chính-Nhân sự MHB-VL)
3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận 3.3.2.1 Ban Giám Đốc 3.3.2.1 Ban Giám Đốc
Đây là cơ quan đầu não quản lý, điều hành mọi hoạt động của ngân hàng MHB chi nhánh Vĩnh Long.
a) Giám Đốc
- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của chi nhánh theo pháp luật, theo điều lệ tổ chức và hoạt động của MHB.
GIÁM ĐỐC Phịng Hành chính Nhân sự Phịng Kế tốn ngân quỹ Phịng kinh doanh Các phịng giao dịch Phịng Quản lý rủi ro PHĨ GIÁM ĐỐC
- Hướng dẫn, giám sát thực hiện chức năng và nhiệm vụ của cấp trên giao - Ban hành các nội quy, quy định về điều hành và quản lý công việc trong phạm vi chi nhánh nhưng không được trái với điều lệ và các nội quy, quy định của MHB.
- Đại diện Tổng Giám Đốc trong việc giải quyết các tranh chấp, quan hệ tố tụng liên quan đến hoạt động của chi nhánh theo chức năng và nhiệm vụ được giao trong phạm vi ủy quyền và chịu trách nhiệm về việc ủy quyền đó.
- Quyền quyết định các vấn đề liên quan đến việc tổ chức khen thưởng hoặc kỷ luật, bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm cán bộ nhân viên tại đơn vị.
b) Phó Giám Đốc
Có nhiệm vụ hỗ trợ Giám Đốc trong các nghiệp vụ, giám sát tình hình trong các phịng trực thuộc, thực hiện quy chế của cấp trên, thường xuyên theo dõi cơng tác tổ chức tài chính, tình hình huy động vốn và cho vay.
3.3.2.2 Nhiệm vụ từng phòng ban
Phịng Hành chính – Nhân sự
- Tham mưu cho lãnh đạo trong việc lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, bố trí cán bộ, sử dụng cán bộ và quản lý lao động theo đúng chế độ của ngành.
- Giải quyết các vấn đề liên quan đến chế độ lao động, Bảo hiểm xã hội, chính sách nghỉ hưu ...
- Thực hiện công tác quản lý con dấu, quản lý và thu nhận phát hành công văn đi đến, quản lý toàn bộ tài sản, vật tư và bảo đảm sử dụng có hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với các phòng để thực hiện tốt trong công tác và hoạt động.
- Chịu trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, công văn đi đến, tổ chức và quản lý công tác nhân sự, chăm lo các phương tiện kỹ thuật, thực hiện nghi lễ tiếp tân, các mặt hành chính khác như bảo vệ an tồn cơ quan, hình thức bộ mặt cơ quan.
Phịng Kế tốn – Ngân quỹ
- Thực hiện các nghiệp vụ kinh tế của ngân hàng như: thường xuyên theo dõi các khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ khi có phát sinh, có trách nhiệm thơng báo về thu nợ và trả nợ tiền gửi của khách hàng, quy định tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế, thu thập các số liệu phát sinh, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn trình lên Giám đốc.
- Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng: chiết khấu chứng từ có giá, mở L/C, chuyển tiền điện tử…
- Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định, quy chế về nghiệp vụ thu chi vận chuyển tiền.
- Lập báo cáo hàng tháng, hàng quý và báo cáo quyết tốn hàng năm.
Phịng Kinh doanh
- Tiếp cận thị trường, tìm khách hàng mới và giữ mối quan hệ với khách hàng truyền thống.
- Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng,thẩm định xét duyệt cho vay, lập hồ sơ vay vốn, kiểm sốt hồ sơ, trình Giám Đốc ký hợp đồng tín dụng.
- Thẩm định các dự án đầu tư theo quy trình thẩm định đã được ban hành. - Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn của đơn vị vay vốn, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn. Thực hiện các biện pháp xử lý nợ quá hạn.
Phòng quản lý rủi ro
Chức năng:
- Nghiên cứu, phân tích, quản lý rủi ro bao gồm rủi ro chung và rủi ro riêng nhằm đảm bảo phát triển tín dụng, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng
- Phối hợp với phòng kinh doanh hực hiện việc xử lý các khoản nợ có vấn đề.
Nhiệm vụ bao gồm các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chịu trách nhiệm hồn toàn về việc thiết lập, vận hành, kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của chi nhánh.
- Quản lý danh mục đầu tư.
- Trực tiếp thẩm định rủi ro với từng khoản cấp tín dụng đến khách hàng. - Tham gia qui trình phê duyệt tín dụng, giám sát quá trình thực hiện… - Thu thập quản lý thơng tin và tín dụng, thực hiện các báo cáo về cơng tác tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh, lập báo cáo phân tích thực trạng tài sản đảm bảo nợ vay của chi nhánh.
3.4 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH
Một ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết là phải có nguồn vốn vững mạnh và biết sử dụng nguồn vốn đó hợp lý và thật hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Lợi nhuận không những là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để đạt được lợi nhuận cao nhất và độ rủi ro thấp nhất. Đồng thời phải đạt được mục tiêu kế hoạch kinh doanh mà ngân hàng đặt ra và mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của MHB chi nhánh Vĩnh Long trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Những kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm 2007 đến thời điểm 30/6/2010 được thể hiện qua các bảng số liệu dưới đây:
GVHD: Th.S Võ Hồng Phượng SVTH: Dương Thị Hồng Hạnh 21
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MHB – VĨNH LONG QUA CÁC NĂM
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch 07/08
Chênh lệch
09/08 Thời điểm Chênh lệch
2007 2008 2009 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 6 tháng đầu năm 2009 6 tháng đầu năm 2010 Số tiền Tỷ lệ % Tổng thu nhập 46.662 65.748 62.481 19.086 40,90 (3.267) 4,99 29.431 41.559 12.128 41,20 Tổng chi phí 37.123 62.256 49.077 25.133 67,70 (13.179) 21,17 21.186 37.168 15.982 75,44 Lợi nhuận 9.539 3.492 13.404 (6.047) 63,40 9.912 283,96 8.245 4.391 (3.854) 46,74
Nhìn chung, tình hình hoạt động của ngân hàng là khá tốt nếu xét về mặt thu nhập. Cụ thể, năm 2008 thu nhập đạt 65.748 (triệu đồng) tăng 40,90% so với 2007, đến năm 2009 tuy thu nhập có giảm xuống nhưng tỷ lệ này không đáng kể chỉ 4,99% so với năm 2008. Sang đến 30/6/2010 thu nhập đạt 41.559 (triệu đồng) tăng đến 41,20% so với cùng kỳ năm 2009. Điều này phần nào cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng hiệu quả.
Bên cạnh khoản mục thu nhập thì chi phí là một khoản mục quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tình hình chi phí của chi nhánh cụ thể như sau: năm 2008 chi phí là 62.256 (triệu đồng) tăng 67,70% so với năm 2007, nhưng sang năm 2009 chi phí giảm được 21,17% so với năm 2008. Sang 6 tháng đầu năm 2010, chi phí là 37.168 (triệu đồng) tăng 75,44% so với cùng kỳ năm 2009. Tổng chi phí tăng là do ngân hàng đã không ngừng mở rộng và tăng cường huy động vốn nên phải chi nhiều cho việc chi trả lãi do lãi suất đầu vào tăng cao. Ngoài ra, chi phí tăng lên cịn do chi trả cho việc nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho CBNV và việc ứng dụng chương trình Intellect Core Banking trong toàn hệ thống ngân hàng.
Qua kết quả các bảng trên cho thấy có sự biến động tăng giảm lợi nhuận qua các năm. Cụ thể như sau: năm 2007 lợi nhuận đạt 9.539 (triệu đồng), năm 2008 giảm 63,4% so với 2007 đạt 3.492 (triệu đồng). Lợi nhuận năm 2008 giảm là do tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động. Giá cả vật tư tăng đột biến với tốc độ chóng mặt, tình hình thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp nên ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Tác động đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tiếp theo, năm 2009 lợi nhuận của ngân hàng là 13.404 (triệu đồng) tăng đến 283,96% so với 2008. Tuy sang 6 tháng đầu năm 2010 thì lợi nhuận lại giảm 46,74% so với cùng kỳ 2009 đạt 4.391 (triệu đồng) nhưng chỉ số này vẫn cao so với kỳ kế hoạch, nguyên nhân chính là sự tăng cao của chi phí hoạt động tín dụng do lãi suất đầu vào 6 tháng đầu năm 2010 tăng cao đã đẩy chi phí tăng cao làm lợi nhuận giảm xuống bên cạnh đó là tình hình kinh tế của tỉnh gặp khó khăn do giá cả một số sản phẩm nông nghiệp và thủy sản không ổn định, giá gạo, lương thực, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, xăng dầu, thức ăn cho chăn nuôi và thủy sản cũng tăng, tình hình thị trường bất động sản đóng băng, tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật ni tiếp tục tái diễn ảnh
46.662 37.123 65.748 62.256 62.481 49.077 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 Triệu đồng 2007 2008 2009 Năm Tổng thu nhập Tổng chi phí hưởng xấu đến các doanh nghiệp, cá thể, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn nên tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng.
Hình 1: Sự biến động của thu nhập và chi phí qua các năm
Nếu xét về lợi nhuận thì vẫn chưa thấy rõ hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang khả quan. Tuy nhiên khi xem xét mối quan hệ giữa thu nhập và chi phí theo hình trên ta có thể thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang hiệu quả, chi nhánh căn bản vẫn giữ được mức lợi nhuận tương đối khả quan qua các năm. Nhìn vào biểu đồ có thể thấy được tuy có sự giảm xuống của thu nhập nhưng tốc độ giảm thấp hơn so với sự giảm xuống của chi phí. Cụ thể là năm 2008 thu nhập của chi nhánh là 65.748 triệu đồng, cịn chi phí là 62.256 triệu đồng, sang năm 2009 tuy thu nhập giảm 3.267 triệu đồng ước tính 4,99% so với 2008 nhưng về chi phí lại giảm được một lượng đáng kể là 13.179 triệu đồng ước tính đến 21,17% so với 2008. Vì thế, có thể kết luận rằng kết quả hoạt động của chi nhánh nhìn chung vẫn khả quan.
Để đạt được những kết quả khả quan trên là nhờ vào những nguyên nhân sau:
- Chi nhánh MHB-Vĩnh Long hoạt động kinh doanh ổn định trên cơ sở duy trì mối quan hệ với nhiều khách hàng truyền thống về tiền gửi và tiền vay. Chi nhánh đã tập trung phát triển các sản phẩm thị trường, khơng ngừng
cải thiện hồn thiện các sản phẩm hiện tại cho phù hợp yêu cầu của thực tế và đảm bảo lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Nghiên cứu phát triển các sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ hiện đại, phù hợp với xu thế thương mại điện tử và nền kinh tế tri thức, chuẩn bị điều kiện và khả năng hội nhập được với thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng khu vực và quốc tế.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm công tác, giải quyết khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện, đưa ra biện pháp khắc phục kịp.
- Hội sở ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng góp phần kiềm chế lạm phát, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
CHI NHÁNH VĨNH LONG
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH 4.1.1 Tình hình huy động vốn 4.1.1 Tình hình huy động vốn
4.1.1.1 Tổng quát tình hình nguồn vốn
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, công tác nguồn vốn giữ một vai trị rất quan trọng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh. Ngân hàng cần phải tạo được nguồn vốn ổn định, chi phí hợp lý và phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn.
Qua 3 năm hoạt động ta thấy tình hình nguồn vốn của chi nhánh tăng trưởng khá ổn định. Tuy năm 2008, tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn đặc biệt là cơng tác tín dụng vì nhu cầu tín dụng của khách hàng giảm nên nhu cầu nguồn vốn cũng giảm, nhưng tổng nguồn vốn vẫn tăng 11,65% so với năm 2007. Đến năm 2009, nguồn vốn tăng trưởng mạnh mẽ đạt tỷ lệ tăng đến 22,55%. Sang 06 tháng đầu năm 2010, tổng nguồn vốn cũng đạt tốc độ tăng trưởng là 6,56% so với cùng kỳ năm trước cho thấy sự nỗ lực đáng kể của chi nhánh trong công tác nguồn vốn. Đặc biệt là đối với công tác huy động vốn từ khách hàng như: luôn theo dõi tình hình lãi suất của các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh để kịp thời ban hành mức lãi suất huy động phù hợp từng thời điểm đảm bảo lợi ích cho khách hàng. Hơn nữa chi nhánh còn cử cả lãnh đạo, CBCNV tiếp cận các tổ chức và khách hàng để khai thác tiền nhàn rỗi. Từ những nỗ lực trên mà chi nhánh đã duy trì được sự tăng trưởng ổn định của nguồn vốn tại chi nhánh cũng như hạn chế được việc nhận vốn điều chuyển từ Hội sở nhằm giảm chi phí tăng lợi nhuận. Sau đây là bảng số liệu về nguồn vốn tại chi nhánh từ năm 2007 đến thời điểm 30/6/2010:
GVHD: Th.S Võ Hồng Phượng SVTH: Dương Thị Hồng Hạnh 26
Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG MHB-VĨNH LONG TỪ NĂM 2007 ĐẾN 30/6/2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Thời điểm Chênh lệch
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6 tháng đầu năm
2009 6 tháng đầu năm 2010 2008/2007 2009/2008 6 tháng đầu năm 2010/6 tháng đầu năm 2009 Số tiền Tỷ trọng % số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Vốn huy động 165.287 41,69 255.974 57,82 355.895 65,60 280.639 53,71 375.989 67,53 90.687 54,87 99.921 39,04 95.350 33,98 Nhận vốn TW 231.183 58,31 186.700 42,18 186.602 34,40 241.863 46,29 180.791 32,47 (44.483) (19,24) (98) (0,05) (61.072) (25,25) Tổng nguồn vốn 396.470 100 442.674 100 542.497 100 522.502 100 556.780 100 46.204 11,65 99.823 22,55 34.278 6,56
Năm 2007 41,69% 58,31% Vốn huy động Nhận vốn TW Năm 2008 42,18% 57,82% Vốn huy động Nhận vốn TW