Phân tích rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh vĩnh long (Trang 70 - 72)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ RỦI RO TRONG KINH DOANH

4.3.4 Phân tích rủi ro thanh khoản

Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngân hàng thương mại là đảm bảo khả năng thanh khoản đầy đủ. Một ngân hàng thương mại được xem là có khả năng thanh khoản nếu nó tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn khả dụng ở chi phí hợp lý và đúng lúc cần thiết. Điều này có nghĩa là ngân hàng có sẵn lượng ngân quỹ dự trữ trong tay hoặc có thể tăng thêm bằng cách vay mượn hoặc bán bớt một số tài sản mà ngân hàng đang có. Ngày nay, quản trị thanh khoản trở nên quan trọng hơn so với trước đây rất nhiều, bởi vì một ngân hàng có thể bị đóng cửa nếu khơng đáp ứng đủ nhu cầu thanh khoản, mặc dù về kỹ thuật, nó vẫn cịn khả năng trả nợ. Hơn nữa, năng lực quản trị thanh khoản của một ngân hàng là thước đo quan trọng về tính hiệu quả tổng thể để đạt đến các mục tiêu dài hạn của ngân hàng.

Để phân tích rủi ro thanh khoản của chi nhánh ta dựa vào những chỉ số về tính thanh khoản trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 20: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ RỦI RO THANH KHOẢN

Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 30/6/2010

Tổng tiền gửi Triệu đồng 165.287 255.974 355.895 375.898 Tài sản có thanh khoản Triệu đồng 76.092 74.454 239.052 312.541 Tổng tài sản Triệu đồng 396.470 442.674 542.497 556.780 Tổng dư nợ Triệu đồng 391.472 434.674 521.187 451.697 Tài sản có thanh khoản/ Tổng tài sản - 0,19 0,17 0,44 0,56 Tài sản có thanh khoản/ Tổng tiền gửi - 0,47 0,29 0,67 0,83 Tổng dư nợ/ Tổng tiền gửi - 2,37 1,70 1,46 1,20

(Nguồn: Phịng Kế tốn MHB - Vĩnh Long)

Xét về tỷ số: Tài sản có thanh khoản trên tổng tài sản, từ năm 2007 đến 30/6/2010 ta thấy tình hình thanh khoản của chi nhánh được cải thiện qua các năm. Cụ thể, năm 2007 cứ 100 (đồng) tài sản thì có 19 (đồng) tài sản có tính thanh khoản, năm 2008 con số này có giảm chút ít còn 17 (đồng). Nhưng sang năm 2009, cứ 100 (đồng) tài sản thì có 44 (đồng) tài sản có tính thanh khoản và đến 30/6/2010 khả năng thanh của ngân hàng tiếp tục tăng lên cứ 100 (đồng) tài sản thì có 56 (đồng) tài sản có tính thanh khoản. Nhìn chung tình hình thanh khoản của ngân hàng hiện đang ở mức tương đối tốt vì nếu chỉ số này tăng quá

cao chứng tỏ khả năng thanh khoản tốt nhưng khả năng sinh lợi sẽ giảm do tài sản có thanh khoản là những tài sản có khả năng sinh lợi thấp.

Nếu xét về khả năng thanh tốn nhanh thì nhìn chung, khả năng thanh toán của ngân hàng đối với các khoản tiền gửi của khách hàng đã được cải thiện qua các năm từ năm 2007 đến 30/6/2010. Biểu hiện, năm 2007 cứ 100 (đồng) tiền gửi thì được bảo đảm bằng 47 (đồng) tài sản có khả năng thanh khoản. Năm 2008, 100 (đồng) tiền gửi của khách hàng chỉ được đảm bảo thanh toán bằng 29 (đồng) nhưng vào năm 2009, cứ 100 (đồng) tiền gửi thì được đảm bảo thanh toán bằng 67 (đồng) tài sản thanh khoản. Đến 30/6/2010, được đảm bảo bằng 83 (đồng) tài sản có tính thanh khoản.

Tổng dư nợ trên tổng tiền gửi chỉ số này cho ta biết việc ngân hàng sử dụng tiền gửi để đem cho vay (tạo tài sản chịu rủi ro). Chỉ số này càng thấp thì cho thấy tính thanh khoản càng cao. Qua các năm ta thấy tình hình thanh khoản của ngân hàng ngày càng được cải thiện biểu hiện qua tỷ số này giảm liên tục. Cụ thể là năm 2007, tổng dư nợ trên tổng tiền gửi gấp 2,37 lần, năm 2008 con số này giảm còn 1,70 lần, năm 2009 là 1,46 lần và đến 30/6/2010 là 1,20 lần.

Tóm lại, tình hình thanh khoản tại ngân hàng là khả quan. Tất cả là do tổng vốn huy động của ngân hàng tăng mạnh qua các năm, trong đó tiền gửi có kỳ hạn có tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn huy động làm tình hình thanh khoản của chi nhánh ngày càng được cải thiện. Ngân hàng cần duy trì tình hình này trong thời gian tới để đảm bảo tính thanh khoản.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh vĩnh long (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)