CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ RỦI RO TRONG KINH DOANH
4.3.1 Phân tích rủi ro vốn chủ sở hữu
Do MHB chi nhánh Vĩnh Long là chi nhánh cấp 1 của MHB nên ngân hàng khơng quản lý vốn chủ sở hữu. Khơng tính được khoản mục vốn chủ sở nên khơng thể phân tích được rủi ro này.
4.3.2 Phân tích rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng khơng thực hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng. Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn. Từ đó tác động xấu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng như phản ánh chất lượng các khoản tín dụng của của ngân hàng. Đây là rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề nhất do đó, cần phải phân tích đánh giá để có thể tìm kiếm lợi nhuận cao nhất từ các món cho vay mà ít gặp rủi ro nhất cũng như có thể có được những biện pháp khắc phục kịp thời nếu phát hiện ra có rủi ro này.
Bảng 11: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 30/6/2010 Nợ quá hạn Triệu đồng 6.392 10.132 13.235 18.181 Tổng dư nợ Triệu đồng 391.472 434.674 521.187 451.697 Hệ số rủi ro tín dụng % 1,63 2,33 2,54 4,02
(Nguồn: Phòng kinh doanh MHB - Vĩnh Long)
Qua các năm ta thấy tình hình nợ quá hạn tăng làm tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cũng tăng theo. Tuy nhiên, từ năm 2007 đến năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ vẫn ở mức an toàn (dưới 3%) theo quy định của NHNN. Từ phân tích trên cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng từ năm 2007 đến năm
2009 là tốt, khơng xảy ra rủi ro tín dụng. Điều này cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của chi nhánh là cao. Nhưng sang 6 tháng đầu năm 2010 tỷ lệ này tăng đến 4,02%, vượt quá mức an toàn. Nhưng khơng thể vì thế mà kết luận chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng là kém do vào thời điểm này tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long cũng tương tự. Theo ông Nguyễn Trọng Nghiệp, Giám đốc NHNN tỉnh Vĩnh Long thì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trên địa bàn Vĩnh Long chiếm đến 4,01% trên tổng dư nợ. Từ đó, cho thấy việc nợ xấu nợ quá hạn tăng là tình hình chung của tất cả các ngân hàng trên địa bàn chứ khơng riêng gì MHB chi nhánh Vĩnh Long. Đồng thời cũng thấy được chất lượng các khoản tín dụng của chi nhánh là khơng đáng lo ngại. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần phải đưa ra biện pháp hữu hiệu để thu hồi nợ, tránh nợ quá hạn tăng nhằm giảm tỷ lệ này xuống dưới 3%.
4.3.3 Phân tích rủi ro lãi suất
Đây là rủi ro mà các chủ thể kinh tế có thể gặp phải khi có biến động về lãi suất. Tất cả các khoản cho vay và nợ dù có lãi suất cố định hay thả nổi đều có thể gặp rủi ro. Nếu các chủ thể kinh tế đều gặp rủi ro thì các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng là những đơn vị dễ gặp rủi ro nhất. Vì thế đây là vấn đề cần được đưa vào phân tích trong cơng tác quản trị ngân hàng thương mại.
Bảng 12: CÁC CHỈ TIÊU VỀ RỦI RO LÃI SUẤT
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 30/6/2010 TSNCLS Triệu đồng 211.879 256.841 320.160 264.733 NVNCL Triệu đồng 396.470 442.674 542.497 556.780 Chênh lệch Triệu đồng (184.591) (185.833) (222.337) (292.047) Hệ số - 0,53 0,58 0,59 0,48 (Nguồn: Phịng Kế tốn MHB - Vĩnh Long)
Từ năm 2007 đến năm 2009 ta thấy hệ số nhạy cảm lãi suất của ngân hàng luôn nhỏ hơn 1. Điều này đồng nghĩa chi nhánh sẽ gặp rủi ro về lãi suất khi lãi suất thị trường tăng lên. Khi đó thu nhập từ hoạt động tín dụng sẽ nhỏ hơn chi phí từ hoạt động tín dụng làm lợi nhuận từ hoạt động tín dụng giảm. Do đó ngân hàng cần phải phân tích dự báo tình hình diễn biến của lãi suất trong thời gian tới để hạn chế rủi ro về lãi suất. Những tháng đầu năm 2010, lãi suất tăng mạnh nhưng theo dự đoán lãi suất những tháng cuối năm sẽ dần ổn định. Ngân hàng cần theo dõi diễn biến lãi suất và tốc độ lạm phát để lập kế hoạch huy động vốn và tăng trưởng tín dụng sao cho hiệu quả và hạn chế được rủi ro giảm thu nhập từ hoạt động tín dụng do sự thay đổi lãi suất gây ra.
4.3.4 Phân tích rủi ro thanh khoản
Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngân hàng thương mại là đảm bảo khả năng thanh khoản đầy đủ. Một ngân hàng thương mại được xem là có khả năng thanh khoản nếu nó tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn khả dụng ở chi phí hợp lý và đúng lúc cần thiết. Điều này có nghĩa là ngân hàng có sẵn lượng ngân quỹ dự trữ trong tay hoặc có thể tăng thêm bằng cách vay mượn hoặc bán bớt một số tài sản mà ngân hàng đang có. Ngày nay, quản trị thanh khoản trở nên quan trọng hơn so với trước đây rất nhiều, bởi vì một ngân hàng có thể bị đóng cửa nếu khơng đáp ứng đủ nhu cầu thanh khoản, mặc dù về kỹ thuật, nó vẫn cịn khả năng trả nợ. Hơn nữa, năng lực quản trị thanh khoản của một ngân hàng là thước đo quan trọng về tính hiệu quả tổng thể để đạt đến các mục tiêu dài hạn của ngân hàng.
Để phân tích rủi ro thanh khoản của chi nhánh ta dựa vào những chỉ số về tính thanh khoản trong bảng số liệu dưới đây:
Bảng 20: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ RỦI RO THANH KHOẢN
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 30/6/2010
Tổng tiền gửi Triệu đồng 165.287 255.974 355.895 375.898 Tài sản có thanh khoản Triệu đồng 76.092 74.454 239.052 312.541 Tổng tài sản Triệu đồng 396.470 442.674 542.497 556.780 Tổng dư nợ Triệu đồng 391.472 434.674 521.187 451.697 Tài sản có thanh khoản/ Tổng tài sản - 0,19 0,17 0,44 0,56 Tài sản có thanh khoản/ Tổng tiền gửi - 0,47 0,29 0,67 0,83 Tổng dư nợ/ Tổng tiền gửi - 2,37 1,70 1,46 1,20
(Nguồn: Phịng Kế tốn MHB - Vĩnh Long)
Xét về tỷ số: Tài sản có thanh khoản trên tổng tài sản, từ năm 2007 đến 30/6/2010 ta thấy tình hình thanh khoản của chi nhánh được cải thiện qua các năm. Cụ thể, năm 2007 cứ 100 (đồng) tài sản thì có 19 (đồng) tài sản có tính thanh khoản, năm 2008 con số này có giảm chút ít còn 17 (đồng). Nhưng sang năm 2009, cứ 100 (đồng) tài sản thì có 44 (đồng) tài sản có tính thanh khoản và đến 30/6/2010 khả năng thanh của ngân hàng tiếp tục tăng lên cứ 100 (đồng) tài sản thì có 56 (đồng) tài sản có tính thanh khoản. Nhìn chung tình hình thanh khoản của ngân hàng hiện đang ở mức tương đối tốt vì nếu chỉ số này tăng quá
cao chứng tỏ khả năng thanh khoản tốt nhưng khả năng sinh lợi sẽ giảm do tài sản có thanh khoản là những tài sản có khả năng sinh lợi thấp.
Nếu xét về khả năng thanh tốn nhanh thì nhìn chung, khả năng thanh toán của ngân hàng đối với các khoản tiền gửi của khách hàng đã được cải thiện qua các năm từ năm 2007 đến 30/6/2010. Biểu hiện, năm 2007 cứ 100 (đồng) tiền gửi thì được bảo đảm bằng 47 (đồng) tài sản có khả năng thanh khoản. Năm 2008, 100 (đồng) tiền gửi của khách hàng chỉ được đảm bảo thanh toán bằng 29 (đồng) nhưng vào năm 2009, cứ 100 (đồng) tiền gửi thì được đảm bảo thanh toán bằng 67 (đồng) tài sản thanh khoản. Đến 30/6/2010, được đảm bảo bằng 83 (đồng) tài sản có tính thanh khoản.
Tổng dư nợ trên tổng tiền gửi chỉ số này cho ta biết việc ngân hàng sử dụng tiền gửi để đem cho vay (tạo tài sản chịu rủi ro). Chỉ số này càng thấp thì cho thấy tính thanh khoản càng cao. Qua các năm ta thấy tình hình thanh khoản của ngân hàng ngày càng được cải thiện biểu hiện qua tỷ số này giảm liên tục. Cụ thể là năm 2007, tổng dư nợ trên tổng tiền gửi gấp 2,37 lần, năm 2008 con số này giảm còn 1,70 lần, năm 2009 là 1,46 lần và đến 30/6/2010 là 1,20 lần.
Tóm lại, tình hình thanh khoản tại ngân hàng là khả quan. Tất cả là do tổng vốn huy động của ngân hàng tăng mạnh qua các năm, trong đó tiền gửi có kỳ hạn có tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn huy động làm tình hình thanh khoản của chi nhánh ngày càng được cải thiện. Ngân hàng cần duy trì tình hình này trong thời gian tới để đảm bảo tính thanh khoản.
4.3.5 Phân tích rủi ro ngoại hối
Do trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh không phát sinh nên khơng phân tích được rủi ro này.
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH
5.1 TỒN TẠI
Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Vĩnh Long, bên cạnh những thành quả đạt được thì cịn một số tồn tại sau:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương tuy khá nhưng chưa vững chắc và cũng cịn gặp nhiều khó khăn, do nền kinh tế chủ yếu là thủy sản, nông nghiệp, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, do đó khi có biến động về thời tiết, môi trường sản xuất liền bị tác động mạnh.
- Trong các năm gần đây, giá cả một số một số loại sản phẩm nông nghiệp và thủy sản không ổn định, trong khi hàng lương thực, vật liệu xây dựng, xăng dầu, vật tư nông nghiệp, thức ăn cho chăn nuôi và thủy sản…luôn biến động, tình hình dịch bệnh trong trồng trọt và chăn ni tiếp tục tái diễn, thị trường bất động sản đóng băng. Các ngun nhân trên tác động khơng nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh đặc biệt là trong công tác thu hồi nợ và xử lý thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn.
- Nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng liên tục từ 2007 đến 30/6/2010. Bên cạnh đó thì cơ cấu nguồn vốn nhìn chung đã phù hợp, tạo được thế chủ động cho ngân hàng, nhưng do sự biến động của thị trường tiền tệ trong nước làm cho thị trường vốn luôn biến động, lãi suất đầu vào đầu ra được điều chỉnh thay đổi liên tục gây tác động không nhỏ đến hoạt động của chi nhánh.
- Thu nhập của ngân hàng chủ yếu được tạo ra từ nghiệp vụ truyền thống là cho vay. Ngân hàng chưa thực sự phát triển về dịch vụ nhiều.
- MHB chi nhánh Vĩnh Long là ngân hàng quốc doanh do đó phụ thuộc nhiều vào cơ chế chính sách quản lý của nhà nước nên hoạt động kinh doanh của ngân hàng chưa được linh động như các NHTMCP trên địa bàn Vĩnh Long.
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH TẠI CHI NHÁNH
Trên cơ sơ phân tích hoạt động kinh doanh với tình hình thực tế tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long em xin đưa ra một số biện pháp góp phần vào việc làm cho hoạt động của ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn.
5.2.1 Nâng cao hiệu quả huy động vốn
Cơng tác huy động vốn đóng vai trị quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, nó là cơ sở để ngân hàng có được một nguồn vốn ổn định và tạo thế chủ động cho ngân hàng trong q trình hoạt động. Ngồi ra, có được một vốn đủ mạnh, đủ lớn còn là cơ sở quyết định sự tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Sau đây em xin nêu ra một số giải pháp để công tác huy động vốn thực sự đạt hiệu quả hơn:
- Giữ vững mối quan hệ với khách hàng truyền thống trên cơ sở đảm bảo uy tín với khách hàng, thực hiện chi trả chính xác kịp thời, đảm bảo lợi nhuận và đảm bảo an toàn vốn cho khách hàng, tạo mối quan hệ thân thiết, gần gũi khách hàng và khuyến khích họ gia tăng doanh số tiền gửi. Thực hiện tốt hơn nữa cơng tác chăm sóc khách hàng, cử Lãnh đạo và CBCNV tiếp cận các tổ chức kinh tế và khách hàng tiềm năng để khai thác tiền nhàn rỗi.
- Sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất huy động và thỏa thuận theo từng thời điểm, từng khách hàng nhằm giữ và thu hút thêm khách hàng gửi tiền.
- Tổ chức các hội nghị khách hàng là dịp để nghe những ý kiến phản hồi của khách hàng đang sử dụng dịch vụ của ngân hàng MHB, tìm hiểu và khơi thông những nhu cầu mới, bày tỏ lòng cảm ơn của ngân hàng với khách hàng, tuyên dương những khách hàng lớn bằng phần thưởng, quà tặng vì đã có doanh số sử dụng dịch vụ cao, tạo dịp dùng bữa cơm thân mật giữa cán bộ ngân hàng với khách hàng, tổ chức giải trí, bốc thăm may mắn, chương trình văn nghệ và nhân dịp này giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới, công nghệ mới.
- Thực hiện phân khúc khách hàng, đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi phù hợp với từng nhóm khách hàng. Ví dụ như, đối với khách hàng có lượng tiền gửi thanh tốn lớn và thường xuyên thì áp dụng mức lãi suất cao hơn; rút ngắn các kỳ hạn gửi tiền đến tuần v..v.. Đối với những khoản rút hoặc nộp tiền số lượng lớn
ngân hàng có xe đến tận nơi chuyên chở. Với sự trang bị của ngân hàng, điều này là hồn tồn có thể thực hiện được.
- Trong thời đại công nghệ thông tin, việc sử dụng điện thoại di động ngày một gia tăng đã tạo nhiều thuận lợi để ngân hàng tiến tới phát triển dịch vụ Mobile Banking, SMS Banking. Đây là dịch vụ hỗ trợ thanh toán qua mạng điện thoại di động, giúp khách hàng giải quyết nhu cầu thanh tốn các giao dịch có giá trị nhỏ. Làm được điều này, ngân hàng sẽ thu hút được lượng tiền gửi rất lớn. Thực tế chứng minh ngân hàng nào có khả năng điều chỉnh quá trình cung ứng dịch vụ và danh mục phù hợp với nhu cầu thị trường với tốc độ nhanh nhất, ngân hàng đó sẽ thành cơng.
- Bên cạnh đó việc đầu tư cơ sở vật chất cũng cần được quan tâm nhiều hơn ví dụ như trang bị thêm máy ATM có chức năng nhận tiền tự động. Khách hàng sẽ thuận lợi hơn trong việc chuyển tiền, tiết kiệm thời gian và chi phí. Điều này tạo được lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng, cùng với việc xây dựng một đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, phong cách giao tiếp lịch sự, vui vẻ. Đây là những yếu tố góp phần tạo tâm lý thoải mái và ấn tượng tốt đẹp cho khách hàng. Điều này sẽ thu hút và tạo mối quan hệ gắn bó giữa khách hàng và ngân hàng.
- Có kế hoạch làm việc vận động các đơn vị, cơ quan đóng trên địa bàn mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Thực hiện việc chi trả lương cũng như các khoản thanh toán khác qua ngân hàng.
5.2.2 Giải pháp nâng cao thu nhập
Qua phân tích tình hình thu nhập của Ngân hàng, ta thấy nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng là thu từ hoạt động tín dụng, thế nhưng nguồn thu này lại giảm ở những năm sau. Trong đó, giảm chủ yếu là khoản thu lãi cho vay, vì khoản này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu tín dụng. Do đó, để tăng nguồn thu của Ngân hàng cần phải có những giải pháp tăng khoản thu này ở những năm tới. Để thực hiện được điều này Ngân hàng cần phải:
- Đa dạng hơn nữa các sản phẩm cho vay. Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. Hiện nay, nhu cầu mua sắm hỗ trợ tiêu dùng tăng nhanh, ngân hàng cần phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn để phát động chương trình cho vay mua hàng
trả góp. Điều này làm cho đơi bên có thể tận dụng ưu thế của nhau và cùng có lợi.
- Mở rộng cho vay trung và dài hạn để có được lãi suất cho vay lớn hơn.