Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Lào với một số tội phạm khác

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 26 - 31)

5 Trường Đại học CSND (1990), Giáo trình luật hình sự Lào phần chung, Nxb Bộ Tư pháp, Viêng Chăn, tr 29.

1.2. Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Lào với một số tội phạm khác

với một số tội phạm khác

Mỗi tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự thơng thường có dấu hiệu pháp lý khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tế có những tội phạm xảy ra có dấu hiệu pháp lý rất khó phân biệt. Chính điều này đã gây nhầm lẫn cho các co quan tiến hành tố tụng khi nhận biết, đánh giá trong quá trình điều tra, xét xử.

Khi quyết định khởi tố một vụ án, khởi tố một bị can đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì hành vi chiếm đoạt cần được làm rõ và cần có sự phân biệt với các hành vi có dấu hiệu tương tự. Để việc áp dụng thống nhất và việc định tội tại điều luật này được chính xác, tránh hình sự làm oan người vơ tội, cần thiết phải làm rõ: thế nào là hành vi chiếm đoạt (biểu hiện); cách chứng minh ý thức chiếm đoạt. Nếu việc đánh giá của các cơ quan tố tụng về tính chất pháp lý của hành vi vi phạm pháp luật trong các giao dịch kinh tế thiếu chính xác, nhận thức sai bản chất của hành vi chiếm đoạt, thì có thể truy tố người đó về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, làm oan người vô tội. Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, việc chứng minh ý thức chiếm đoạt của người phạm tội rất quan trọng, vì đây là dấu hiệu chủ quan bắt buộc của tội danh này. Dấu hiệu chủ quan này phải được đánh giá thơng qua những hành vi khách quan. Khi khơng có cái nhìn tồn diện về những biểu hiện của hành vi khách quan, các cơ quan tiến hành tố tụng rất dễ đánh giá sai bản chất pháp lý của hành vi phạm tội.

1.2.1. Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Trong BLHS năm 2017 thì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 234 như sau:

“Người nào lợi dụng lòng tin để biển thủ, cắt xén hoặc tráo đổi tài sản được giao giữ hoặc với mục đích nào khác thì sẽ bị phạt tù tù từ 3 tháng đến 3 năm và sẽ bị phạt 5.000.000 kíp đến 20.000.000 kíp.

Phạm tội có tổ chức thì bị sẽ bị kết án từ ba đến tám năm tù và sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 kíp đến 50.000.000 kíp.

Phạm tội chưa đạt cũng bị xử phạt”6

Cả hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có các yếu tố về khách thể, mặt chủ quan và chủ thể của tội phạm cơ bản giống nhau. Tuy nhiên giữa hai tội có sự khác nhau về thời điểm thực hiện hành vi lừa dối, cụ thể:

Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hành vi lừa dối được người phạm tội thực hiện trước thời điểm thực hiện sự giao kết, thỏa thuận. Việc thực hiện sự giao kết, thỏa thuận trong trường hợp này là sau khi người phạm tội đã chiếm được lòng tin của người bị hại. Như vậy hành vi lừa dối xảy ra trước hành vi chiếm đoạt, là điều kiện để hành vi chiếm đoạt tài sản xảy ra, khơng có hành vi lừa dối thì khơng thể chiếm đoạt được tài sản.

Ví dụ: PaMy nói với Kan là do mẹ bị bệnh nặng và vay Kan số tiền 5 triệu kíp để đưa mẹ đi cấp cứu, do Kan tin tưởng nên cho PaMy vay số tiền trên. Sau khi nhận được tiền PaMy đã sử dụng số tiền đó để đánh bạc và bị thua, khơng có khả năng trả nợ cho Kan. Qua vụ án trên ta có thể thấy rằng PaMy có hành vi lừa dối Kan làm cho Kan tin tưởng, sau đó Kan mới giao tài sản cho PaMy. Như vậy, hành vi lừa dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra trước hành vi giao nhận tài sản giữa chủ tài sản và người phạm tội. Hành vi lừa dối là điều kiện để hành vi chiếm đoạt tài sản xảy ra.

Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, việc giao nhận tài sản là ngay thẳng thông qua các giao dịch dân sự hợp pháp như hợp đồng vay mượn,

cho thuê, nhờ giữ hộ… do đó sau khi có được tài sản thơng qua các hợp đồng, giao kết thì hành vi lừa dối mới xảy ra nhằm giữ lại tài sản đáng lẽ phải trả cho chủ tài sản. Sau khi hết thời hạn vay mượn, cho thuê … nhưng người phạm tội cố tình khơng trả hoặc sử dụng tài sản vào mục đích khác dẫn đến mất khả năng chi trả hoặc bỏ trốn nhằm trốn tránh trách nhiệm phải chi trả tài sản, do đó hành vi lừa dối trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thực hiện nhằm che giấu hành vi chiếm đoạt tài sản và được thực hiện sau khi có sự giao nhận tài sản giữa chủ tài sản và người phạm tội.

Ví dụ: BounHan là bạn của Keo, ngày 10/11/2019 BounHan hỏi mượn chiếc xe mô tô của Keo để đi lại và hẹn 5 ngày sau sẽ trả, Keo đồng ý và giao xe cho BounHan. Sau khi nhận được xe, BounHan đã sử dụng xe để tham gia đánh bạc và bị thua, do khơng có tiền trả nợ nên BounHan đã mang xe của Keo đi cầm cố lấy tiền trả nợ và tiêu xài, sau đó khơng có khả năng chuộc xe về trả cho Keo, sau 06 ngày BounHan nói với Keo là xe bị mất trộm. Như vậy hành vi lừa dối của BounHan có sau hành vi BounHan nhận tài sản từ Keo, mục đích nói dối của BounHan là nhằm che dấu hành vi chiếm đoạt tài sản của mình (do BounHan đã mang xe đi cầm cố và khơng có khả năng chuộc xe về trả cho Keo).

Như vậy giữa tội lạm dụng tín dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản có sự khác nhau về thời điểm và mục đích của hành vi lừa dối nhằm chiếm đoạt tài sản. Vì vậy để xác định người phạm tội thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản phải xem xét thời điểm giao nhận tài sản có hay khơng mục đích chiếm đoạt. Nếu người phạm tội có hành vi gian dối ngay từ đầu nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì đó là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu tại thời điểm giao nhận tài sản người phạm tội chưa có hành vi gian dối, mà việc giao nhận được thực hiện một cách ngay thẳng nhưng sau khi có được tài sản thì người phạm tội mới có hành vi gian dối nhằm che dấu việc chiếm đoạt tài sản thì đó là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

1.2.2. Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội trộm cắp tài sản

Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 231 Bộ luật Hình sự Lào có nội dung như sau:

“Người nào trộm cắp tài sản của người khác thành của mình thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm hoặc phạt cải tạo không giam giữ và bị phạt tiền từ 1.000.000 kíp đến 5.000.000 kíp;

Trong trường hợp người phạm tội tài sản bằng cách khoét ngạch, phá hủy hàng rào, cửa, rương, tủ,… thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm và bị phạt tiền từ 3.000.000 kíp đến 10.000.000 kíp

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 8 năm và bị phạt tiền từ 5.000.000 kíp đến 15.000.000 kíp

a) Vi phạm nhiều lần; b) Thực hiện có tổ chức

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.”7

Dấu hiệu đặc trưng của tội trộm cắp tài sản là thủ đoạn lén lút của người phạm tội, lợi dụng sơ hở của người bị hại để chiếm đoạt tài sản của họ. Trộm cắp tài sản là một trong những tội xảy ra phổ biến trong nhóm tội phạm xâm phạm đến quyền sở hữu. Đặc trưng là người phạm tội ln có ý thức che giấu hành vi của mình khi thực hiện, cố gắng thực hiện hành vi bằng cách thức mà người bị hại khơng phát hiện ra. Trong khi đó, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Như vậy, giữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội trộm cắp tài sản khác nhau chủ yếu ở hành vi chiếm đoạt, còn các dấu hiệu khác như khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan là giống nhau.

1.2.3. Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội lạm dụng quyền lực chiếm đoạt tài sản

Điều 359 (Chương X) BLHS năm 2017 của nước CHDCND Lào quy định:

“Cán bộ nào nếu dựa vào quyền lực, chức vụ, nhiệm vụ của mình để chiếm đoạt tài sản của nhà nước, tổ chức hoặc của cá nhân, thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm và bị phạt tiền từ 300.000 kíp đến 3.000.000 kíp

Trong trường hợp gây ra thiệt hại nghiêm trọng thì sẽ bị phạt tù từ 2 năm

đến 5 năm và bị phạt tiền từ 1.000.000 kíp đến 5.000.000 kíp”8

Hành vi khách quan của tội này là trường hợp người phạm tội đã thực hiện hành vi vượt ra khỏi phạm vi quyền hạn của mình khi thi hành cơng vụ nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thể hiện ở các thủ đoạn sau: Lạm dụng quyền lực uy hiếp tinh thần của người khác để chiếm đoạt tài sản; lạm dụng quyền lực lừa dối người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ; lạm dụng quyền lực để lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Như vậy, giữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng quyền lực chiếm đoạt tài sản có những điểm khác nhau:

- Thứ nhất, về khách thể: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm phạm sở hữu của người khác còn tội lạm dụng quyền lực chiếm đoạt tài sản thuộc Chương X (Các tội tham nhũng) của BLHS Lào năm 2017 – xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.

- Thứ hai, về sử dụng quyền lực: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khơng có sử dụng quyền lực nhà nước cịn chủ thể của tội lạm dụng quyền lực chiếm đoạt tài sản sử dụng quyền lực nhà nước để chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân.

Việc phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản thực chất là việc phân biệt trường hợp lợi dụng chức vụ quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn lừa dối chiếm đoạt tài sản của người khác.

Cả hai trường hợp phạm tội trên đều được thực hiện bằng hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản, chỉ khác nhau ở cách thức thực hiện hành vi phạm tội, cụ thể như sau: Ở trường hợp lạm dụng chức vụ quyền hạn lừa dối chiếm đoạt tài sản được thực hiện bằng việc sử dụng chức vụ, quyền hạn mà người phạm tội có trong khi thi hành cơng vụ để lừa dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Đây là một trong số các tội phạm về chức vụ nên hành vi khách quan của tội lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản phải được thực hiện trong khi thi hành cơng vụ.

Ví dụ: Ơng Kay là Trưởng bản, tuy khơng có thẩm quyền giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng TaNoi đã nói với TaNoi là mình có

thẩm quyền và nhận của TaNoi số tiền 25.000.000 kíp để ký quyết định giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái quy định.

Ở trường hợp lợi dụng chức vụ quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản được thực hiện bằng việc dựa trên chức vụ quyền hạn mà người phạm tội có để lừa dối người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ. Việc lợi dụng chức vụ quyền hạn khơng địi hỏi người phạm tội phải sử dụng chức vụ quyền hạn của mình trong khi thi hành cơng vụ để lừa dối người khác nhằm chiếm đoạt tài sản mà chỉ cần người phạm tội có chức vụ quyền hạn và dựa trên chức vụ quyền hạn để thực hiện hành vi phạm tội.

Ví dụ: ATy là điều tra viên huyện A, biết được vụ án KhamHung vận chuyển trái phép chất ma túy với khối lượng lớn do Công an tỉnh B đang thụ lý giải quyết. ATy biết My là người nhà của KhamHung nên đã gọi điện thoại cho My nói là mình được phân cơng giải quyết vụ án và có thể giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho KhamHung với điều kiện My phải giao cho ATy số tiền 35.000.000 kíp, My đã tin tưởng và giao cho ATy số tiền 35.000.000 kíp.

Trong tình huống trên ATy phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tình tiết định khung là “Lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội”.

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)