Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự Cộng hịa Dân chủ nhân dân Lào về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 63 - 78)

5 Trường Đại học CSND (1990), Giáo trình luật hình sự Lào phần chung, Nxb Bộ Tư pháp, Viêng Chăn, tr 29.

3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự Cộng hịa Dân chủ nhân dân Lào về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Dân chủ nhân dân Lào về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tại Chương 2 của Luận văn đã chỉ ra các vướng mắc, bất cập trong quy định và áp dụng pháp luật về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào gồm:

- Thứ nhất, về quy định của Tội lừa đảo tại Điều 233 BLHS Lào năm 2017

- Thứ hai, về phân chia khung hình phạt và các tình tiết định khung hình phạt

- Thứ ba, các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của BLHS CHDCND Lào.

Trên cơ sở các các vướng mắc, bất cập trong quy định và áp dụng pháp luật về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, tác giả mạnh dạn đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với tội này như sau:

3.2.1. Biện pháp về pháp luật hình sự

Để áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì giải pháp đầu tiên là hồn thiện một số quy định pháp luật và tăng cường giải thích, hướng dẫn áp dụng các quy định pháp luật hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Luật hình sự CHDCND Lào năm l990 bắt đầu có hiệu lực pháp luật vào ngày 09/01/1990 và được sửa đổi, bổ sung năm 2005 và năm 2017. Đây là cơ sở pháp lý quy định và áp dụng pháp luật hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự của nước CHDCND Lào. Tuy nhiên, như tác giả đã phân tích ở trên, các quy định của luật hình sự về hành vi phạm tội này cần phải được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hơn cho phù hợp với thực tiễn phòng ngừa tội phạm.

Một trong những nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa – tức là đề cao vai trò của pháp luật trong hoạt động quản lý. Với tư cách là một công cụ hiệu quả để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, các quy định của pháp luật có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm sự ổn định và phát triển xã hội. Trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội đều có sự điều chỉnh của pháp luật. Pháp luật chính là thước đo và cũng là đòn bẩy tạo tiền đề phát triển cho tương lai xã hội. Bên cạnh đó, các quan hệ xã hội ln ln phát triển và biến đổi khơng ngừng. Sự thay đổi nhanh chóng của các quan hệ xã hội đó địi hỏi pháp luật phải thay đổi, thích nghi theo. Đây chính là sự địi hỏi phải ln ln khơng ngừng hồn thiện hệ thống pháp luật nhằm làm cho pháp luật phát triển kịp thời phù hợp với các nhu cầu của xã hội, nhất là hệ thống pháp luật hình sự. Chính vì vậy để áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thời gian tới có hiệu quả cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự để về các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng từ thực tiễn công tác điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này tại nước CHDCND Lào.

- Thứ nhất, bổ sung thêm các dấu hiệu định khung hình phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong BLHS Cộng hòa Dân chủ nhâ dân Lào

Việc tiếp tục bổ sung thêm các dấu hiệu định khung của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những hướng hồn thiện pháp luật hình sự của nước CHDCND Lào về tội này, tác giả đề xuất như sau:

Điều 233 Bộ luật hình sự CHDCND Lào năm 2017

Điều 233 Bộ luật hình sự CHDCND Lào năm 2017 (sửa đổi, bổ

sung) Điều 233. Tội lừa đảo chiếm

đoạt tài sản

Người nào dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm và bị phạt tiền từ 5.000.000 kíp đến 20.000.000 kíp;

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 8 năm và bị phạt tiền từ 10.00.000 kíp đến 50.000.000 kíp

a) Vi phạm nhiều lần;

b) Thực hiện có tổ chức

c) Gây hậu quả nghiêm trọng Phạm tội chưa đạt cũng phải chịu trách nhiệm hình sự

Điều 233. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Người nào dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm và bị phạt tiền từ 5.000.000 kíp đến 20.000.000 kíp;

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 8 năm và bị phạt tiền từ 10.00.000 kíp đến 50.000.000 kíp

a) Vi phạm nhiều lần;

b) Thực hiện có tổ chức

c) Gây hậu quả nghiêm trọng

d) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. đ) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Phạm tội chưa đạt cũng phải chịu trách nhiệm hình sự

Cơ sở để bổ sung các tình tiết định khung hình phạt “Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh” và “Lợi dụng hồn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp” là trên cơ

sở kết thừa kinh nghiệp lập pháp về tội lừa đảo chiếm đoạt tài của BLHS Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Các tình tiết định khung này trên thực tế tại nước CHDCND Lào cũng có và có thể kế thừa để phân hóa thêm trách nhiệm hình sự của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Vì mức án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào là thấp hơn nhiều (cao nhất là 8 năm tù) so với quy định về tội phạm này trong BLHS Việt Nam nên việc chia thành 2 khung hình phạt với các dấu hiệu định khung nêu trên là hợp lý, phù hợp với thực tiễn tại nước CHDCND Lào.

- Thứ hai, ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Để tránh sự áp dụng pháp luật hình sự một cách khơng thống nhất tạo điều kiện cho các chủ thể thực thi và bảo vệ pháp luật một cách chính xác thì một trong những giải pháp cần thiết đó là khơng ngừng tăng cường chất lượng các văn bản hướng dẫn các quy định của BLHS về các tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng.

Cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự một cách toàn diện, thống nhất phù hợp với quy định của BLHS hiện hành. Bên cạnh đó địi hỏi các văn bản hướng dẫn cần giải thích cụ thể các dấu hiệu định tội, định khung hình phạt, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hình sự nói chung và đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng được thống nhất. Đồng thời khi ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật cũng địi hỏi các chủ thể ban hành phải dự tính được hết những khả năng có thể xảy ra trên thực tế khi giải quyết các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Để áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian chờ sửa đổi, bổ sung các quy định của BLHS, đề nghị liên ngành tư pháp Trung ương ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể một số nội dung sau:

(1) Cần có sự giải thích trong các văn bản pháp luật ranh giới giữa tội lừa đảo với các tội phạm khác mà người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để phạm tội.

Như đã phân tích ở trên, dấu hiệu đặc trưng nổi bật của tội phạm này là bằng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Song trong thực tế, nhận thức thủ

đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản không phải trường hợp nào cũng rõ ràng và thống nhất. Vì trong thực tiễn xét xử cịn nhiều trường hợp cũng có hành vi là thủ đoạn gian dối, cũng có hành vi chiếm đoạt, nhưng những hành vi này đã được luật hình sự quy định thành tội phạm độc lập thì cũng khơng bị truy cứu về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà bị truy cứu về tội phạm tương ứng như hành vi gian dối trong cân, đo, đong, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng… để gây thiệt hại cho khách hàng là hành vi lừa dối khách hàng. Họ sẽ sử dụng những mưu mẹo, gian dối để giành phần thắng nhưng những mưu mẹo đó phải phát sinh trong quá trình thực hiện hoặc cũng có thể có sự chuẩn bị từ trước nhưng sự chuẩn bị đó khơng có ý nghĩa quyết định được việc thắng thua mà nó chỉ làm ảnh hưởng phần nào đến kết quả.

Vì vậy cần phải có sự giải thích trong các văn bản pháp luật để thuận tiện trong quá trình xét xử.

Bộ luật Hình sự được ban hành và được sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực từ 17/05/2017, thì bên cạnh việc dự báo tội phạm để xây dựng một BLHS hoàn chỉnh hơn, phù hợp với các điều kiện thực tiễn hơn thì cũng cần rà soát lại xem các quy định nào của Bộ luật hình sự liên quan tới các tội xâm phạm sở hữu đặc biệt là trong phần tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có những quy định nào cịn khó khăn, vướng mắc thi hành thì đưa ra các kiến nghị để cơ quan có thẩm quyền hồn chỉnh Bộ luật này, cụ thể như sau:

(2) Hướng dẫn những quy định của hệ thống pháp luật về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản như: phân định rõ hơn hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với những hành vi thuộc về tranh chấp kinh tế, dân sự thông thường như:

(a) Hướng dẫn cụ thể về thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt trong tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản; phân định rõ ràng giữa tội phạm với các quy định còn mơ hồ, trừu tượng trong một số lĩnh vực kinh tế liên quan khác, như: Ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, thương mại…;

(b) Hướng dẫn cụ thể về những căn cứ để xác định hành vi khách quan trong nhóm các hành vi của các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt như: dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản; bỏ trốn để chiếm đoạt…; sử dụng

tài sản đã nhận được vào những mục đích khơng hợp pháp dẫn đến bản thân khơng có khả năng trả lại tài sản…

Các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương cần phối hợp thống nhất để tập trung chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng cấp dưới tăng cường việc tổng hợp các vi phạm, những bất cập, vướng mắc trong quá trình giải quyết các tội phạm xâm phạm sở hữu; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung cũng như đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng trong thực tế để kịp thời rút kinh nghiệm, từ đó sửa đổi, ban hành những văn bản hướng dẫn mới, kịp thời phù hợp với diễn biến, tình hình tội phạm xảy ra trong thực tế đấu tranh phòng chống đối với loại tội phạm này.

Nội dung hướng dẫn, giải thích cần thống nhất, ngắn gọn, rõ ràng, tập trung vào các vấn đề có liên quan đến hồn thiện pháp luật hình sự về nhóm các tội xâm phạm sở hữu; kịp thời tháo gỡ, đưa ra các giải pháp xử lý cho những vướng mắc, những vấn đề mới phát sinh, các vấn đề chưa được quy định rõ hoặc những vấn đề cịn có nhiều ý kiến khác nhau, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến áp dụng pháp luật hình sự CHDCND Lào về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo quan điểm của tác giả: thực tiễn xét xử các tội xâm phạm sở hữu của ngành Tòa án nhân dân trong những năm qua là một kho tàng rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên các kinh nghiệm thực tiễn, các vướng mắc, các bất cập nảy sinh trong quá trình xét xử và áp dụng pháp luật hình về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với loại tội phạm này thì chưa được tổng kết, đánh giá sâu sắc, tồn diện. Để góp phần quan trọng vào việc định tội danh một cách chính xác, tránh oan sai, sót lọt tội phạm xâm phạm sở hữu nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng, tác giả kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao cần sớm tổ chức tổng kết thực tiễn áp dụng, thực tiễn định tội danh đối với các tội thuộc Chương V“Các tội xâm phạm sở hữu” của BLHS và tổng kết việc áp dụng các văn bản hướng dẫn của ngành tư pháp trung ương về các tội xâm phạm sở hữu. Từ đó làm cơ sở, bài học cho các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung khi áp dụng pháp luật hình về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với các tội xâm phạm sở hữu như Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

3.2.2. Các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Bên cạnh các giải pháp về pháp luật để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, tác giả còn để xuất các giải pháp khác như sau:

- Thứ nhất, nâng cao năng lực cán bộ tư pháp nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử

Con người luôn là trung tâm xã hội, là chủ thể vừa xây dựng pháp luật vừa áp dụng áp dụng pháp luật nói chung, trong đó có pháp luật hình sự. Do đó, hoạt động áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản muốn đạt hiệu quả cần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm tư pháp. Cụ thể là cần xây dựng một đội ngũ cán bộ tư pháp nói chung, đặc biệt đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, đặc biệt là Thẩm phán và Hội thẩm càng đòi hỏi phải có trình độ chun mơn, nghiệp vụ vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp, có kinh nghiệm thực tiễn và có bản lĩnh chính trị vững vàng để đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong tiến trình cải cách tư pháp.

Biện pháp tổ chức, quản lý để nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trước hết cần tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đó trước hết phải nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của các cơ quan tư pháp nhằm phát hiện tội phạm nhanh chóng, xử lý kịp thời, đúng pháp luật. Các biện pháp này gồm:

- Cần phải thực hiện rà soát đội ngũ cán bộ để lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng thích hợp, nếu phát hiện có trường hợp lạm quyền, gây phiền hà, sách nhiễu cho dân thì cần xử lý nghiêm minh, không khoan nhượng với các biểu hiện tiêu cực, quan liêu, vơ trách nhiệm. Ngồi ra cần tổ chức tập huấn, học những chuyên đề về chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho cán bộ tư pháp. Cùng với các biện pháp trên cần tăng cường hoạt động của các cơ quan tư pháp, phải đảm bảo điều kiện vật chất cần thiết nhất định cho các cơ quan tư pháp, đồng thời phải quan tâm tới đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, nhân viên tư pháp.

- Phải hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật ở từng cấp, bảo đảm sự hoạt động đồng bộ, kịp thời trong kiểm tra, kiểm soát, điều tra, truy tố và xét xử tội phạm

Yêu cầu nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ này đóng vai trị thiết yếu và được thể hiện cụ thể như sau:

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương cần quan tâm, sâu sát với hoạt động của các cơ quan tư pháp, bảo vệ pháp luật. Sự quan tâm đó thể hiện qua việc lựa chọn một cách chặt chẽ và có khoa học để bảo đảm

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 63 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)