Những vướng mắc, bất cập trong quy định và thực tiễn áp dụng pháp hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật hình sự Lào

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 55 - 60)

5 Trường Đại học CSND (1990), Giáo trình luật hình sự Lào phần chung, Nxb Bộ Tư pháp, Viêng Chăn, tr 29.

2.5. Những vướng mắc, bất cập trong quy định và thực tiễn áp dụng pháp hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật hình sự Lào

pháp hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật hình sự Lào

Trên cơ sở nghiên cứu quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 233 BLHS CHDCND Lào năm 2017 cũng như thực tiễn áp dụng tội này tại nước CHDCND Lào, có thể đưa ra những vướng mắc, bất cập trong quy định và thực tiễn áp dụng pháp hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật hình sự Lào như sau:

- Thứ nhất, về quy định của Tội lừa đảo tại Điều 233 BLHS Lào năm 2017

BLHS Lào năm 2017 đã quy định các tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhà nước và của chung và tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân gộp vào chung thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Điều 233 BLHS, thuộc loại quy định giản đơn, tương đối chung chung. Hạn chế ở chỗ luật chỉ nêu tên tội danh mà không mô tả cụ thể các dấu hiệu chi tiết hành vi phạm tội cụ thể của tội. Điều đó

dẫn tới một thực trạng là các cơ quan tiến hành tố tụng trong khá nhiều trường hợp không thống nhất và thậm chí có những sai lầm trong việc định tội danh; cũng như giải quyết một số vấn đề liên quan như áp dụng hình phạt…, những tình trạng trên dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm. Những trường hợp này người phạm tội không bị xử lý nghiêm túc, việc xác định sai tội danh…, dẫn đến người phạm tội khơng nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi mà mình gây ra cho xã hội, thái độ coi thường pháp luật và làm giảm hiệu quả cũng như tác dụng của pháp luật.

Những bất cập và hạn chế trong quy định của pháp luật hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan đến các tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội LĐCĐTS nói riêng, đã phần nào gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, tạo ra nững kẽ hở cho tội phạm

- Thứ hai, về phân chia khung hình phạt và các tình tiết định khung hình phạt

Điều 233 BLHS Lào được chia thành 2 khung hình phạt và khung hình phạt tăng nặng chỉ gồm có 3 tình tiết định khung: “Vi phạm nhiều lần; “Thực hiện có tổ chức”; “Gây hậu quả nghiêm trọng”. So với các dấu hiệu định khung của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của BLHS Việt Nam tại Điều 174 cho thấy cần tiếp thu bổ sung vào trong Điều 233 BLHS Lào các tình tiết định khung tăng nặng như: “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức”;“Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh”, “Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp”..

- Thứ ba, các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của BLHS CHDCND Lào.

+ Những hạn chế, thiếu sót của các cơ quan bảo vệ pháp luật: Mặc dù, trong thời gian qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật ở tỉnh SaVanNaKhet đã đạt được những thành quả tốt đẹp trong cơng tác điều tra, truy tố, xét xử tình hình tội LĐCĐTS; tuy nhiên, cũng bộc lộ những hạn chế, thiếu sót như: cơng tác triển khai chưa được đồng đều ở thành phố KaySon Phomvihan và các huyện, một số nơi vẫn cịn bng lỏng quản lý, thiếu sự nỗ lực, cố gắng nên đã làm giảm hiệu quả hoạt động thi hành pháp luật chung của tồn tỉnh. Cịn một số lượng nhỏ cán bộ của các cơ quan đấu tranh phòng, chống tội phạm thiếu bản lĩnh chính trị, dao

động trước những khó khăn, thách thức đã bng lỏng cơng tác quản lý, kiểm tra giám sát.

+ Đối với tòa án nhân dân tỉnh

Do cơng tác bảo trợ tư pháp cịn hạn chế, chủ yếu là các cơ quan chuyên môn chưa thực hiện đầy đủ theo yêu cầu của Tòa án, nhất là các tổ chức giám định, đã ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết, xét xử vụ án. Trong cơng tác chun mơn, TAND tỉnh đã có nhiều văn bản kiến nghị xin ý kiến của TAND Tối cao về đường lối giải quyết những khó khan vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật nhưng sự phản hồi chậm, kéo dài thời gian giải quyết. Công tác thống kê, phân tích số liệu nhằm rút ra những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm LĐCĐTS chưa được khoa học, cịn thiếu sót. Việc tổ chức và xây dựng các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa đước chú trọng thực sự và chưa đủ mạnh, nên việc giúp TAND tỉnh trong công tác xem xét các văn bản xét xử còn nhiều hạn chế.

Trình độ chun mơn, nghiệp vụ của một số cán bộ, công chức của VKSND, TAND còn thấp, nhân sự thiếu. Số biên chế Thẩm phán được cử đi học bổ sung lớp nghiệp vụ xét xử và học lớp nghiệp vụ Thẩm phán ở trong và ngồi nước cịn thấp.

Đồng thời, chưa có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất giữa Tòa án với Viện Kiểm sát trong công tác truy tố, xét xử. Việc áp dụng pháp luật còn chồng chéo trong các vụ án về tội xâm phạm sở hữu. Sự phối hợp giữa VKS và cơ quan điều tra cũng có nhiều quan điểm khơng thống nhất. Có trường hợp cơ quan điều tra bắt tội phạm về nhưng Viện Kiểm sát phê chuẩn thả ra, do không đủ chứng cứ, dẫn đến có lúc bỏ lọt tội phạm hoặc bắt nhầm người vơ tội. Ngồi ra việc thực thi pháp luật cịn chồng chéo; văn bản hướng dẫn nơi có nơi không. Việc áp dụng luật chưa thống nhất giữa cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án làm chậm tiến độ giải quyết một vài vụ án.

Bên cạnh đó, thu nhập của cán bộ, công chức của TAND, VKSN tỉnh SaVanNaKhet còn thấp nhưng giá cả thị trường tăng nhanh và cao theo thời gian, rất khó khăn cho đời sống gia đình, phần nào đã ảnh hưởng tới công tác. Cùng với đó, chế độ phụ cấp cịn thấp, chưa cải thiện được đời sống cán bộ, sự tập trung làm việc vẫn còn kém hiệu quả. Số Thẩm phán và các cán bộ, công

chức đến thời gian tái bổ nhiệm nhưng chậm, làm ảnh hưởng đến công việc và kéo theo ảnh hưởng đến việc chỉ đạo quản lý. Trong thời gian qua chưa có vụ án LĐCĐTS nào được xét xử lưu động nên chưa tạo được sức răn đe và giáo dục pháp luật rộng rãi trong nhân dân.

+ Đối với cơ quan Điều tra của tỉnh SaVanNaKhet: Lực lượng Cơng an trên địa bàn cịn thiếu nên cán bộ Trinh sát, Cảnh sát hình sự thường được huy động tang cường cho cơng tác điều tra. Chính vì vậy, trong thời gian qua, cơ quan điều tra có tỉ lệ khám phá tội phạm cịn thấp. Cơng tác chỉ đạo, giám sát chưa được thường xun, liên tục. Cơng tác nắm bắt tình hình tội phạm ở các huyện nơng thơn có lúc chưa kịp thời. Lực lượng Cơng an của tỉnh và của thành phố KaySon, các huyện chưa đánh giá, dự báo đúng tình hình diễn biến các tội xâm phạm sở hữu nói chung và LĐCĐTS nói riêng trên địa bàn. Công tác quản lý các đối tượng không nghề nghiệp và sự di biến động của các loại tội phạm trên địa bàn tỉnh chưa chặt chẽ, kịp thời, còn chủ quan. Công tác huấn luyện, tuyên truyền về tội phạm đối với đội ngũ cộng tác viên bí mật ở các huyện, thành phố cịn ít nên cơng tác nắm bắt, báo cáo thơng tin và tuyên truyền về tình hình tội phạm ở địa phương chưa kịp thời.

+ Công tác phối hợp giữa cơ quan Cơng an với Đồn thể, các ban ngành, tổ chức chính trị, xã hội trong thực thi pháp luật chưa tích cực và chưa tạo được mối quan hệ khép kín. Kế hoạch phối hợp thường mang tính hình thức, văn bản. Hầu hết các tổ chức chính trị và đàn thể ở huyện/ thành phố, bản làng chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về cơng tác phịng, chống tội phạm; cịn có quan điểm cho rằng đó là trách nhiệm của lực lượng Công an. Công tác tiếp nhận và giải quyết tin báo tố giác về tội phạm ở các huyện nông thôn như huyện XayBuLy, XonLaBuLy, SongKhon, ChamPhon chưa được tốt. Ngồi ra, tình hình thu hồi tài sản của tội phạm trả lại cho nạn nhân đạt tỉ lệ chưa cao, tạo tâm lý cho người dân không tin tưởng vào việc thu hồi tài sản bị mất; làm cho người dân ngại đến cơ quan chức năng trình báo, tố giác tội phạm, dẫn đến khó khăn cho cơng tác điều tra.

Kết luận Chương 2

Trong Chương 2 của Luận văn đã nghiên cứu: Khái quát tình hình xét xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ờ Lào trong những năm từ 2015 - 2019; Thực tiễn định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Thực tiễn định khung hình phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Thực tiễn quyết định hình phạt và áp dụng các biện pháp xử lý hình sự khác đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, luận văn còn chỉ ra các vướng mắc, bất cập về thực tiễn áp dụng pháp hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở CHDCND Lào nói chung và tỉnh SaVanNaKhet nói riêng. Kết quả nghiên cứu tại Chương 2 của luận văn là cơ sở khoa học để có thể đưa ra các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian tới tại Chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)