So sánh quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật hình sự Lào với Bộ luật hình sự của Việt Nam

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 37 - 42)

5 Trường Đại học CSND (1990), Giáo trình luật hình sự Lào phần chung, Nxb Bộ Tư pháp, Viêng Chăn, tr 29.

1.4. So sánh quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật hình sự Lào với Bộ luật hình sự của Việt Nam

hình sự Lào với Bộ luật hình sự của Việt Nam

Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14, ngày 20 tháng 6 năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Nhìn một cách tổng quát, BLHS năm 2015 có nhiều nội dung đổi mới, bao quát cả phần những quy định chung lẫn phần các tội phạm cụ thể, trong đó có những nội dung mang tính đột phá trên tinh thần đổi mới tư duy, đổi mới nhận thức về chính sách hình sự, về vấn đề tội phạm và hình phạt. Bộ luật đã phản ánh được những yêu cầu, đòi hỏi bức xúc của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước và cũng là mong đợi của đông đảo quần chúng nhân dân

BLHS Việt Nam năm 2015 được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển ở mức cao hơn những nguyên tắc, chế định pháp luật hình sự của nước ta

từ năm 1945 đến nay, nhất là của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) cũng như những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm trong nhiều thập kỷ qua của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bộ luật tiếp tục thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tội phạm, thơng qua hình phạt để răn đe, giáo dục, phòng ngừa. BLHS năm 2015 gồm 26 chương, 426 điều (tăng 02 chương và 72 điều so với BLHS năm 1999).

Điều 174 BLHS Việt Nam năm 2015 quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chun nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Lợi dụng hồn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc

nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc tồn bộ tài sản14.

Bộ luật Hình sự Lào năm 2017 đã có sự sửa đổi bổ sung các Bộ luật trước cho phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước, các tội các tội xâm phạm sở hữu nhà nước hoặc của chung ở chương IV và các tội xâm phạm sở hữu công dân ở chương V đã được nhập vào một chương là chương V- các tội xâm phạm quyền sở hữu. BLHS Lào năm 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

Điều 233 ( Chương V) Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Người nào dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm và bị phạt tiền từ 5.000.000 kíp đến 20.000.000 kíp;

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 8 năm và bị phạt tiền từ 10.00.000 kíp đến 50.000.000 kíp

a) Vi phạm nhiều lần; b) Thực hiện có tổ chức c) Gây hậu quả nghiêm trọng

Phạm tội chưa đạt cũng phải chịu trách nhiệm hình sự15

Như vậy, giữa Điều 174 BLHS Việt Nam và Điều 233 BLHS Lào quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có những điểm giống nhau và khác nhau như sau:

- Thứ nhất, Bộ luật Hình sự Lào năm 2017 và Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 đã có sự tương đồng trong việc quy định các tội về xâm phạm quyền sở hữu: không phân biệt các tội xâm phạm sở hữu của nhà nước, của chung với sở sữu của cá nhân.

- Thứ hai, nhưng các khung hình phạt tăng nặng trong Bộ luật hình sự Việt Nam cụ thể ở từng mức độ hơn so với Bộ luật hình sự Lào. Cụ thể: Điều 233 BLHS Lào quy định 2 khung hình phạt (1 khung cơ bản, 1 khung tăng nặng); trong khi đó Điều 174 BLHS Việt Nam quy định 4 khung hình phạt (1 khung cơ bản và 3 khung tăng nặng) với các tình tiết định khung mà Điều 233 BLHS Lào khơng có như: “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức”;“Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh”, “Lợi dụng hồn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp”..

Như vậy, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 BLHS Việt Nam quy định chi tiết hơn và phân hóa hơn so với quy định tại Điều 233 BLHS Lào. Đây cũng là một trong những căn cứ tham khảo để hoàn thiện quy định tại Điều 233 BLHS Lào năm 2017.

- Thứ ba, Điều 233 BLHS Lào quy định: “Phạm tội chưa đạt cũng phải

chịu trách nhiệm hình sự” cịn Điều 174 BLHS Việt Nam không quy định

trường hợp này có nghĩa là mặc nhiên hiểu rằng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định chung về phạm tội chưa đạt tại Điều 15 BLHS Việt Nam năm 2015.

Những điểm giống và khác nhau về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong BLHS Lào và BLHS Việt Nam sẽ giúp gợi ý ra những đề xuất để hoàn thiện quy định của BLHS Lào về quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Kết luận Chương 1

Cho đến nay, Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã ban hành 03 bộ luật hình sự, đó là Bộ luật Hình sự năm 1990, năm 2005 và năm 2017. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại các bộ luật hình sự này được nhà các nhà lập pháp thể hiện ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu đầu tranh phòng, chống tội phạm theo từng giai đoạn lịch sử.

Tại chương một, Luận văn đã đã nghiên cứu được các vấn đề sau: (1) Xây dựng được khái niệm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; (2) Làm rõ các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; (3) Nghiên cứu quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong các BLHS của nước CHDCND Lào; (4) So sánh quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong BLHS Lào năm 2017 với BLHS Việt Nam năm 2015.

Kết quả nghiên cứu ở Chương 1 của Luận văn sẽ làm cơ sở để cho các Chương 2 và Chương 3 của Luận văn.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)