5 Trường Đại học CSND (1990), Giáo trình luật hình sự Lào phần chung, Nxb Bộ Tư pháp, Viêng Chăn, tr 29.
1.3. Quy định của pháp luật hình sự Lào về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong các Bộ luật hình sự
sản trong các Bộ luật hình sự
1.3.1. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật Hình sự Lào năm 1990
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật Hình sự Lào năm 1990 được quy định với hai tội danh cụ thể tương ứng với hai hình thức sở hữu được quy định lúc đó là sở hữu nhà nước hoặc của chung và sở hữu tài sản công dân.
Theo quy định của Bộ luật hình sự 1990 thì tội xâm phạm sở hữu có kế thừa và phát triển các văn bản pháp luật trước đó. Do đề cao sở hữu nhà nước và tập thể, chưa thật sự coi trọng đến sở hữu tư nhân nên trong giai đoạn này hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước luôn được coi là nghiêm trọng hơn xâm hại sở hữu tư nhân nên được các nhà lập pháp lúc bấy giờ quy định ở hai chương khác nhau. Cụ thể: Chương IV là các tội xâm phạm sở hữu nhà nước hoặc của chung và chương V là các tội xâm phạm sở hữu cơng dân. Có sự quy định như vậy là vì
Bộ luật hình sự 1990 ra đời trong bối cảnh nền kinh tế của Lào lúc đó chỉ có hai thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tế quốc doanh và hợp tác xã. Được quản lý và điều hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Hai tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhà nước hoặc của chung" và tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân" cụ thể như sau:
Điều 100: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhà nước hoặc của chung: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản nhà nước thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm
a) Vi phạm nhiều lần; b) Thực hiện có tổ chức c) Gây hậu quả nghiêm trọng
Phạm tội chưa đạt cũng phải chịu trách nhiệm hình sự9
Cịn ở chương V, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản riêng của công dân chỉ quy định tôi phạm một cách chung chung: "kẻ nào dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản riêng của cơng dân…" mà chưa có khung phạt tiền
Điều 111: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân
Kẻ nào dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản riêng của công dân thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm;
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm
a) Vi phạm nhiều lần; b) Thực hiện có tổ chức c) Gây hậu quả nghiêm trọng
Phạm tội chưa đạt cũng phải chịu trách nhiệm hình sự10
9 Điều 100 BLHS nước CHDCND Lào năm 1990
Về cơ bản hai tội trên đều có hành vi giống nhau đó là hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản đang do người khác quản lý. Thủ đoạn gian dối có thể bằng cách dùng mọi mánh khóe, bịp bợm, bằng lời nói, giả mạo giấy tờ, giả danh cán bộ, giả mạo tổ chức,... Làm cho người quản lý tài sản tin mà giao nhầm tài sản đó cho người phạm tội Với những hành vi có cùng tính chất nhưng lại tác động lên đối tượng là hai loại tài sản khác nhau đó là tài sản nhà nước hoặc của chung và tài sản của công dân nên được quy định thành hai tội khác nhau. Tuy nhiên, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhà nước hoặc của chung coi lừa đảo là một số hành vi gian dối cụ thể của những người trong khi giao dịch, mua bán với cơ quan nhà nước hay hợp tác xã đã cố ý dùng mánh khóe gian lận thơng thường như cân, đo, đong, đếm, tính sai hoặc bằng cách khác để chiếm đoạt tài sản
1.3.2. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật Hình sự Lào năm 2005
Đây là giai đoạn CHDCND Lào đang trong quá trình đổi mới, hội nhập và đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế dẫn đến những biến đổi mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Nhằm giải phóng sức lao động, sáng tạo của các tầng lớp trong xã hội và phù hợp với giai đoạn đất nước chuyển mình, gia nhập vào đời sống kinh tế quốc tế đòi hỏi nhà nước phải đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và cần có quan điểm bình đẳng giữa sở hữu chung và sở hữu riêng. Nhưng theo quy định của Bộ luật hình sự Lào năm 2005, các nhà lập pháp chưa nhập hai khách thể riêng được quy định tại Chương IV và Chương V của Bộ luật hình sự năm 1990. Việc phân định hai hình thức sở hữu để quy định thành hai khách thể bảo vệ độc lập là tài sản thuộc sở hữu xã hội chủ nghĩa và sở hữu của công dân dẫn đến việc định tội danh là rất khó và khơng chính xác, khơng đảm bảo quyền bình đẳng về sở hữu đối với các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường. So với quy định của BLHS Lào năm 1990 thì các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã bổ sung thêm hình phạt tiền ở các khung hình phạt. Cụ thể là:
Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhà nước bổ sung thêm phạt tiền trong khung cơ bản là từ 200.000 kíp đến 7.000.000 kíp và khung hình phạt bổ sung từ 5.000.000 kíp đến 15.000.000 kíp
Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân bổ sung thêm phạt tiền trong khung cơ bản là từ 200.000 kíp đến 5.000.000 kíp và khung hình phạt bổ sung từ 500.000 kíp đến 10.000.000 kíp
Như vậy mặc dù chưa nhập tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhà nước và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cơng dân vào một chương nhưng các khung hình phạt đã bổ sung đã có sự thay đổi và phạt nặng hơn
Điều 100 (Chương IV): Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhà nước hoặc của chung
Người nào bằng thủ đoạn gian dối để người chịu trách nhiệm tài sản của nhà nước hoặc của chung; hoặc người khác đưa tài sản cho mình thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm và bị phạt tiền từ 200.000 kíp đến 7.000.000 kíp
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm và bị phạt tiền từ 5.000.000 kíp đến 15.000.000 kíp
a) Vi phạm nhiều lần; b) Thực hiện có tổ chức c) Gây hậu quả nghiêm trọng
Phạm tội chưa đạt cũng phải chịu trách nhiệm hình sự11
Điều 120 ( Chương V) Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân
Kẻ nào dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm và bị phạt tiền từ 200.000 kíp đến 5.000.000 kíp;
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm và bị phạt tiền từ 500.000 kíp đến 10.000.000 kíp
a) Vi phạm nhiều lần; b) Thực hiện có tổ chức c) Gây hậu quả nghiêm trọng
Phạm tội chưa đạt cũng phải chịu trách nhiệm hình sự12
Các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong BLHS Lào năm 2005, sau hơn 10 năm thi hành đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh, chính trị, đấu tranh phịng chống tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Tuy
11 Điều 100 BLHS nước CHDCND Lào năm 2005
nhiên cịn bộc lộ bất cập, trong đó điểm đáng lưu ý là Bộ luật hình sự 2005 chưa thể chế hóa được những quan điểm, chủ trương mới của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp. Trong khi sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đã đặt ra cho hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng phải là cơng cụ pháp lý nhằm thúc đẩy và bảo vệ cho các nền kinh tế phát triển. Mặt khác, bên cạnh xu hướng chung hội nhập quốc tế, có lẽ đã đến lúc cần nghiên cứu lại chính sách hình sự đối với một số loại tội phạm cụ thể, nhất là khi chúng ta đã áp dụng một thời gian khá dài chính sách hình sự khá nghiêm khắc (hình phạt tử hình) nhưng tình hình tội phạm khơng hề giảm mà người lại, loại tội phạm này cịn có tính chất gia tăng và quy mô ngày càng nghiêm trọng. Điều này cho phép chúng ta nhận thấy rằng: dường như biện pháp trừng trị hà khắc không phải là liều thuốc hữu hiệu để có thể làm giảm loại tội phạm này mà cần hướng đến một biện pháp khác làm triệt tiêu động lực và điều kiện phạm tội. Bộ luật hình sự 2005 đã được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Ngồi ra, mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng với những yếu kém trong quản lý kinh tế của nhà nước là cơ hội để tội phạm lừa đảo phát triển.. Đây là những hồi chuông cảnh tỉnh cho các cơ quan Nhà nước trong việc kịp thời hoàn thiện thể chế, nhất là thể chế kinh tế để nhằm ngăn chặn các hành vi nguy hiểm này. Theo đó, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được sửa đổi hai nội dung cơ bản: một là, sửa đổi mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội này là tăng mức từ không bị phạt tiền theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1990 lên mức từ 200.000 kíp đến 7.000.000 kíp đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhà nước ; từ 200.000 kíp đến 5.000.000 kíp đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân. Sự thay đổi này cho chúng ta thấy chính sách hình sự của Nhà nước về loại tội phạm này một lần nữa lại có sự thay đổi cho phù hợp với cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm trong tình hình mới, thể hiện rõ quan điểm giảm nhẹ hình phạt có tính hà khắc đối với người phạm tội.
1.3.3. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật Hình sự Lào năm 2017
BLHS năm 2017 ra đời, trên cơ sở chuyển hóa các quy định của Hiến pháp năm 2015 về bảo vệ quyền con người, quyền sở hữu tài sản hợp pháp của Nhà nước và của công dân, kế thừa những quy định của Bộ luật hình sự năm 2005. Các tội xâm phạm sở hữu được quy định tại Chương V gồm 17 tội. Việc quy
định hình phạt xây dựng theo bảo đảm đối xử bình đẳng giữa chính sách xử lý hành vi xâm phạm tài sản của Nhà nước với hành vi xâm phạm tài sản của cá nhân theo tinh thần của Hiến pháp; tăng mức phạt tiền bổ sung đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu. Do chính sách của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới là xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên cơ sở nhiều hình thức sở hữu khác nhau, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Để làm được điều này, Nhà nước chủ trường, thông qua hệ thống pháp luật bảo đảm là các thành phần kinh tế được đối xử và bảo vệ ngang bằng trước pháp luật. Do đó, việc chia hai nhóm tội xâm hại quan hệ sở hữu tỏ ra khơng cịn phù hợp vì điều này khơng phù hợp với bản chất của kinh tế thị trường - địi hỏi một sự đối sử bình đẳng của các thành phần kinh tế cùng tham gia vào q trình kinh tế. Trước tình hình đó, Bộ luật hình sự 2005 đã qua sửa đổi, bổ sung vẫn duy trì hai chương về các tội xâm phạm sở hữu nhà nước và các tội xâm phạm tài sản của cơng dân. Mặt khác, sự quy định hai nhóm tội xâm phạm đến hai loại quan hệ sở hữu khác nhau đã nảy sinh ra những bất cập. Trong nhiều trường hợp, người phạm tội chỉ quan tâm đến tài sản và giá trị tài sản mà không quan tâm đến nguồn gốc tài sản thuộc sở hữu nào, nên gây khó khăn cho các cơ quan tố tụng khi xác định tội danh cho đối với người phạm tội. Quan niệm về định tội danh theo ý thức chủ quan của người phạm tội, tuy giải quyết được một phần các vấn đề trước mắt là đáp ứng yêu cầu coi trọng bảo vệ sở hữu nhà nước, nhưng rõ ràng khơng đảm bảo tính khoa học, nhất là trong trường hợp không xác định được rõ ý thức chủ quan của người phạm tội hoặc trong trường hợp người phạm tội có sự lẫn lộn giữa sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu riêng của công dân (cùng một hành vi xâm hại đến hai loại tài sản thuộc hai nhóm quan hệ sở hữu khác nhau). Để phù hợp với chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới, Bộ luật hình sự 2017 đã ra đời và đã nhập hai chương của Bộ luật hình sự 2005 thành một chương với tên gọi "Các tội xâm phạm sở hữu”
Điều 233 ( Chương V) Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Người nào dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm và bị phạt tiền từ 5.000.000 kíp đến 20.000.000 kíp;
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 8 năm và bị phạt tiền từ 10.00.000 kíp đến 50.000.000 kíp
a) Vi phạm nhiều lần; b) Thực hiện có tổ chức c) Gây hậu quả nghiêm trọng
Phạm tội chưa đạt cũng phải chịu trách nhiệm hình sự13
Việc nhập hai tội: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhà nước hoặc tài sản chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân thành một tội: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là điểm mới căn bản quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và nó cũng thể hiện tinh thần bình đẳng giữa các thành phần kinh tế theo Hiến pháp Lào năm 2015.
Qua nghiên cứu lịch sử phát triển quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở nước CHDCND Lào cho thấy: các quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản luôn thay đổi cho phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong từng giai đoạn lịch sử và ngày càng hoàn thiện hơn, đảm bảo hơn các yêu cầu của các nguyên tắc của luật hình sự.