5 Trường Đại học CSND (1990), Giáo trình luật hình sự Lào phần chung, Nxb Bộ Tư pháp, Viêng Chăn, tr 29.
VỀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
Để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào cần phải đảm bảo các yêu cầu như sau:
- Thứ nhất, đảm bảo nguyên tắc thực hiện theo pháp luật xã hội chủ nghĩa
Thực hiện theo pháp luật của chế độ xã hội chủ nghĩa trong áp dụng pháp luật hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản về bản chất thực sự là thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, rõ ràng và đầy đủ, đúng theo pháp luật nhằm xây dựng cơ sở dân chủ xã hội chủ nghĩa trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức xã hội và tất cả các công dân sinh sống trong xã hội. Có thể nói rằng nguyên tắc thực hiện theo pháp luật xã hội chủ nghĩa là chế độ thực hiện theo pháp luật của xã hội chủ nghĩa; trong đó có hệ thống pháp luật đầy đủ và việc thực hiện các quy định của pháp luật một cách nghiêm chỉnh.
- Thứ hai, yêu cầu tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu về tài sản hợp pháp, bảo vệ công lý, bảo vệ trật tự pháp luật trong xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm phạm quyền sở hữu tài sản của của nhà nước, của chung và của công dân. Đây là quyền được pháp luật hình sự bảo vệ. Do đó những người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản được quy định trong BLHS thì phải chịu hình phạt do hành vi của mình gây ra. Việc định tội danh chính xác của Tịa án góp phần quan trọng trong việc bảo vệ tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và của cơng dân, cũng như qua đó thực hiện nghiêm minh pháp chế xã hội chủ nghĩa, việc định tội danh chính xác cũng góp phần nâng cao uy tín của Tịa án và các cơ quan bảo vệ pháp luật đối với nhân dân.
Thời gian qua, để phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế Đảng và Nhà nước CHDCND Lào đã tiếp tục ghi nhận những nguyên tắc pháp lý tiến bộ của văn minh