Phân biệt tội hủy hoại rừng (Điều 189 BLHS) và tội vi phạm các quy định về

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự việt nam (Trang 30 - 35)

1.2. Phân biệt tội hủy hoại rừng với một số tội phạm khác trong Luật hình sự

1.2.1. Phân biệt tội hủy hoại rừng (Điều 189 BLHS) và tội vi phạm các quy định về

về khai thác và bảo vệ rừng (Điều 175 BLHS)

- Thứ nhất, về khách thể thì tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng xâm phạm các quan hệ xã hội về trật tự quản lý kinh tế, cụ thể là chế độ quản lý của

25

Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng. Thông qua việc bảo vệ các quan hệ xã hội này, Nhà nước bảo vệ được cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Cho nên, BLHS xếp tội này vào Chương XVI - Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

Còn đối với tội hủy hoại rừng, về khách thể, như phân tích ở trên, tội hủy hoại rừng là tội xâm phạm đến trật tự quản lý và bảo vệ môi trường, cụ thể là chế độ quản lý rừng của Nhà nước, xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác cho đời sống xã hội. Cho nên, Nhà nước ta xếp tội này vào Chương XVII - Các tội phạm về môi trường.

- Thứ hai, về mặt khách quan thì hành vi khách quan trong tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng bao gồm một trong các hành vi: khai thác trái phép cây rừng hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng; vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép. Các hành vi khách quan của tội này thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động tác động trực tiếp đến rừng, xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng, vì mục đích kinh tế và hành vi khai thác không đến mức hủy hoại rừng.

Đối với tội hủy hoại rừng, hành vi khách quan có sự khác biệt với tội quy định tại Điều 175 BLHS thể hiện ở các hành vi: hành vi đốt rừng trái phép; hành vi phá rừng trái phép; hành vi đào bới, nổ mìn, san ủi, đào, đắp ngăn nước thuỷ triều, tháo nước hoặc xả chất độc hại vào rừng trái pháp luật... làm cho cây rừng bị chết hàng loạt, đất rừng bị ô nhiễm. Các hành vi khách quan của tội hủy hoại rừng xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về bảo vệ sự phát triển và hoạt động bình thường của môi trường.

- Thứ ba, về chủ thể, tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng quy định dấu hiệu xấu về nhân thân "đã bị kết án về tội này, chưa được xố án tích mà

cịn vi phạm"57 là dấu hiệu định tội trong cấu thành tội phạm cơ bản khi hành vi phạm tội chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng. Trong tội hủy hoại rừng, BLHS chỉ quy định dấu hiệu đã bị XPHC về hành vi hủy hoại rừng chứ không quy định dấu hiệu

"đã bị kết án về tội này, chưa được xố án tích mà cịn vi phạm".

- Thứ tư, về hình phạt, đối với hình phạt tù, tội hủy hoại rừng quy định mức cao nhất là phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm, còn tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng là bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.

57 Mục 5, Phần I, Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 8/3/2007 của BNN&PTNT, BTP, BCA, VKSNDTC, TANDTC hướng dẫn một số điều của BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản quy định: "Bị coi là "đã bị kết án về tội

này, chưa được xố án tích mà cịn vi phạm" quy định tại khoản 1 Điều 175 BLHS nếu trước đó đã bị kết án về tội phạm quy định tại Điều 175 BLHS, nhưng chưa được xố án tích mà lại thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều này".

26

Về hình phạt tiền (bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung) thì tội hủy hoại rừng có mức hình phạt tiền cao hơn so với hình phạt tiền trong tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng. Cụ thể, hình phạt tiền là hình phạt chính trong tội hủy hoại rừng là phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, hình phạt

tiền là hình phạt bổ sung là phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng;

cịn hình phạt tiền là hình phạt chính trong tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng là phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, hình phạt tiền là hình phạt bổ sung là phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng. Đồng thời, trong tội hủy hoại rừng còn quy định hình phạt bổ sung nữa là cấm đảm nhiệm

chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Qua đó, thể hiện tính nguy hiểm cao của tội hủy hoại rừng so với tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng và bị áp dụng hình phạt nghiêm khắc hơn.

1.2.2. Phân biệt tội hủy hoại rừng (Điều 189 BLHS) và tội vi phạm các quy định về quản lý rừng (Điều 176 BLHS) về quản lý rừng (Điều 176 BLHS)

- Thứ nhất, về khách thể, tội vi phạm các quy định về quản lý rừng xâm phạm các quan hệ xã hội về trật tự quản lý kinh tế, cụ thể là chế độ quản lý của Nhà nước về quản lý rừng, mà thông qua việc bảo vệ các quan hệ xã hội này Nhà nước bảo vệ được cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Cho nên, BLHS xếp tội này vào Chương XVI - Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Đối tượng tác động của tội này là rừng và các lâm sản từ rừng.

Đối với tội hủy hoại rừng là tội xâm phạm đến chế độ quản lý rừng của Nhà nước, xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác cho đời sống xã hội. Cho nên, BLHS xếp tội này vào Chương XVII - Các tội phạm về môi trường. Đối tượng tác động của tội hủy hoại rừng là rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất).

- Thứ hai, về mặt khách quan thì hành vi khách quan trong tội vi phạm các quy định về quản lý rừng thì hành vi thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động tạo ra các quyết định hành chính trong các vấn đề giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng; cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng; cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản. Và trong tội này, chủ thể phạm tội đã lợi dụng hoặc làm dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện các hành vi trên vì mục đích kinh tế.

Đối với tội hủy hoại rừng thì hành vi khách quan trong tội này thể hiện dưới dạng trực tiếp hành động tác động hủy hoại rừng vì mục đích hủy hoại rừng, làm cho hệ sinh thái bị hủy hoại.

27

- Thứ ba, về chủ thể thì tội vi phạm các quy định về quản lý rừng đòi hỏi chủ thể phải là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ - quyền hạn trong việc giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng; cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng; cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản. Đối với người khác cũng có thể là chủ thể của tội này, nhưng với vai trò là đồng phạm trong vụ án có đồng phạm. Đây chính là yếu tố giúp phân biệt với tội hủy hoại rừng, bên cạnh dấu hiệu là khách thể.

Đối với tội hủy hoại rừng thì chủ thể là bất kỳ ai có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định, khơng địi hỏi dấu hiệu là chủ thể đặc biệt như tội quy định tại Điều 176 BLHS. Đối với chủ thể quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 189 BLHS, chủ thể là người lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để thực hiện hành vi hủy hoại rừng như đốt rừng, phá rừng hoặc có hành vi khác nhưng khơng thực hiện hành vi giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng; cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng; cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản như chủ thể quy định ở Điều 176 BLHS.

- Thứ tư, về TNHS và hình phạt: cả hai tội đều quy định thành ba khung hình phạt tương ứng. Tuy nhiên, tội hủy hoại rừng có mức khung hình phạt đều cao hơn tội vi phạm quy định về quản lý rừng. Cụ thể, đối với hình phạt tù, tội hủy hoại rừng quy định mức cao nhất là phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm, còn tội vi phạm

các quy định về quản lý rừng là bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

Đối với hình phạt tiền là hình phạt chính trong tội hủy hoại rừng là phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, hình phạt tiền là hình phạt bổ sung là phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng; còn trong tội vi phạm các quy

định về quản lý rừng chỉ quy định hình phạt tiền là hình phạt bổ sung là phạt tiền từ

năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng. Đồng thời, trong tội hủy hoại rừng cịn

quy định hình phạt bổ sung nữa là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Qua đó, thể hiện tính nguy hiểm

cao của tội hủy hoại rừng so với tội vi phạm các quy định về quản lý rừng và bị áp dụng hình phạt nghiêm khắc hơn.

1.2.3. Phân biệt tội hủy hoại rừng (Điều 189 BLHS) và tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 191 BLHS) về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 191 BLHS)

- Thứ nhất, về khách thể, giữa hai tội này đều có một khách thể loại là chế độ quản lý và bảo vệ của Nhà nước về môi trường. Khác nhau ở khách thể trực tiếp của tội phạm, theo đó tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên xâm phạm đến chế độ bảo vệ đa dạng sinh học, các nguồn gen quy hiếm phục vụ nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái của Nhà nước.

28

Đối tượng tác động của tội này là khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, di tích thiên nhiên hoặc các khu thiên nhiên khác được Nhà nước đặc biệt bảo vệ (phân loại rừng quy định tại Điều 4 Luật BV&PTR) bao gồm cả thực vật, động vật.

So với tội hủy hoại rừng, thì khách thể trực tiếp là chế độ bảo vệ và phát triển rừng, và đối tượng tác động của tội hủy hoại rừng rộng hơn, bao gồm cây rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất).

- Thứ hai, về mặt khách quan, thì hành vi khách quan trong tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm các hành vi: vi phạm chế độ sử dụng, khai thác khu bảo tồn thiên nhiên; vi phạm chế độ sử dụng, khai thác khu bảo tồn vườn quốc gia; vi phạm chế độ sử dụng, khai thác khu bảo tồn di tích thiên nhiên; vi phạm chế độ sử dụng, khai thác khu bảo tồn thiên nhiên khác do Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của các khu bảo tồn thiên nhiên. Hành vi khách quan của tội này có thể là: các hành vi xây dựng các cơng trình trái quy định ở những nơi danh lam thắng cảnh, hay chặt cây, săn bắt động vật, khai thác lâm thổ sản, chăn thả gia súc, dựng lều quán... trái phép58. Đây là các hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của Nhà nước về chế độ sử dụng, khai thác được quy định trong Luật BVMT năm 2014, Luật BV&PTR và các văn bản pháp luật khác có liên quan trong lĩnh vực này.

Còn hành vi khách quan trong tội hủy hoại rừng là đốt rừng trái phép, phá rừng trái phép và hành vi khác hủy hoại rừng.

Nếu các hành vi này mang tính chất của các hành vi hủy hoại rừng như hành vi đốt rừng trái phép thuộc khu bảo tồn thiên nhiên thì khơng phạm tội quy định tại Điều 191 BLHS mà phạm tội quy định tại Điều 189 BLHS. Điều này xuất phát từ tính chất nguy hiểm của hành vi hủy hoại rừng cao hơn, đồng thời hành vi hủy hoại rừng trong khu bảo tồn thiên nhiên mang đầy đủ dấu hiệu pháp lý của tội hủy hoại rừng.

- Thứ tư, về TNHS và hình phạt: cả hai tội đều quy định thành ba khung hình phạt tương ứng. Tuy nhiên, về hình phạt tù, tội hủy hoại rừng có mức hình phạt tù cao hơn so với tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên.

Cụ thể, đối với hình phạt tù, tội hủy hoại rừng quy định mức cao nhất là phạt tù

từ bảy năm đến mười lăm năm, còn tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn

thiên nhiên là bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

58 Đinh Văn Quế (2005), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - Phần các tội phạm, Tập VIII, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 213-214.

29

Đối với hình phạt tiền, tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên quy định mức phạt tiền cao hơn tội hủy hoại rừng. Hình phạt tiền là hình phạt chính trong tội hủy hoại rừng là phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, hình phạt tiền là hình phạt bổ sung là phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng; cịn hình phạt tiền là hình phạt chính trong tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên là phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, hình phạt tiền là hình phạt bổ sung là phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự việt nam (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)