1.2. Phân biệt tội hủy hoại rừng với một số tội phạm khác trong Luật hình sự
1.2.4. Phân biệt tội hủy hoại rừng (Điều 189 BLHS) với tội hủy hoại tài sản (Điều
(Điều 143 BLHS)
- Tội hủy hoại tài sản được hiểu là hành vi làm cho tài sản bị mất giá trị sử dụng hồn tồn hoặc mất khả năng khơi phục lại tài sản59.
Giữa tội hủy hoại rừng và tội hủy hoại tài sản có những điểm khác nhau như sau: - Thứ nhất, về khách thể thì tội hủy hoại tài sản xâm phạm vào các quan hệ sở hữu mà Nhà nước bảo vệ, cụ thể là xâm phạm đến các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Tội hủy hoại tài sản được BLHS xếp vào Chương XIV - Các tội xâm phạm sở hữu.
Đối tượng tác động của tội này là tài sản, theo quy định tại Điều 163 BLDS tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Đối với tội hủy hoại rừng là tội xâm phạm đến chế độ quản lý rừng của Nhà nước, xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường, gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác cho đời sống xã hội. Tội hủy hoại rừng thuộc Chương XVII - Các tội phạm về môi trường. Đối tượng tác động của tội này là cây rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất).
- Thứ hai, về mặt khách quan thì tội hủy hoại tài sản thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động như hành vi đập, phá, đốt... tài sản.
Hậu quả của tội hủy hoại tài sản là dấu hiệu bắt buộc của tội này, cụ thể tại khoản 1 Điều 143 quy định: "từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị XPHC về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xố án tích mà cịn vi phạm", dấu hiệu
gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị XPHC về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xố án tích mà cịn vi phạm chỉ được xem xét khi mức định lượng của hành vi phạm tội hủy hoại tài sản dưới hai triệu đồng (Điều 143 BLHS chỉ quy
59 Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, NXB Cơng an nhân dân, Hà Nội.
30
định định lượng dưới hai triệu đồng nhưng không quy định rõ mức tối thiểu là bao nhiêu).
Đối với tội hủy hoại rừng thì hành vi khách quan của tội này bao gồm các hành vi cố ý làm cháy rừng với bất kỳ mục đích gì mà khơng được người hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; chặt phá rừng, ken cây và các hành vi khác trái pháp luật làm cho cây rừng bị chết với bất kỳ mục đích gì, trừ các trường hợp khai thác trái phép cây rừng và các hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng; đào bới, nổ mìn, san ủi, đào, đắp ngăn nước thuỷ triều, tháo nước hoặc xả chất độc hại vào rừng trái pháp luật... làm cho cây rừng bị chết hàng loạt, đất rừng bị ô nhiễm và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản b, tiểu mục 3.3, mục 3, hoặc tại đoạn 2 khoản b, tiểu mục 3.4, mục 3, Phần IV Thông tư số 19/2007/TTLT.
Trong tội hủy hoại rừng, BLHS không quy định mức định lượng cụ thể như tội hủy hoại tài sản mà chỉ quy định dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị XPHC về hành vi này mà còn vi phạm. Tội hủy hoại rừng không quy định dấu hiệu
"đã bị kết án về tội này, chưa được xố án tích mà cịn vi phạm" như một dấu hiệu
định tội tại tội hủy hoại tài sản.
- Thứ ba, về TNHS và hình phạt, nhìn chung tội hủy hoại tài sản có khung hình phạt tù cao nhất với mức hình phạt phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc
tù chung thân. Còn tội hủy hoại rừng quy định mức cao nhất là phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
Đối với hình phạt tiền là hình phạt chính trong tội hủy hoại rừng là phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, hình phạt tiền là hình phạt bổ sung là phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng. Còn tội hủy hoại tài sản chỉ quy
định hình phạt tiền là hình phạt bổ sung là phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.
Thông qua phân biệt tội hủy hoại rừng với tội hủy hoại tài sản (Điều 143); tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng (Điều 175); tội vi phạm các quy định về quản lý rừng (Điều 176); tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 191) giúp chúng ta hiểu rõ hơn quy định về tội hủy hoại rừng, là cơ sở cho việc nghiên cứu tội này trong các phần tiếp theo của Luận văn.