1.4. Pháp luật hình sự một số nƣớc trên thế giới với các quy định về tội hủy
1.4.2. Pháp luật hình sự Cộng hịa liên bang Nga
Trong lịch sử lập pháp của nước ta, pháp luật hình sự của Cộng hịa Liên bang Nga (sau đây gọi là Nga) có ảnh hưởng mạnh mẽ đến pháp luật hình sự của nước ta, trong đó có các quy định pháp luật hình sự về bảo vệ rừng, nên việc tìm hiểu quy định trong BLHS Nga về các quy định trên là rất cần thiết. Cũng giống như BLHS Việt Nam, BLHS Nga66 cũng được chia thành 2 phần là Phần Chung và Phần Các tội phạm. Trong đó, có hai điều luật quy định các hành vi khách quan liên quan đến hủy hoại rừng, cụ thể là tại Điều 260 - Tội chặt phá rừng trái phép và Điều 261 - Tội hủy hoại hoặc làm hư hỏng cây rừng.
Hai điều luật này đã quy định các hành vi khách quan:
- Chặt phá trái phép rừng, cũng như gây ra những tác hại làm cho các cây trong rừng ngừng phát triển, kể cả các loài cây, bụi cây, dây leo.
- Do thiếu thận trọng khi sử dụng lửa hoặc nguồn có độ nguy hiểm lớn khác mà làm hủy hoại hoặc hư hại cây rừng.
66
38
- Hủy hoại hoặc làm hư hỏng cây rừng bằng cách đốt, gây ô nhiễm, gây ra những tác động tiêu cực, hoặc bằng các cách nguy hiểm khác.
Đối chiếu với quy định tại Điều 189 BLHS nước ta, có thể thấy những quy định trên của BLHS Nga có những điểm giống nhau như đều quy định vào chương các tội phạm về môi trường; đều ghi nhận các hành vi chặt phá rừng trái phép, hành vi đốt, gây ô nhiễm hoặc các hành vi khác gây hủy hoại rừng; đều quy định hình phạt tiền và tù có thời hạn. Nhưng Điều 260 và Điều 261 BLHS Nga cũng có những điểm khác biệt với Điều 189 BLHS nước ta, như:
- Điều 260 BLHS Nga quy định dấu hiệu “mức độ tương đối lớn67” căn cứ vào
mức thiệt hại đối với cây rừng được tính bằng tiền chứ khơng căn cứ vào diện tích rừng bị thiệt hại hoặc giá trị lâm sản bị hủy hoại như quy định tại Điều 189 BLHS nước ta68.
- Điều 260 BLHS Nga quy định dấu hiệu “mức độ lớn”, dấu hiệu “mức độ đặc biệt lớn”69 cũng căn cứ vào mức thiệt hại đối với cây rừng được tính bằng tiền chứ khơng căn cứ vào diện tích rừng bị thiệt hại hoặc giá trị lâm sản bị hủy hoại70.
- Điều 260 BLHS Nga quy định dấu hiệu “lợi dụng chức vụ quyền hạn” làm căn cứ định khung hình phạt của tội phạm có hành vi chặt phá rừng trái phép. BLHS nước ta lại quy định thành tội cụ thể: Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng Điều 176 BLHS và quy định dấu hiệu định khung hình phạt tại điểm b, khoản 2 Điều 189 BLHS.
- Điều 260, Điều 261 BLHS Nga khơng có quy định trong trường hợp hành vi phạm tội chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng đã bị XPHC về các hành vi đó thì vẫn phải chịu TNHS như Điều 189 BLHS nước ta.
- Hai điều luật trên của BLHS Nga chưa đề cập đến trường hợp các hành vi hủy hoại rừng đối với rừng thuộc tài sản của cá nhân, tổ chức như quy định của BLHS Việt Nam tại Điều 189.
- BLHS Nga quy định hình phạt tiền làm hình phạt chính trong tất cả các khung hình phạt, và là loại hình phạt được tùy nghi lựa chọn bên cạnh hình phạt tù. Đồng
67 Điều 260, Bộ luật hình sự Cộng hịa liên bang Nga quy định: "mức độ tương đối lớn được ghi tại Điều này
là thiệt hại (...) quy định ở mức vượt quá năm nghìn rúp".
68 Thơng tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 8/3/2007 của BNN&PTNT, BTP, BCA, VKSNDTC, TANDTC hướng dẫn một số điều của BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
69
Điều 260, Bộ luật hình sự Cộng hịa liên bang Nga quy định: "...mức độ lớn là vượt quá năm mươi nghìn
rúp, mức đặc biệt lớn là vượt q một trăm nghìn rúp".
70 Thơng tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 8/3/2007 của BNN&PTNT, BTP, BCA, VKSNDTC, TANDTC hướng dẫn một số điều của BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
39
thời, mức hình phạt tù tại hai điều 260 và 261 trên so với Điều 189 BLHS nước ta là nhẹ hơn, tối đa chỉ là bảy năm tù (Điều 261 BLHS Nga).
- BLHS Nga cũng như BLHS nước ta quy định về loại hình phạt cấm đảm nhiệm một số chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Tuy nhiên, mức hình phạt áp dụng cho loại hình phạt này thấp hơn BLHS của nước ta, tối đa chỉ là ba năm.
Việc tìm hiểu một số quy định của BLHS Nga về tội hủy hoại rừng giúp chúng ta hiểu rõ phần nào các quy định về tội danh cũng như các dấu hiệu định tội trong BLHS Nga. Qua đó, chúng tơi thấy rằng quy định về tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam có những ưu điểm và những hạn chế so với quy định về tội hủy hoại rừng trong BLHS Nga, cụ thể:
+ Ưu điểm: BLHS nước ta quy định các hành vi hủy hoại rừng vào trong một điều luật chứ không quy định thành hai điều luật có tính chất tương đồng nhau như BLHS Nga, đồng thời việc quy định các dấu hiệu hành vi khách quan, dấu hiệu định khung hình phạt trong BLHS nước ta mang tính bao qt và đầy đủ hơn. Ngồi ra, BLHS nước ta quy định dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn thành một tội danh cụ thể trong tội vi phạm các quy định quản lý rừng và thành một tình tiết định khung trong tội hủy hoại rừng. Qua đó, thể hiện bước phát triển trong kỹ thuật lập pháp của nước ta về tội hủy hoại rừng.
+ Hạn chế: So với BLHS Nga thì BLHS nước ta cịn hạn chế đó là chưa quy định rõ đối tượng tác động của tội hủy hoại rừng có bao gồm các lồi cây, bụi cây, dây leo. Cũng như việc BLHS Nga quy định hậu quả thiệt hại theo mức định lượng tiền tạo điều kiện cho việc xác định dấu hiệu định tội dễ dàng, tránh trường hợp khó khăn như quy định BLHS nước ta là căn cứ vào diện tích rừng bị hủy hoại hoặc giá trị lâm sản bị thiệt hại trong trường hợp khơng tính được diện tích rừng.