Khái quát về lịch sử hình thành, phát triển của tội hủy hoại rừng trong

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự việt nam (Trang 36 - 41)

pháp luật hình sự Việt Nam

1.3.1. Pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng từ năm 1945 đến trước năm 1985

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hịa, chính quyền vừa mới được thành lập, nhà nước ta lúc này chưa đủ điều

31

kiện để xây dựng một hệ thống pháp luật hồn chỉnh, trong đó có pháp luật hình sự bảo vệ tài ngun rừng nói riêng. Tuy nhiên, các nhà quản lý giai đoạn này tuy vừa phải củng cố chính quyền, giúp đất nước vượt qua những khó khăn nhưng cũng nhận thức được tầm quan trọng của rừng cho nên vào ngày 28/06/1946, Liên Bộ Nội vụ và Bộ Canh Nơng đã giúp Chính phủ ban hành Thơng tư số 1303 BCN/VP ngày 28/06/1946 quy định về những hành vi xâm hại rừng. Đây là văn bản hết sức quan trọng, đánh dấu bước đầu tiên trong sự hình thành, phát triển của pháp luật hình sự về bảo vệ tài nguyên rừng.

Dù những quy định của Thơng tư 1302 BCN/VP cịn sơ khai, tuy nhiên bước đầu đã thể hiện được nội dung của quy định pháp luật hình sự về xử lý các hành vi hủy hoại rừng như hành vi chặt cây trái phép; hành vi đốt rừng, làm cháy rừng... Qua đó có thể đánh giá được rằng trong giai đoạn này, Nhà nước ta cũng đã thể hiện sự quan tâm đến việc bảo vệ tài nguyên rừng trước các hành vi xâm hại, tuy cịn mang tính sơ khai nhưng những quy định trên đã là tiền đề cho sự hình thành và phát triển của pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng trong hệ thống pháp luật hình sự của nước ta. Đặc điểm chung của pháp luật hình sự thời kỳ này là những quy định pháp luật hình sự về bảo vệ tài nguyên rừng chưa có quy định rõ ràng cũng như chưa gọi cụ thể là tội hủy hoại rừng, mà chủ yếu gọi là tội phạm vi phạm bảo vệ rừng.

Lịch sử về sự hình thành và phát triển của tội hủy hoại rừng nói riêng và pháp luật hình sự bảo vệ tài ngun rừng nói chung đánh dấu bước phát triển mới nhưng rất quan trọng thông qua việc lần đầu tiên Hiến pháp năm 1959 ghi nhận vai trò của rừng tại Điều 12: "Các hầm mỏ, sơng ngịi, và những rừng cây, đất hoang, tài nguyên khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu của toàn dân". Quy định trên của Hiến pháp năm 1959 là tiền đề, là luật cơ bản, là cơ sở cho

việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật khác nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan trong lĩnh vực bảo vệ rừng.

Trên cơ sở quy định tại Điều 12 của Hiến pháp năm 1959, các văn bản pháp luật về bảo vệ rừng được ban hành nhiều, trong đó có những điều khoản ghi nhận hình thức xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm. Qua đó thể hiện sự quan tâm đến công tác bảo vệ rừng của Nhà nước ta, như:

- Văn bản pháp lý quan trọng đánh dấu việc thừa nhận tầm quan trọng của rừng cũng như định hướng cho công tác bảo vệ rừng giai đoạn trước năm 1985 là Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng ngày 06/09/1972 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Pháp lệnh quy định những vấn đề chung về bảo vệ rừng, quy định những hành vi Pháp lệnh cấm nhằm bảo vệ rừng, quy định việc thành lập các lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách dưới tên gọi là Kiểm lâm nhân dân. Đồng thời, Pháp lệnh này

32

còn quy định những biện pháp chế tài xử lý hình sự đối với các hành vi hủy hoại, phá hoại, xâm phạm rừng, cụ thể là quy định tại các Điều 21, Điều 2260, Điều 23. Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng tuy chưa phân định rõ ràng ranh giới XPHC và xử lý hình sự nhưng cũng đánh dấu bước phát triển mới trong nền lập pháp nước ta, lần đầu tiên vấn đề bảo vệ rừng được xây dựng một cách có hệ thống, phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi khách quan trước thực tế ngày càng nhiều có hành vi xâm hại, hủy hoại rừng. Nhưng do hạn chế bởi chính điều kiện khách quan là đất nước ta đang trong giai đoạn chiến tranh chống xâm lược, thống nhất đất nước cho nên việc thực hiện của Pháp lệnh này chưa đạt hiệu quả cao.

- Tiếp theo đó, Nhà nước ta đã ban hành Thông tư số 3984-LN/KL ngày 15/10/1977 của Bộ Lâm nghiệp hướng dẫn việc XPHC đối với các vi phạm luật lệ bảo vệ rừng. Văn bản pháp luật này góp phần quan trọng vào việc phân định ranh giới giữa xử phạt vi phạm hành chính với xử phạt hình sự. Ngay tại tiểu mục 2, mục I, phần I Thông tư số 3984-LN/KL đã quy định: "Xử lý nghiêm minh, ngăn chặn kịp

thời và có hiệu quả các hành động phá hại rừng và tàng trữ, mua bán, vận chuyển và sử dụng trái phép lâm sản". Đồng thời, Thơng tư số 3984-LN/KL cịn xác định

rõ ranh giới giữa hành vi XPHC và xử phạt hình sự thơng qua việc quy định mức vượt mức tối đa XPHC của hành vi vi phạm61, làm tiền đề cho các quy định pháp luật hình sự về bảo vệ rừng sau này.

Nhìn chung, những quy định của pháp luật hình sự giai đoạn trước năm 1985 về bảo vệ tài nguyên rừng tuy còn chưa rõ ràng, chưa cụ thể giữa hành vi vi phạm pháp luật hành chính với hành vi vi phạm pháp luật hình sự, chưa phân định rõ hành vi hủy hoại rừng với hành vi vi phạm việc quản lý, bảo vệ rừng, cũng như chưa được

60 Điều 22, Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 06/09/1972 quy định:

"Kẻ nào vi phạm một trong những điều ghi ở Chương II của Pháp lệnh này hoặc tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản, gây thiệt hại lớn đến tài nguyên rừng hoặc đã bị xử phạt mà cịn vi phạm thì sẽ bị truy tố trước Toà án nhân dân và có thể bị phạt tù từ ba tháng đến 2 năm và phạt tiền từ 200 đồng đến 2.000 đồng, hoặc một trong hai hình phạt đó. Cố ý huỷ hoại tài nguyên rừng hoặc cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ về bảo vệ rừng, gây thiệt hại đến tài nguyên rừng; thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc vô ý làm cháy rừng hay là có những hành động khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài nguyên rừng thì bị xử phạt theo Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, ngày 21 tháng 10 năm 1970. Cố ý phá hoại tài ngun rừng vì mục đích phản cách mạng thì bị xử phạt theo Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng, ngày 30 tháng 10 năm 1967".

61

Tiểu mục 3, tiểu mục 4, mục IX, phần III, Thông tư số 3984-LN/KL ngày 15/10/1977 của Bộ Lâm nghiệp quy định: "3. Đối với các hành động vi phạm có mức độ tác hại đã gây ra vượt quá mức độ XPHC đã hướng

dẫn trên đây, thì sẽ khởi tố về hình sự. Đối với một số vụ vi phạm, tùy mức độ tác hại đã gây ra thuộc mức độ XPHC, nhưng xét các yếu tố khác thấy cần phải xử lý nghiêm khắc, thì cơ quan kiểm lâm nhân dân phối hợp với viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để xét và có biện pháp xử lý thích đáng. 4. Đối với trường hợp đã bị xử phạt mà còn vi phạm (điều 22 của Pháp lệnh) nếu lần vi phạm sau có mức độ tác hại đã gây ra thuộc mức độ XPHC, thì chỉ trong những trường hợp sau đây mới khởi tố về hình sự: a) Kẻ phạm pháp nhiều lần, trước đây đã được giáo dục hoặc đã bị XPHC mà vẫn chưa chịu tiếp thu, sửa chữa. b) Kẻ phạm pháp có hành động chống đối hoặc là phần tử xấu".

33

pháp điển hóa do cơ quan quyền lực nhất của Nhà nước ban hành, mà nằm rải rác trong rất nhiều văn bản pháp luật do nhiều cơ quan ban hành, cộng với điều kiện đất nước đang chiến tranh nên phần lớn những quy định pháp luật hình sự về bảo vệ rừng trước các hành vi xâm phạm chưa đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, những quy định trên đã trở thành nền tảng quan trọng cho các quy định của pháp luật hình sự về bảo vệ rừng phát triển sau này.

1.3.2. Pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng từ sau năm 1985 đến trước năm 1999 1999

Pháp luật về tội hủy hoại rừng giai đoạn này thừa hưởng những thành tựu của giai đoạn trước đó để lại, với nhiều quy định tiến bộ làm tiền đề cho sự phát triển của pháp luật hình sự giai đoạn sau.

Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp năm 1980, vào ngày 27 tháng 06 năm 1985 BLHS số 17-LCT/HĐNN7 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố VII, kỳ họp thứ 9 nhất trí thơng qua (gọi tắt là BLHS năm 1985).

BLHS năm 1985 đã xây dựng một số tội danh liên quan đến việc bảo vệ rừng, tuy nhiên, những quy định này cịn mang tính chung chung, chưa phân định rõ tội phạm về môi trường với tội phạm khác như "Tội vi phạm các quy định về quản lý và

bảo vệ rừng" (Điều 181) trong BLHS 1985 được quy định như là những tội phạm

kinh tế và xếp vào Chương VII - "Các tội phạm về kinh tế". Và BLHS năm 1985

chưa dành riêng một chương cho các tội phạm về môi trường, mà chỉ quy định tại một Điều 195 "Tội vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm

trọng" trong Chương VIII - "Các tội xâm phạm an tồn, trật tự cơng cộng và trật tự quản lý hành chính". Có thể thấy, cách nhìn nhận của các nhà quản lý giai đoạn này

cịn khá rộng, chưa có sự phân định rạch rịi giữa tội phạm về mơi trường nói chung, tội hủy hoại rừng nói riêng với các loại tội phạm khác. Đồng thời, xuyên suốt BLHS năm 1985 và các lần sửa đổi, bổ sung tiếp theo vào các năm 1989, 1991, 1992, 1997 chưa có bất kỳ một quy định nào quy định về tội hủy hoại rừng.

Bên cạnh BLHS năm 1985, lần đầu tiên có một văn bản pháp luật quy định riêng cho việc bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội nước ta thông qua: Luật BV&PTR năm 1991. Việc ban hành Luật BV&PTR đã tạo cơ sở quan trọng trong việc hình thành khung pháp lý nhằm cụ thể hóa việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này. Các quy định này là cơ sở để các cơ quan áp dụng pháp luật hình sự viện dẫn khi xử lý hành vi hủy hoại rừng.

BLHS năm 1985 cũng tiến hành sửa đổi, bổ sung nhiều lần, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, nhất là trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường nói chung, bảo vệ rừng nói riêng. Trong đó, địi hỏi về việc cần có quy phạm pháp luật hình sự

34

điều chỉnh lĩnh vực mơi trường ngày càng trở nên rất cấp bách, địi hỏi về việc ghi nhận các hành vi hủy hoại rừng rõ ràng hơn, quy định thành một tội hủy hoại rừng riêng với chế tài hình sự riêng để phù hợp với thực tế.

1.3.3. Pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng từ năm 1999 đến nay

Trước tình hình BLHS năm 1985 nói chung chưa đáp ứng được nhu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, trong đó có tội phạm liên quan lĩnh vực môi trường, ngày 21 tháng 12 năm 1999, tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố X đã thơng qua BLHS năm 1999. BLHS này đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 37/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009.

Một trong những thay đổi mang tính khác biệt và bổ sung mới nhất trong BLHS năm 1999 so với BLHS năm 1985 đó là việc BLHS năm 1999 xây dựng thành một Chương Các tội phạm về môi trường, với hàng loạt các tội danh mới được tách ra, được xây dựng mới từ các Chương Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và Chương Các tội xâm phạm an tồn, trật tự cơng cộng và trật tự quản lý hành chính trong BLHS năm 1985. Các nhà lập pháp đã quy định nhiều điều luật độc lập trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng dưới hai góc độ chính là tội phạm về kinh tế và tội phạm về môi trường, đưa tội phạm về mơi trường ra khỏi các tội xâm phạm an tồn, trật tự cơng cộng và trật tự quản lý hành chính. Như tại Chương XVI - Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có Điều 175 - Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng; Điều 176 - Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng; tại Chương XVII - Các tội phạm về mơi trường có Điều 189 - Tội hủy hoại rừng; Điều 190 - Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Điều 191 - Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên. Trong đó, đánh dấu lần đầu tiên BLHS quy định một tội danh cụ thể về các hành vi hủy hoại rừng - Tội hủy hoại rừng quy định tại Điều 189 BLHS, thuộc Chương các tội phạm về môi trường.

Việc quy định các điều luật riêng biệt điều chỉnh nhiều hành vi khác nhau trong BLHS, đặc biệt là xây dựng tội hủy hoại rừng thành một điều luật riêng với cấu thành tội phạm cụ thể là phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan trong cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm, đảm bảo xử lý kịp thời đối với từng hành vi phạm tội cụ thể.

Một văn bản pháp luật rất quan trọng hướng dẫn một số điều của BLHS về lĩnh vực bảo vệ rừng, quản lý rừng và quản lý lâm sản là Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn một số

35

điều của BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Mặc dù vào năm 2009, BLHS có tiến hành sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên khơng có

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự việt nam (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)