Pháp luật hình sự của Cộng hịa Liên bang Đức

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự việt nam (Trang 45 - 49)

1.4. Pháp luật hình sự một số nƣớc trên thế giới với các quy định về tội hủy

1.4.3. Pháp luật hình sự của Cộng hịa Liên bang Đức

BLHS của Cộng hòa Liên bang Đức71 (sau đây gọi là BLHS Đức) cũng giống với BLHS Việt Nam, BLHS Đức cũng xây dựng thành hai Phần chung và Phần riêng. Trong đó, Phần Chung quy định hệ thống các nguyên tắc, nhiệm vụ của Luật hình sự, Phần Các tội phạm quy định về các tội phạm, trong đó BLHS Đức xây dựng một chương riêng để quy định các hành vi phạm tội về môi trường - Chương 29 - Các tội xâm phạm môi trường.

Khác với BLHS nước ta, BLHS Đức không quy định những điều với tội danh cụ thể về hành vi hủy hoại rừng, mà quy định chung vào điều luật khác, như một khoản của điều luật: Điều 329 - Gây nguy hại cho những vùng cần được bảo vệ; Điều 330

71

40

- Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng của một tội phạm mơi trường. Trong đó, Điều 329 BLHS Đức chỉ nêu hành vi khách quan: thực hiện những đào bới hoặc những san lấp; phá rừng; gây thiệt hại hoặc lấy đi những thực vật thuộc một loài được bảo vệ đặc biệt. Nhìn chung, những quy định này của BLHS Đức về hành vi khách quan của hành vi hủy hoại rừng là rất rộng, không cụ thể như Điều 189 BLHS nước ta, mà chỉ cần thỏa mãn dấu hiệu hành vi: "thực hiện những đào bới hoặc những san

lấp" hoặc dấu hiệu "phá rừng" hoặc dấu hiệu "gây thiệt hại hoặc lấy đi" là đủ yếu

tố cấu thành tội phạm, không phụ thuộc vào dấu hiệu hậu quả như Điều 189 BLHS nước ta. Hay nói cách khác, BLHS Đức quy định tội phạm hủy hoại rừng theo cấu thành tội phạm hình thức.

Điều 330 BLHS Đức quy định dấu hiệu định khung gồm hai loại là trường hợp ít nghiêm trọng và trường hợp đặc biệt nghiêm trọng theo hậu quả gây ra do hành vi quy định tại Điều 329 BLHS Đức.

Đồng thời tại khoản 6 Điều 126 - Gây rối trật tự an ninh công cộng qua đe dọa với những tội phạm, thuộc Chương 7 BLHS Đức, có dẫn chiếu đến hành vi phạm tội tại khoản 5, Điều 306 - Gây cháy, Điều 306a - Gây cháy nghiêm trọng, Điều 306b - Gây cháy đặc biệt nghiêm trọng thuộc Chương 28 - Các tội gây nguy hiểm chung BLHS Đức với hành vi: "đốt hoặc qua việc đặt mồi gây cháy mà phá hủy hoàn toàn hay một phần rừng cây của người khác". BLHS Đức không xem đây là

hành vi hủy hoại rừng hay hủy hoại tài sản mà xem đây là tội gây cháy hoặc nếu hành vi tội phạm nghiêm trọng gây nguy hiểm chung thì sẽ phạm tội quy định tại khoản 6 Điều 126 - Gây rối trật tự an ninh công cộng qua đe dọa với những tội phạm. Khác với quy định tại Điều 189 và Điều 143 BLHS nước ta về hủy hoại rừng người khác sẽ bị xử lý về hành vi hủy hoại tài sản hoặc nếu đủ yếu tố sẽ cấu thành quy định tại Điều 240 - Tội vi phạm vi định về phịng cháy, chữa cháy trong BLHS nước ta.

Nhìn chung, trong BLHS Đức là rất nhiều điều luật quy định về hành vi hủy hoại rừng, nhưng do khác nhau về văn hóa lập pháp nên BLHS Đức khơng gọi là tội hủy hoại rừng, tùy trường hợp sẽ cấu thành tội danh cụ thể. Cũng như trong dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm quy định khá rộng so với quy định tại BLHS Việt Nam.

Đồng thời, xét về mặt hình phạt thì có hai loại chủ yếu là hình phạt tự do và hình phạt tiền, trong đó hình phạt tiền được tùy nghi lựa chọn; mức hình phạt tự do tối thiểu là sáu tháng, tối đa là mười năm trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 330 BLHS Đức. So với quy định của Điều 189 BLHS của nước ta thì BLHS nước ta quy định mức hình phạt cao hơn, đồng thời BLHS nước ta cịn quy

41

định loại hình phạt cải tạo khơng giam giữ trong hình phạt chính và hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định trong hình phạt bổ sung.

Tóm lại, việc tìm hiểu một số quy định của BLHS Đức về tội hủy hoại rừng giúp chúng ta hiểu rõ phần nào các quy định về tội danh cũng như các dấu hiệu định tội trong BLHS Đức. Qua đó, chúng tơi thấy rằng quy định về tội hủy hoại rừng trong Luật hình sự Việt Nam có những ưu điểm cũng như những hạn chế so với quy định về tội hủy hoại rừng trong BLHS Đức, cụ thể:

+ Ưu điểm: quy định về tội hủy hoại rừng trong BLHS nước ta thể hiện tính ưu việt, thể hiện bước tiến bộ trong kỹ thuật lập pháp. Cụ thể, BLHS nước ta quy định cụ thể các hành vi phạm tội hủy hoại rừng vào trong một điều luật với những dấu hiệu pháp lý cụ thể, mang tính bao quát hơn BLHS Đức. Đồng thời, BLHS nước ta xây dựng dấu hiệu định khung hình phạt mang tính hợp lý, phù hợp, rõ ràng hơn, tạo điều kiện áp dụng quy định được nhanh chóng, đúng đắn.

+ Hạn chế: So với BLHS Việt Nam thì việc BLHS Đức quy định vào một điều luật (Điều 126) những dấu hiệu hành vi trong các điều luật khác (Điều 329, Điều 330) là điểm mà BLHS nước ta cần nghiên cứu, tránh sự quy định quá nhiều.

42

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong Chương 1 của Luận văn đã nghiên cứu, phân tích một số vấn đề lý luận chung của tội hủy hoại rừng giúp chúng ta nắm rõ được những nội dung, những vấn đề cơ bản và đặc trưng của tội danh này. Đồng thời, Luận văn cũng phân tích, làm sáng tỏ những quy định về tội hủy hoại rừng, về lịch sử hình thành và phát triển của tội hủy hoại rừng trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay và tìm hiểu về pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Nga, Đức.

Cụ thể, việc làm sáng tỏ một khái niệm khoa học pháp lý hình sự là rất quan trọng, bởi giúp làm định hướng cho việc xác định các dấu hiệu pháp lý của tội phạm cụ thể. Luận văn đã kết hợp phân tích các đặc điểm chung của tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS với những đặc điểm riêng của tội hủy hoại rừng được quy định tại Điều 189 Chương XVII của BLHS để xây dựng khái niệm cho tội hủy hoại rừng.

Qua q trình phân tích các dấu hiệu pháp lý, các dấu hiệu định khung hình phạt và hình phạt của tội hủy hoại rừng. Qua đó, thấy được ý nghĩa của việc quy định tội hủy hoại rừng vào trong BLHS là rất cần thiết, rất quan trọng, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn cơng tác đấu tranh phịng chống tội này.

Đồng thời, Luận văn phân tích lịch sử hình thành và phát triển của tội hủy hoại rừng. Qua đó, nhận thấy tội hủy hoại rừng cũng có q trình hình thành, phát triển riêng. Đó là sự kế tiếp nhau, giai đoạn sau là sự kế thừa và phát triển những kết quả của giai đoạn trước, tội hủy hoại rừng được thay đổi theo hướng ngày càng hồn thiện hơn, phù hợp với u cầu trong tình hình mới.

Luận văn đã tiến hành phân biệt tội hủy hoại rừng với một số tội phạm khác, tạo điều kiện cho việc quy định và định tội danh trong thực tế được chính xác, phục vụ yêu cầu của cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm.

Mặt khác, Luận văn cũng dẫn chứng việc nghiên cứu, tìm hiểu quy định của BLHS Trung Quốc, BLHS Nga, BLHS Đức cho thấy các nước đều quy định tội này với các dấu hiệu tội phạm và các mức hình phạt cụ thể. Tuy nhiên, do xuất phát từ truyền thống pháp luật của từng nước là khác nhau cho nên cách nhìn nhận, cách xác định hành vi khách quan, cách xây dựng điều luật về tên gọi cũng khác nhau. Nhưng sự khác nhau đó đều chứa đựng điểm giống nhau đó là sự thừa nhận và quy định các hành vi hủy hoại rừng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, cần phải xử lý nghiêm bằng pháp luật hình sự với những chế tài nghiêm khắc.

Những kết luận tại Chương 1 là nền tảng cho việc nghiên cứu, phân tích đánh giá các nội dung tại Chương 2 của Luận văn.

43

CHƢƠNG 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ

VIỆT NAM

2.1. Thực trạng áp dụng quy định tội hủy hoại rừng trong Luật hình sự Việt Nam ở nƣớc ta

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự việt nam (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)