Thực trạng áp dụng quy định tội hủy hoại rừng trong Luật hình sự Việt

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự việt nam (Trang 49 - 53)

Một văn bản pháp luật hay một quy định pháp luật được xem là đảm bảo được tính hợp lý, hiệu quả không chỉ được thể hiện, phản ánh thơng qua nội dung và hình thức quy định trong luật mà cịn được thể hiện thơng qua thực tiễn áp dụng quy định về điều luật đó, ở đây là quy định của pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng. Chính vì vậy, khi xem xét, đánh giá tội hủy hoại rừng trong BLHS hiện hành thì cần thiết phải xem xét tội hủy hoại rừng được áp dụng trong thực tế để có một cái nhìn tồn diện về tội này.

Về tình hình vi phạm pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng từ năm 2009 đến năm 2014:

Theo thống kê của Bộ NN&PTN xác định, Việt Nam có khoảng hơn 13.954.454 héc ta rừng, trong đó có hơn 10.398.160 héc ta rừng tự nhiên, với độ che phủ diện tích rừng đạt 40.96%72 (Xem từ Bảng 1.1 đến Bảng 1.4)73. Tuy nhiên, thời gian qua, diện tích rừng bị hủy hoại rất lớn (Xem từ Bảng 2.1 đến Bảng 2.3)74. Trong thời gian qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã tiến hành điều tra, truy tố xét xử nhiều vụ án hình sự về tội hủy hoại rừng. Số liệu thống kê mới nhất của TANDTC cho thấy, từ năm 2009 đến năm 2014, TAND các cấp đã đưa ra xét xử 1.004 vụ án hình sự về tội hủy hoại rừng, với 1.770 bị cáo (Bảng 2.4).

Bảng 2.4: Tình hình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về tội hủy hoại rừng từ năm 2009 – 2014 Năm Số vụ án Số bị cáo 2009 97 135 2010 132 217 2011 194 333 2012 202 387 2013 220 446 2014 159 252 Tổng cộng 1.004 1.770

(Nguồn tổng hợp số liệu: Tòa án nhân dân Tối cao)

72 Quyết định số 3322/QĐ-BNN-TCLN ngày 28 tháng 07 năm 2014 của BNN&PTNT về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2013.

73 Xem tại phần Phụ lục, các bảng 1.1 - 1.4.

74

44

Qua Bảng 2.4, có thể thấy số vụ án về tội hủy hoại rừng được xét xử sơ thẩm hàng năm có sự biến động, trong đó từ năm 2009 đến năm 2013 là xu hướng tăng (từ 97 vụ án với 135 bị cáo - năm 2009, lên 220 vụ án với 446 bị cáo - năm 2013), riêng năm 2014 số vụ án xét xử sơ thẩm lại giảm xuống còn 159 vụ án với 252 bị cáo. Trung bình một vụ án hủy hoại rừng có khoảng 1.76 bị cáo/vụ, tỷ lệ này vào năm 2009 là 1.4 bị cáo/vụ, năm 2010 là 1.64 bị cáo/vụ, năm 2011 là 1.71 bị cáo/vụ, năm 2012 là 1.92 bị cáo/vụ, năm 2013 là 2.03 bị cáo/vụ, năm 2014 là 1.9 bị cáo/vụ. Điều này vừa phản ánh tính chất phức tạp của các vụ án, vừa phản ánh loại tội phạm này có tính chất đồng phạm tương đối cao.

Đồng thời, nếu so sánh số vụ án xét xử sơ thẩm về tội hủy hoại rừng tại Bảng 2.4 với số vụ vi phạm bị xử lý hình sự tại Bảng 2.375, có thể thấy tội hủy hoại rừng chiếm tỷ lệ % lớn, cụ thể, năm 2009 số vụ án về tội hủy hoại rừng được xét xử sơ thẩm (Bảng 2.4) chiếm tỷ lệ 30.03% số vụ xử lý hình sự (Bảng 2.3)76, năm 2014 tỷ lệ này là 73%.

Ngoài ra, khi so sánh số vụ án về tội hủy hoại rừng được xét xử sơ thẩm (Bảng 2.4) với số vụ vị phạm pháp luật về bảo vệ rừng (Bảng 2.2)77, có thể thấy tỷ lệ % số vụ án được xét xử hình sự về tội hủy hoại rừng cịn rất ít, chưa tương xứng, như vào năm 2014, số vụ án về tội hủy hoại rừng được xét xử sơ thẩm chỉ chiếm tỷ lệ 0.69% số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng.

Bảng 2.5: Số vụ án xét xử sơ thẩm hình sự về tội hủy hoại rừng so sánh với tội phạm nói chung từ năm 2009 đến năm 2014

Năm Tội hủy hoại rừng (1) (Số vụ án) Tội phạm chung (2) (Số vụ án) (1) so với (2) Tỷ lệ (%)

2009 97 65.462 0.15 2010 132 55.221 0.24 2011 194 60.925 0.32 2012 202 67.369 0.3 2013 220 68.751 0.32 2014 159 70.231 0.23

(Nguồn tổng hợp số liệu: Tòa án nhân dân Tối cao)

Qua Bảng 2.5, có thể thấy trong cơ cấu xét xử sơ thẩm về tội phạm nói chung từ năm 2009 đến năm 2014 thì tội hủy hoại rừng chiếm tỷ lệ rất nhỏ và cùng có xu hướng biến động theo qua từng năm, trong đó xu hướng chính là tăng. Như năm 2009 số vụ án xét xử sơ thẩm về tội hủy hoại rừng chỉ chiếm 0.15% số vụ án xét xử sơ thẩm về tội phạm nói chung, đến năm 2014 số vụ án về tội hủy hoại rừng chiếm

75 Xem tại Phần Phụ lục, các bảng 2.1 - 2.3.

76 Xem tại Phần Phụ lục, các bảng 2.1 - 2.3.

77

45

0.23% tổng số vụ án xét xử sơ thẩm về tội phạm nói chung. Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là vào năm 2013 với 0.32 % trong tổng số vụ án phạm tội nói chung đã bị đưa ra xét xử.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số thống kê, có nghĩa đây là những vụ đã bị phát hiện và xử lý, người vi phạm đủ căn cứ thì truy cứu TNHS. Bên cạnh đó, cịn có số vụ vi phạm pháp luật bảo vệ rừng nói chung, số tội phạm hủy hoại rừng nói riêng bị "ẩn", chưa xử lý hoặc không bị phát hiện vì nhiều nguyên nhân khác nhau như do sai sót trong quản lý, trong công tác điều tra và truy tố hoặc có những vụ án hủy hoại rừng đã được phát hiện nhưng bị đình chỉ do những nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất về mặt pháp luật đó là quy định của pháp luật về bảo vệ rừng nói chung, pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng nói riêng cịn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế, từ đó gây khó khăn cho hoạt động áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Thời gian qua, đa số các bản án của TAND các cấp đã áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng, đúng người, đúng tội. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số nơi, một số vụ án đã áp dụng chưa hợp lý, còn nhiều trường hợp áp dụng chưa thống nhất cũng như công tác điều tra, truy tố, xét xử vẫn còn một số bất cập. Cụ thể:

- Một là, trong các vụ án hủy hoại rừng được tiến hành điều tra, truy tố, xét xử thời gian qua, bên cạnh những vụ án định tội danh đúng người đúng tội, thì cũng cịn một số vụ án các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành điều tra, truy tố, xét xử chưa đúng pháp luật và bị cấp phúc thẩm hủy án, để điều tra bổ sung và xét xử lại, ví dụ như:

+ Trong vụ án Ngư Văn V., Ngư Văn T., Ngư Văn Tu., Ngư Thị T., Lưu Văn X.

phạm tội "huỷ hoại rừng". Tại Bản án số 11/2012/HSST ngày 14/9/2012 của TAND huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã xử phạt đối với các bị cáo trên về tội "hủy hoại rừng", bị cáo Lưu Văn X. kháng cáo. Tại Bản án số 23/2012/HSPT ngày 07/11/2012 của TAND tỉnh Lào Cai đã xét xử: hủy toàn bộ Bản án số 11/2012/HSST ngày 14/9/2012 của TAND huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai để điều tra, xét xử lại theo thủ tục chung. Với lý do, cần điều tra bổ sung những dấu hiệu định tội danh mới phát sinh và tại cấp sơ thẩm chưa làm rõ. Đó là, tại phiên tồ phúc thẩm bị cáo Lưu Văn X. khơng thừa nhận mình tham gia phát rừng cùng với các bị cáo khác và một mực kêu oan. Tại phiên toà bị cáo và người bào chữa đã đưa ra một số chứng cứ như: Lời khai của người làm chứng và đĩa CD ghi âm cuộc thoả thuận thương lượng giữa bị cáo Ngư Văn T. và gia đình bị cáo Lưu Văn X. trong thời gian trước và sau khi xét xử về nội dung bị cáo Ngư Văn T. nhờ Lưu Văn X. nhận hộ có tham gia phát rừng và kháng cáo xin được hưởng án treo. Thấy rằng đây

46

là những chứng cứ cần điều tra làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo Lưu Văn X. và vai trò của các bị cáo khác trong vụ án, những chứng cứ này cấp phúc thẩm không

thể bổ sung được tại phiên toà78.

+ Trong vụ án Nguyễn Văn B. phạm tội "hủy hoại rừng". Tại Bản án số 22/2013/HSST ngày 27/9/2013 của TAND huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đã xử phạt Nguyễn Văn B. 03 năm tù về tội "Hủy hoại rừng"79, bị cáo Nguyễn Văn B. kháng cáo. Tại phiên tòa xét xử theo thủ tục phúc thẩm của TAND tỉnh Quảng Nam vào ngày 23/01/2014, đã tuyên hủy bản án sơ thẩm để giao hồ sơ vụ án về cấp sơ thẩm điều tra lại do chưa đủ căn cứ để quy buộc hành vi phạm tội đối với bị cáo Nguyễn Văn B, đó là căn cứ xác định diện tích rừng bị thiệt hại thuộc sở hữu của ai, trạng thái và loại rừng bị thiệt hại chưa được làm rõ và vấn đề XPHC được áp dụng trong giai đoạn điều tra của cấp sơ thẩm chưa chính xác80.

- Hai là, việc đánh giá và áp dụng dấu hiệu "đã bị XPHC về hành vi này mà còn

vi phạm" trong thực tế còn gặp phải một số hạn chế.

Trong số các vụ án hủy hoại rừng được tiến hành điều tra, truy tố và xét xử thời gian qua, bên cạnh việc áp dụng dấu hiệu này chính xác thì cũng cịn tồn tại một số vụ án chưa chính xác, đó là có trường hợp cùng một diện tích rừng vừa bị XPHC vừa bị truy cứu TNHS là không đúng theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 157/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; cũng như không đúng tinh thần được quy định trong Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sau đây gọi là Nghị định 81/2013/NĐ-CP) đó là một hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần nhằm bảo đảm quyền lợi cho người bị áp dụng, như:

+ Trong vụ án Đinh D. phạm tội "hủy hoại rừng". Theo hồ sơ vụ án, khi phát hiện Đinh D. có hành vi hủy hoại rừng với diện tích thiệt hại xác định được là 5.126m2 rừng phịng hộ đầu nguồn thì cơ quan chức năng của UBND xã Vĩnh Kim đã tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về hành vi phát rừng làm

78 Bản án số: 23/2012/HSPT về "Tội hủy hoại rừng" của Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai,

[http://laocai.gov.vn/sites/vienkiemsat/tintucsukien/tinnghiepvu/Trang/20130311105502.aspx], (truy cập ngày 17/05/2015).

79 Bản án số: 22/2013/HSST về "Tội hủy hoại rừng" của Tòa án nhân dân huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.

80

Hữu Khoa, "Thông báo rút kinh nghiệm vụ Nguyễn Văn B... phạm tội hủy hoại rừng bị cấp phúc thẩm hủy án để điều tra lại",

[http://vksquangnam.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=672%3Athong-bao-rut-kinh- nghim-v-nguyn-vn-binh-phm-ti-hy-hoi-rng-b-cp-phuc-thm-hy-an--iu-tra-li&catid=69%3Ahinh-

47

nương rẫy trái phép. Tuy nhiên, sau đó cơ quan tiến hành tố tụng vẫn tiến hành khởi tố vụ án để truy cứu TNHS đối với Đinh D.. Tại Bản án số 01/2014/HSST ngày 20/02/2014 của TAND huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định đã tuyên phạt Đinh D. phạm tội "Hủy hoại rừng"81.

+ Trong vụ án Quách Văn T. phạm tội "hủy hoại rừng". Theo hồ sơ vụ án, khi phát hiện Quách Văn T. có hành vi hủy hoại rừng với diện tích thiệt hại được xác định là 3.716m2

thì cơ quan chức năng của UBND xã Vĩnh Kim đã tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về hành vi phát rừng làm nương rẫy trái phép. Tuy nhiên, sau đó cơ quan tiến hành tố tụng vẫn tiến hành khởi tố vụ án để truy cứu TNHS đối với Quách Văn T.. Tại Bản án số 04/2014/HSST ngày 20/02/2014 của TAND huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định đã tuyên phạt Quách Văn T. phạm tội "Hủy hoại rừng"82.

Như vậy, thông qua các bảng số liệu, có thể thấy tình hình tội phạm hủy hoại rừng diễn biến phức tạp về số lượng và tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Đồng thời, thực tiễn áp dụng quy định còn nhiều trường hợp chưa thống nhất cũng như công tác điều tra, truy tố, xét xử vẫn cịn một số sai sót đã phản ánh phần nào công tác đấu tranh, phòng chống tội hủy hoại rừng vẫn đang còn những hạn chế nhất định. Những hạn chế đó có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như từ chính cơng tác phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng nhưng cũng có thể xuất phát từ chính các quy định về tội hủy hoại rừng trong BLHS cịn bất cập, vướng mắc. Vì thế, xuất phát từ thực tiễn và từ những đòi hỏi của hoạt động đấu tranh phòng, chống loại tội này, một trong những yêu cầu cấp thiết đang đề ra chính là nhận định được những bất cập trong quy định về tội hủy hoại rừng và tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLHS về tội này.

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự việt nam (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)