hiện hành về tội hủy hoại rừng
2.2.1. Bất cập trong quy định và áp dụng một số dấu hiệu định tội của tội hủy hoại rừng
Thơng qua phân tích, đánh giá thực trạng xét xử, có thể thấy, tình hình tội phạm hủy hoại rừng diễn biến phức tạp, tinh vi, mức độ và tính chất nguy hiểm ngày càng cao. Q trình đấu tranh phịng, chống tội này chưa đạt được hiệu quả cao, do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là quy định về các dấu hiệu định tội của tội này chưa rõ ràng. Luận văn nhận thấy có một số dấu hiệu cịn bất cập trong quy định tại Điều 189 BLHS là: đối tượng tác động; mặt khách quan với
81 Bản án số: 01/2014/HSST về "Tội hủy hoại rừng" của Tòa án nhân dân huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.
82
48
hành vi và hậu quả; chủ thể với việc hình thành và địi hỏi việc xác định loại chủ thể mới, và một số vấn đề khác.
2.2.1.1. Bất cập trong quy định đối tượng tác động của tội hủy hoại rừng
Trong thực tiễn áp dụng quy định về tội hủy hoại rừng thời gian qua, chúng tôi nhận thấy đối tượng tác động của tội hủy hoại rừng tại Điều 189 BLHS quy định chưa phù hợp, chưa bao quát được một cách cụ thể, chính xác. Theo như phân tích tại tiểu mục 1.1.2.1, mục 1.1.2, Phần 1.1 Chương 1 của Luận văn, đối tượng tác động của hành vi hủy hoại rừng là cây rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất), là những yếu tố tạo thành mơi trường, được pháp luật hình sự bảo vệ. Tuy nhiên, quy định của pháp luật hình sự hiện hành chưa rõ ràng, chúng tơi nhận thấy hai trường hợp xảy ra trong thực tế:
- Thứ nhất, BLHS hiện hành và Thông tư số 19/2007/TTLT chưa quy định rõ đối tượng tác động của tội hủy hoại rừng có bao gồm "kể cả các loài cây, bụi cây, dây
leo" như quy định tại hai điều luật là Điều 260, Điều 261 BLHS Nga. Cho nên,
trong thực tế xử lý của các cơ quan tiến hành tố tụng đã gặp một số khó khăn trong việc xác định loại cây rừng bị thiệt hại. Bởi trong quy định hiện nay thì đối tượng tác động của tội hủy hoại rừng bao gồm cây rừng nói chung thuộc ba loại rừng sản xuất, rừng phịng hộ và rừng đặc dụng. Có thể hiểu, BLHS hiện hành quy định các loại cây cỏ, bụi cây, dây leo cũng là đối tượng tác động của tội hủy hoại rừng nhưng quy định này chưa rõ ràng, cho nên đã gây khó khăn cho cơng tác xử lý.
Trong thời gian qua, bên cạnh những vụ án hủy hoại rừng được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng hợp lý thì cũng cịn một số vụ án cịn tồn tại nhiều vướng mắc trong xác định tội phạm hủy hoại rừng đối với các loại cây cỏ, bụi cây, dây leo, như: + Trong vụ án Vi Văn H. phạm tội hủy hoại rừng. Theo hồ sơ vụ án, Vi Văn H. đã phát dọn và tiến hành trồng rừng, loại cây sơn có giá trị kinh tế cao, trên phần diện tích đã phát dọn. Và theo lời khai của người có quyền, nghĩa vụ liên quan và những người biết việc trong vụ án thì rừng sản xuất ở khu vực Phiêng Nảy - Pù Tung từ năm 2010 đến nay, chưa giao cho hộ gia đình nào trồng rừng phủ xanh, vẫn là dạng đất trống đồi trọc chỉ có bụi cỏ, bụi cây nhỏ và dây leo. Theo bản Cáo trạng số 24/QĐ-KSĐT, ngày 22/10/2013, của Viện KSND huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang truy tố Vi Văn H. về tội "hủy hoại rừng". Tại Bản án số 08/2014/HSST ngày 20/3/2014 của TAND huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang xử Vi Văn H. phạm tội "hủy hoại rừng"83.
83 Âu Vượng, "Liệu có oan sai trong vụ án hủy hoại rừng", [http://nongnghiep.vn/lieu-co-oan-sai-trong-vu- an-huy-hoai-rung-post127813.html], (truy cập ngày 17/05/2015).
49
Trong vụ án Vi Văn H., theo chúng tôi cách áp dụng quy định về tội hủy hoại rừng đối với H. là chưa hợp lý, bởi diện tích trước khi bị hủy hoại chỉ tồn tại cây cỏ thực bì, khơng có giá trị về mơi trường và kinh tế, nhưng sau đó đã được cải tạo và trồng mới bằng những cây rừng có giá trị. Thiết nghĩ, chỉ cần tiến hành XPHC đối với H. về hành vi phát dọn cây cỏ trái phép.
Qua đó có thể thấy, khó khăn của các cơ quan tiến hành tố tụng gặp phải trong quá trình xử lý các vụ án hủy hoại rừng mà trong đó có đối tượng bị hủy hoại là các loại cây cỏ, bụi cây, dây leo. Chúng tơi thiết nghĩ cần sớm có quy định về vấn đề này để tạo điều kiện cho việc áp dụng được chính xác, hợp lý trong việc xác định hành vi vi phạm có bị truy cứu TNHS.
- Thứ hai, bất cập trong việc xác định đối tượng tác động thuộc về tội hủy hoại rừng hay tội hủy hoại tài sản trong quy định tại Điều 189 BLHS.
Như đã phân tích tại tiểu mục 1.1.2.1, mục 1.1.1, phần 1.1 Chương 1 của Luận văn thì rừng là đối tượng tác động của tội hủy hoại rừng, là một trong những yếu tố cấu thành môi trường. Đồng thời, rừng cũng là một trong những tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, hộ gia đình, tập thể, tổ chức khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định trao quyền sử dụng rừng cho họ thơng qua hình thức giao rừng; cho th rừng; cơng nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thì tổ chức, tập thể, hộ gia đình, cá nhân trở thành chủ rừng, và có quyền sở hữu đối với diện tích rừng được giao với ba quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Đồng thời, tổ chức, tập thể, hộ gia đình, cá nhân đã tự bỏ vốn đầu tư vào diện tích rừng được giao, khơng lấy từ nguồn vốn ngân sách của Nhà nước, nên trở thành đối tượng tác động của các tội xâm phạm về sở hữu, cụ thể là tội hủy hoại tài sản.
Chính vì rừng trở thành đối tượng tác động của nhiều loại tội phạm cụ thể, mà hiện nay trong quy định của Điều 189 BLHS chưa có quy định rõ ràng trong việc loại trừ cho trường hợp không thuộc vào các tội xâm phạm sở hữu như một số quy định khác trong BLHS như Điều 118 quy định: "nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 117 của Bộ luật này" hay Điều 153 quy định: "nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này" và nhiều điều luật khác trong BLHS. Mặc dù, hướng dẫn tại khoản a, b
tiểu mục 3.3, mục 3, phần IV Thơng tư số 19/2007/TTLT có đề cập tới vấn đề xác định đối tượng tác động của hành vi hủy hoại rừng là thuộc về tội hủy hoại rừng hay tội hủy hoại tài sản. Tuy nhiên, quy định này chưa rõ ràng, đã làm cho các cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định đối tượng tác động không đúng dẫn đến định tội danh sai, ví dụ như:
50
+ Vụ án Nông Văn S. phạm tội hủy hoại rừng. Theo hồ sơ vụ án, Nông Văn S. đã có hành vi hủy hoại rừng tại lơ 1 khoảnh 09, tiểu khu 50 do Công ty TNHH MTV (trách nhiệm hữu hạn một thành viên) Lâm nghiệp Ea Wy sở hữu và quản lý, chăm sóc, với diện tích rừng bị chặt phá trái phép là 0.664 héc ta để lấy đất làm nương rẫy. Tại Bản án số 82/2014/HSST ngày 12/09/2014 của TAND huyện EaH'Leo, tỉnh Đắk Lắk tuyên phạt Nông Văn S. phạm tội "Hủy hoại rừng"84
.
Trong vụ án này, theo chúng tôi cơ quan chức năng đã định tội danh đối với Nơng Văn S. chưa chính xác. Bởi lẽ, theo hồ sơ vụ án, diện tích rừng bị hủy hoại là do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Wy sở hữu và quản lý, khơng có tiếp nhận nguồn ngân sách của Nhà nước để chăm sóc cây rừng. Cho nên, theo chúng tơi căn cứ vào tại khoản a, b tiểu mục 3.3, mục 3, phần IV Thơng tư số 19/2007/TTLT thì hành vi hủy hoại rừng nêu trên của Nông Văn S. là phạm tội hủy hoại tài sản được quy định tại Điều 143 BLHS, chứ không Nông Văn S. không phạm tội hủy hoại rừng.
Chính vì vậy, theo chúng tơi, cần thiết có quy định rõ ràng hơn trong quy định về tội hủy hoại rừng cho trường hợp phân biệt đối tượng tác động là rừng thuộc về tội hủy hoại rừng hay thuộc về tội hủy hoại tài sản.
2.2.1.2. Bất cập trong quy định và áp dụng một số dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội hủy hoại rừng
- Thứ nhất, bất cập trong việc khơng quy định hai loại rừng phịng hộ và rừng đặc dụng vào trong xác định dấu hiệu hậu quả.
Theo như quy định tại Điều 4 Luật BV&PTR thì rừng được chia thành rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất, và ba loại rừng này đều có thể trở thành đối tượng tác động của hành vi hủy hoại rừng. Tuy nhiên, theo quy định khoản a, tiểu mục 3.4, mục 3, Phần IV Thông tư số 19/2007/TTLT chỉ đề cập đến đối tượng bị thiệt hại là rừng sản xuất mà khơng quy định hai loại rừng là rừng phịng hộ, rừng đặc dụng. Thiết nghĩ, việc không quy định này không đảm bảo đồng bộ với Luật BV&PTR và thực tiễn áp dụng tội hủy hoại rừng, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định hai loại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng vào dấu hiệu xác định hậu quả phạm tội.
- Thứ hai, bất cập trong quy định một số trường hợp thuộc dấu hiệu hậu quả "gây
hậu quả nghiêm trọng".
+ Một là, Điều 189 BLHS và Thông tư số 19/2007/TTLT chưa quy định rõ trường hợp hành vi hủy hoại rừng trên phạm vi diện tích cả ba loại rừng là rừng sản xuất, rừng phịng hộ và rừng đặc dụng, nếu tính riêng mỗi loại rừng thì diện tích bị
84
51
thiệt hại không vượt quá mức tối đa XPHC nhưng tổng hợp diện tích bị thiệt hại của các loại rừng vượt quá mức thiệt hại tối đa quy định XPHC đối với rừng sản xuất tại Điều 20 Nghị định số 157/2013/NĐ-CP (quy định tại điểm a, điểm b, khoản 2, Điều 7 Nghị định số 157/2013/NĐ-CP). Có thể thấy đây là điểm thiếu sót đang tồn tại trong Thông tư số 19/2007/TTLT. Cũng như là điểm chưa phù hợp giữa Thông tư số 19/2007/TTLT với Nghị định số 157/2013/NĐ-CP.
+ Hai là, Thông tư số 19/2007/TTLT chưa quy định về trường hợp hành vi phạm tội thực hiện trong một tiểu khu rừng nhưng khác lô rừng, bao gồm đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên và đất lâm nghiệp chưa có rừng nhưng thiệt hại từng lơ chưa đủ định lượng truy cứu TNHS. Thực tế điều tra, truy tố và xét xử hiện nay gặp nhiều khó khăn cho việc xác định định lượng này.
Ví dụ: trong vụ án Nguyễn Văn H. phạm tội "hủy hoại rừng". Theo hồ sơ vụ án, Nguyễn Văn H. đã thực hiện hành vi hủy hoại vào các loại rừng trong cùng tiểu khu rừng: cây rừng tự nhiên với diện tích 6.321m2; cây rừng phịng hộ với diện tích 6.720m2; đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên là 9.258m2, đất lâm nghiệp chưa có rừng là 4.555m2; đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên địa điểm tại lơ a, diện tích là 7.588m2
, trữ lượng thiệt hại là 19.7m3; địa điểm tại lơ d, diện tích thiệt hại là 1.339m2, trữ lượng thiệt hại là 8.3m3; đất lâm nghiệp chưa có rừng tại lơ c, diện tích thiệt hại là 1.108m2. Tổng cộng H. đã chặt phá trái phép cây rừng tự nhiên tại khoảnh 3a, tiểu khu 363A do UBND xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh quản lý, bảo vệ, đã gây thiệt hại về rừng với diện tích 31.226m2
(7.588m2 rừng trạng thái IIa; 23.638m2 rừng trạng thái IIb và 5.663m2 đất lâm nghiệp). Tại Bản án số 02/2014/HSST ngày 20/01/2014 của TAND huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định đã quyết định Nguyễn Văn H. phạm tội "Hủy hoại rừng"85.
Trong vụ án này, cơ quan chức năng đã thực hiện việc tổng hợp diện tích rừng phịng hộ bị thiệt hại, trong đó hành vi thực hiện trên nhiều lơ rừng khác nhau trong cùng một tiểu khu, có diện tích thiệt hại chưa đủ định lượng truy cứu TNHS (đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên địa điểm tại lơ d, diện tích thiệt hại là 1.339m2; Đất lâm nghiệp chưa có rừng địa điểm lơ c, diện tích thiệt hại là 1.108m2) và có hai loại đất lâm nghiệp có rừng và đất lâm nghiệp chưa có rừng (chỉ có cây cỏ thực bì). Cách áp dụng quy định về tội hủy hoại rừng của cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án trên là linh hoạt và hợp lý, bởi lẽ, đây là hành vi phạm tội có tính chất liên tục, nhưng việc áp dụng này Thơng tư số 19/2007/TTLT chưa có quy định, thiết nghĩ cần sớm có quy định về vấn đề này để tạo điều kiện cho việc áp dụng được chính xác, hợp lý trong việc xác định diện tích rừng bị thiệt hại.
85
52
+ Ba là, theo như nội dung tại khoản b, tiểu mục 3.4, mục 3, Phần IV Thơng tư số 19/2007/TTLT86 thì có thể hiểu hai cách do văn bản hướng dẫn thể hiện nội dung quy định bằng cách sử dụng dấu chấm phẩy ";". Đây là bất cập đang tồn tại trong
hướng dẫn về tội hủy hoại rừng. Trong bài viết "Bàn về tội hủy hoại rừng theo Điều 189 Bộ luật hình sự" của tác giả Nguyễn Văn Dũng87 có đề cập đến vấn đề này, chúng tôi đồng ý với quan điểm đánh giá của tác giả và chúng tôi xin đưa ra thêm một số ý kiến nhằm làm rõ vấn đề này.
+ Cách hiểu thứ nhất là phần nội dung đứng trước dấu chấm phẩy ";" thì chỉ căn cứ vào giá trị lâm sản bị thiệt hại "...từ trên ba mươi triệu đồng đến sáu mươi triệu
đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên..." là đủ yếu tố truy cứu TNHS đối với
hành vi hủy hoại rừng sản xuất là rừng tự nhiên mà khơng cần phụ thuộc vào diện tích rừng có được xác định hay khơng. Và chỉ có phần đứng phía sau dấu chấm phẩy ";" với nội dung "...từ trên năm mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng đối
với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh..." mới chỉ cần căn cứ
vào giá trị lâm sản thiệt hại để xác định hành vi đó có bị truy cứu TNHS hay khơng trong trường hợp không xác định được diện tích rừng bị thiệt hại.
+ Cách hiểu thứ hai là việc sử dụng dấu chấm phẩy ";" chỉ nhằm mục đích tách
bạch hai mức thiệt hại đối với các loại rừng khác nhau bao gồm loại rừng sản xuất là rừng tự nhiên; loại thứ hai là rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh. Và nội dung của quy định tại khoản b, tiểu mục 3.4, mục 3, Phần IV Thông tư số 19/2007/TTLT vẫn là căn cứ vào giá trị lâm sản bị thiệt hại chỉ trong trường hợp không xác định được diện tích rừng bị thiệt hại, chứ không phải là hiểu thành hai trường hợp như trên vừa phân tích. Cách hiểu thứ hai này phù hợp với quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 157/2013/NĐ-CP: "Những hành vi vi phạm sau
đây (trừ hành vi ni động vật rừng nhóm IB) được xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự: a) Hành vi vi phạm gây hậu quả vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành