Phân biệt tội hành hạ người khác với tội bức tử (Điều 100 BLHS)

Một phần của tài liệu Tội hành hạ người khác trong luật hình sự việt nam (Trang 26 - 28)

1.2. Phân biệt tội hành hạ ngƣời khác trong luật hình sự Việt Nam với một số

1.2.2. Phân biệt tội hành hạ người khác với tội bức tử (Điều 100 BLHS)

Điều 100 BLHS quy định về tội bức tử như sau:

1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội làm nhiều người tự sát thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

Tội bức tử được hiểu là hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình, làm cho người đó tự sát (29)

. Giữa tội hành hạ người khác và tội bức tử có những điểm giống và khác nhau như sau:

- Điểm giống nhau: hành vi khách quan của tội hành hạ người khác với tội bức tử đều là hành vi đối xử độc ác, tàn bạo đối với người lệ thuộc làm cho họ đau đớn về mặt thể xác, đau khổ về mặt tinh thần như đánh đập, không cho ăn uống hoặc bắt ăn, uống những chất dơ bẩn….. Về mặt chủ thể, chủ thể của cả hai tội này đều là chủ thể đặc biệt có quan hệ lệ thuộc với người bị hại, trong đó người bị hại là người bị lệ thuộc với người thực hiện hành vi phạm tội.

- Điểm khác nhau:

Về khách thể: tội hành hạ người khác xâm phạm đến sức khoẻ của người bị lệ thuộc, còn tội bức tử xâm phạm đến tính mạng của người bị lệ thuộc. Đối tượng tác động của tội bức tử rộng hơn so với tội hành hạ người khác vì cịn bao gồm cả những trường hợp nạn nhân bị lệ thuộc vào người phạm tội do quan hệ hơn nhân, gia đình, huyết thống, nuôi dưỡng.

Về mặt khách quan: mặc dù hành vi khách quan của cả hai tội này giống nhau nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đối xử tàn ác

29

trong tội bức tử cao hơn so với trong tội hành hạ người khác vì nó vượt quá sự chịu đựng của người bị lệ thuộc và làm cho họ lâm vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng đến mức phải tự sát. Hành vi khách quan của tội bức tử cũng đa dạng hơn tội hành hạ người khác vì ngồi hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc thì chủ thể của tội bức tử cịn có các hành vi khác như: thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc.

Trong cấu thành của tội hành hạ người khác không quy định dấu hiệu hậu quả xảy ra mà chỉ cần chủ thể thực hiện hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì đã cấu thành tội hành hạ người khác. Trong khi đó cấu thành của tội bức tử quy định hậu quả của hành vi khách quan là dấu hiệu bắt buộc, đó là hành vi đối xử tàn ác của chủ thể đối với người lệ thuộc phải làm cho người lệ thuộc tự sát mà bất kể hậu quả sau khi tự sát họ có chết hay khơng. Như vậy, giữa tội hành hạ người khác và tội bức tử có sự chuyển hố về tội danh khi người lệ thuộc có hành vi tự sát. Nếu chủ thể của tội phạm có hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình mà khơng làm người lệ thuộc tự sát thì chủ thể sẽ bị truy cứu TNHS về tội hành hạ người khác, còn trong trường hợp hành vi hành hạ làm cho người lệ thuộc tự sát thì chủ thể phạm tội sẽ bị truy cứu TNHS về tội bức tử.

Về chủ thể: quy định về chủ thể của tội bức tử rộng hơn chủ thể của tội hành hạ người khác vì chủ thể của tội bức tử có quan hệ lệ thuộc với nạn nhân không chỉ về quan hệ xã hội như: quan hệ cơng tác, quan hệ thầy trị, quan hệ giữa người làm thuê với chủ hoặc quan hệ về tín ngưỡng, tơn giáo… mà cịn có quan hệ lệ thuộc về hơn nhân, gia đình, huyết thống, ni dưỡng. Ngồi ra, mức hình phạt cao nhất của tội bức tử là mười lăm năm tương ứng với tội phạm rất nghiêm trọng nên căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS thì chủ thể đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã phải chịu TNHS về tội bức tử với lỗi cố ý, do đó có thể nhận thấy độ tuổi chịu TNHS của tội bức tử rộng hơn so với độ tuổi chịu TNHS của tội hành hạ người khác.

Về mặt chủ quan: chủ thể của tội bức tử thực hiện hành vi phạm tội với hai dạng lỗi là lỗi cố ý gián tiếp hoặc là lỗi vơ ý cịn chủ thể của tội hành hạ người khác luôn thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý.

Về hình phạt: quy định của tội bức tử chỉ áp dụng một loại hình phạt là hình phạt tù với mức cao nhất là mười hai năm trong khi đó tội hành hạ người khác được quy định có ba loại hình phạt là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ

và phạt tù với mức cao nhất là ba năm. Qua đó có thể nhận thấy mức hình phạt của tội bức tử là nghiêm khắc hơn tội hành hạ người khác.

Qua những phân tích và so sánh nêu trên có thể thấy rằng quan điểm của các nhà làm luật xác định tội bức tử có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với tội hành hạ người khác, vì vậy hình phạt được áp dụng đối với tội bức tử cũng cao hơn, nghiêm khắc hơn so với tội hành hạ người khác.

Một phần của tài liệu Tội hành hạ người khác trong luật hình sự việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)