Bất cập trong quy định và áp dụng một số dấu hiệu định tội của tội hành hạ

Một phần của tài liệu Tội hành hạ người khác trong luật hình sự việt nam (Trang 50 - 93)

2.2. Một số bất cập trong quy định và áp dụng tội hành hạ ngƣời khác trong

2.2.1. Bất cập trong quy định và áp dụng một số dấu hiệu định tội của tội hành hạ

hành hạ người khác

Qua thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử đối với tội hành hạ người khác thì chúng tơi nhận thấy các dấu hiệu định tội của tội hành hạ người khác tại Điều 110 BLHS được quy định chưa rõ ràng và chưa đầy đủ. Vì vậy trong thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết một số vụ án đã thể hiện sự vướng mắc, hạn chế dẫn đến hiệu quả xử lý đối với tội phạm này chưa cao.

2.2.1.1. Bất cập về một số dấu hiệu về khách thể của tội phạm

- Bất cập về khách thể của tội phạm

Theo quy định của Điều 110 BLHS hiện hành thì khách thể của tội hành hạ người khác là sức khỏe của người có quan hệ lệ thuộc vào người phạm tội về vật chất hoặc tinh thần. Tuy nhiên qua thực tiễn các vụ án hành hạ người khác xảy ra trong thực tế thì chúng tơi nhận thấy rằng ngoài các hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc thì người phạm tội cịn thực hiện các hành vi mang tính chất làm nhục, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người bị lệ thuộc.

+ Vụ án Mã Ngọc T, Huỳnh Thanh G, Lưu Văn K, Lâm Lý Q hành hạ em Nguyễn Hoàng A xảy ra tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau thì các bị cáo có các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của Hoàng A như: T dùng dây buộc vào cổ Hoàng A kéo đi vịng quanh trại tơm giống cho đến khi Hồng A ngất xỉu; bắt Hoàng A uống nước tiểu, dùng lưỡi liếm nền nhà, buộc Hoàng A ăn giấy súc (43)

.

+ Vụ án Trần Thị Tuyết M hành hạ bà Phạm Thị P thì bị cáo M cũng có những hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm bà P như: chửi mắng, dùng dép xốp đi trong nhà đánh vào mặt bà P, bắt bà P ăn phân trong bỉm của cháu M trong thùng rác (44).

Như vậy, trong thực tiễn thì người phạm tội hành hạ người khác không chỉ thực hiện những hành vi đối xử tàn ác để xâm phạm sức khỏe của người lệ thuộc mà họ còn thực hiện những hành vi mang tính chất làm nhục, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người bị lệ thuộc, tuy nhiên Điều 110

43 Bản án số 747/2010/HSPT ngày 25/11/2010, tlđd (41).

44

BLHS hiện hành chỉ quy định khách thể của tội phạm là sức khỏe của người bị lệ thuộc mà không quy định các khách thể là danh dự, nhân phẩm của người bị lệ thuộc là cịn thiếu sót, chưa thể hiện đầy đủ các khách thể bị tội phạm này xâm hại.

Từ những phân tích trên, chúng tơi cho rằng cần sửa đổi quy định về khách thể của tội hành hạ người khác để thể hiện đầy đủ các khách thể bị tội phạm này xâm hại trong thực tế.

- Bất cập về đối tượng tác động của tội phạm

Trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội hành hạ người khác trong thời gian vừa qua thì chúng tơi nhận thấy việc quy định đối tượng tác động của Điều 110 BLHS phải là người có quan hệ lệ thuộc với người phạm tội về vật chất hoặc tinh thần với người phạm tội là chưa phù hợp. Với cách quy định như vậy thì chúng tơi nhận thấy điểm hạn chế là Điều 110 BLHS không áp dụng đối với các trường hợp giữa nạn nhân và người thực hiện hành vi đối xử tàn ác có quan hệ lệ thuộc về mặt hôn nhân, huyết thống hoặc ni dưỡng, vì vậy trong trường hợp chủ thể thực hiện hành vi đối xử tàn ác với người bị lệ thuộc về hôn nhân, gia đình, huyết thống hoặc ni dưỡng thì khơng bị truy cứu TNHS theo Điều 110 BLHS mà sẽ bị truy cứu TNHS theo Điều 151 BLHS về tội hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có cơng ni dưỡng mình. Vì vậy, quy định hiện nay của Điều 110 BLHS về đối tượng tác động của tội phạm là chưa chính xác và cịn chồng lấn với quy định tại Điều 151 BLHS. Điều 110 BLHS quy định “Người nào đối

xử tàn ác với người lệ thuộc mình….”, với cách quy định này sẽ dẫn đến cách

hiểu là mọi trường hợp đối xử tàn ác đối với người lệ thuộc đều phạm vào tội hành hạ người khác. Trong khi đó, Điều 151 BLHS quy định “Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có cơng ni dưỡng mình….”, như vậy Điều 110 BLHS chỉ quy định đối tượng

tác động của tội phạm là người bị lệ thuộc nhưng không loại trừ các trường hợp quy định tại Điều 151 BLHS là hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có cơng ni dưỡng, đây là một điểm thiếu sót của các nhà làm luật vì quy định đối tượng tác động của tội phạm không đúng với phạm vi điều chỉnh của điều luật. Điều này thể hiện qua hai vụ án sau đây:

+ Vụ án 1: từ năm 2003, Trần Thị P sử dụng nhà riêng làm nơi giữ trẻ cho những người có nhu cầu trên địa bàn xã Thuận Giao, huyện Thuận An,

tỉnh Bình Dương. Q trình trơng giữ bé Hồ Thị Thúy N (sinh năm 2007), vào ngày 20/11/2010, khi tắm cho bé N thì P đè bé N nằm sấp xuống sàn rửa chén phía sau nhà, dùng chân đạp lên mơng, lưng giữ cho bé N không vùng vẫy rồi P dùng ca nhơm đường kính 17 cm múc nước trong lu đổ tạt vào đầu, mặt và trên người bé N, đồng thời P dùng ca nhôm múc nước đổ vào miệng bé N nhiều lần. Bị tạt nước vào mặt, miệng, bé N hoảng loạn bỏ chạy thì bị P dùng tay nắm tóc kéo giật về phía sau, nắm tay kéo bé N lại tiếp tục dùng ca nhôm múc nước trong lu tạt vào mặt, đổ vào miệng làm cho bé N hoảng loạn tinh thần và la khóc. Ngày 07/10/2011, TAND huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương đã xử phạt Trần Thị P 24 tháng tù về tội hành hạ người khác (45)

.

+ Vụ án 2: vụ án Nguyễn Hữu Th bị xét xử về các tội hành hạ con và cố ý gây thương tích: cháu Nguyễn Thị T là con của bị cáo Th và chị Nguyễn Thị M. Th đã nhiều lần đánh và hành hạ cháu T. Cụ thể năm 2007 Th đã dùng kìm bẻ hai răng cửa của cháu T, dùng những miếng cao su cắt từ dép tông ra nhét vào hai lỗ tai cháu T làm tai cháu bị chảy mủ. Từ tháng 5/2011 đến ngày 02/6/2011, cháu T thường xuyên bị Th dùng xích (loại xích dùng để xích chó) xích vào tay hoặc chân cháu T cịn đầu kia xích vào chân giường những khi Th khơng có nhà. Do sợ hãi nên trưa ngày 02/6/2011 cháu T bỏ nhà đi tìm mẹ. Khi đi đến khu vực thôn Xuân Kỳ, xã Đơng Xn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội thì một số người dân thấy cháu T lang thang ở đó nên đã gọi điện cho Th đến đón cháu về. Khi Th đến cháu T khơng về mà ngồi khóc, Th về cầm theo xích một đầu xích vào tay cháu T, đầu kia buộc vào tay cầm phía sau xe máy để lơi T… Ngày 23/12/2011 TAND huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội đã xét xử Nguyễn Hữu Th về các tội hành hạ con và cố ý gây thương tích và xử phạt Th tổng cộng 54 tháng tù giam về hai tội danh này (46)

.

Qua hai vụ án trên thì có thể thấy rằng các bị cáo Trần Thị P và Nguyễn Hữu Th đều có hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc nhưng hành vi của bị cáo P cấu thành tội hành hạ người khác theo Điều 110 BLHS vì giữa bị cáo P và nạn nhân là quan hệ lệ thuộc về vật chất, tinh thần trong khi đó hành vi của

45

Bản án số 14/2011/HSST ngày 07/1/2011 về “xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số 344/2010/HSST ngày 23/10/2010 đối với bị cáo Trần Thị P” của TAND huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.

46 Bản án số 421/2012/HSPT ngày 15/3/2012 về “xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 410/2012/HSST ngày 04/02/2012 đối với bị cáo Nguyễn Hữu Th” của TAND Thành phố Hà Nội.

bị cáo Th phạm tội hành hạ con theo Điều 151 BLHS vì bị cáo Th và nạn nhân T có quan hệ lệ thuộc về mặt huyết thống.

Như vậy, mặc dù hành vi đối xử tàn ác giống nhau nhưng nếu đối tượng tác động của tội phạm là người có quan hệ lệ thuộc về mặt huyết thống hoặc hơn nhân, gia đình, ni dưỡng thì chủ thể thực hiện hành vi sẽ bị truy cứu TNHS theo Điều 151 BLHS, còn nếu giữa chủ thể và nạn nhân có quan hệ lệ thuộc về mặt vật chất hoặc tinh thần thì chủ thể sẽ bị truy cứu TNHS theo Điều 110 BLHS. Vì vậy, cách quy định đối tượng tác động của tội hành hạ người khác như hiện nay là chưa phù hợp, chưa đúng với nội hàm và phạm vi điều chỉnh của điều luật. Chúng tôi nhận thấy cách quy định đối tượng tác động của tội hành hạ người khác tại Điều 110 BLHS như hiện nay là quá hẹp, nhà làm luật đã tách các đối tượng bị hành hạ gồm: ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình thành đối tượng tác động trong một tội phạm khác được quy định tại Điều 151 BLHS là chưa hợp lý, trong trường hợp này quan điểm của các nhà làm luật muốn bảo vệ chế độ hơn nhân tiến bộ và nghĩa vụ mang tính chất đạo lý giữa các thành viên trong gia đình nên đã quy định hành vi hành hạ, ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng thành một tội phạm riêng tại Điều 151 trong Chương XV BLHS gồm các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình. Tuy nhiên, Điều 20 Hiến pháp năm 2013 đã quy định “Mọi người có quyền

bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân

phẩm”, điều này có nghĩa là mọi người đều được Nhà nước bảo hộ về sức

khỏe mà không phân biệt địa vị, tôn giáo, dân tộc hay mối quan hệ của họ. Theo chúng tơi thì hành vi hành hạ đã xâm hại đến sức khỏe con người nghĩa là đã xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, đây là quyền cơ bản và Hiến định vì vậy theo nội dung quy định tại Điều 20 Hiến pháp năm 2013 thì mọi hành vi xâm phạm trái phép sức khỏe người khác đều phải bị nghiêm trị theo pháp luật mà không phân biệt nạn nhân là ai. Hành vi hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình vừa xâm phạm sức khỏe con người vừa xâm phạm chế độ hôn nhân tiến bộ và nghĩa vụ mang tính chất đạo lý giữa các thành viên trong gia đình nhưng trong hai loại thiệt hại này thì rõ ràng hành vi xâm phạm sức khỏe con người

là thể hiện toàn diện bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vì nó xâm phạm đến quyền cơ bản của con người được Hiến pháp bảo vệ. Do đó, theo quan điểm của chúng tơi thì hành vi hành hạ người lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần và hành vi hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình thì bản chất đều là hành hạ người khác, đều xâm phạm sức khỏe con người nên cần quy định chung vào một điều luật là Điều 110 về tội hành hạ người khác, việc BLHS quy định hai hành vi hành hạ nêu trên thành hai điều luật gồm Điều 110 và Điều 151 như hiện nay là không phù hợp, khơng đảm bảo tính thống nhất và tạo ra sự bất hợp lý khi cùng một hành vi phạm tội nhưng lại được quy định ở hai tội danh khác nhau trong BLHS.

2.2.1.2. Bất cập về dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Tội hành hạ người khác có cấu thành hình thức nên mặt khách quan của tội phạm chỉ có một dấu hiệu là hành vi khách quan, đó là hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc. Chúng tôi nhận thấy quy định về mặt khách quan của tội phạm tại Điều 110 BLHS hiện nay có điểm hạn chế là quy định hành vi khách quan chưa đầy đủ. Qua thực tiễn các vụ án hành hạ người khác thì ngồi các hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc thì người phạm tội cịn có những hành vi khác như: thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc. Bên cạnh đó, giữa tội hành hạ người khác và tội bức tử có sự chuyển hóa về mặt tội danh khi người bị hành hạ tự sát, điều này có nhĩa là hành vi khách quan của tội hành hạ người khác cũng chính là hành vi khách quan của tội bức tử. Trong khi hành vi khách quan của tội bức tử được quy định tại Điều 100 BLHS là “đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi

hoặc làm nhục người lệ thuộc” thì Điều 110 BLHS lại khơng ghi nhận những

hành vi này là hành vi khách quan, đây là một điểm thiếu sót của điều luật vì chưa ghi nhận hết những hành vi mang tính chất hành hạ. Bản chất của hành hạ là làm cho người lệ thuộc bị đau đớn về thể xác và tinh thần nhưng hành vi đối xử tàn ác thường chỉ chủ yếu tác động gây đau đớn về mặt thể xác của người lệ thuộc, còn các hành vi như thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục thì sẽ gây đau đớn về mặt tinh thần của người lệ thuộc. Vì vậy, chúng tơi cho rằng Điều 110 BLHS hiện nay chỉ quy định hành vi khách quan là đối xử tàn ác mà không quy định các hành vi thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc là chưa thể hiện đầy đủ mặt khách quan của tội hành hạ người khác, chưa thể hiện được đầy đủ các thủ đoạn

hành hạ đối với người lệ thuộc xảy ra trong thực tế.

- Vụ án Mã Ngọc T, Huỳnh Thanh G hành hạ em Nguyễn Hoàng A xảy ra tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau thì ngồi hành vi đối xử tàn ác bằng cách thường xuyên đánh đập Hoàng A, các bị cáo G và T đã có các hành vi thường xun ức hiếp Hồng A như: mỗi khi có lỗi nhỏ trong cơng việc thì G và T thường xun đánh đập, G vơ cớ đá Hồng A té xuống sông, T vô cớ dùng dây buộc vào cổ Hoàng A kéo đi vịng quanh trại tơm giống cho đến khi Hoàng A ngất xỉu; hoặc làm nhục Hoàng A như: bắt Hoàng A uống nước tiểu, dùng lưỡi liếm nền nhà, buộc ăn giấy súc; hoặc ngược đãi qua việc cấm Hoàng A ra khỏi nhà và không được tiếp xúc với người ngồi, khơng cho Hoàng A ngủ mùng từ đầu tháng 4/2010 đến ngày 27/4/2010 (47)….

Vụ án Trần Thị Tuyết M hành hạ bà Phạm Thị Ph thì bị cáo M cũng có những hành vi thường xuyên ức hiếp bà Ph như: M đánh bà Ph vào bất kể giờ nào, tại bất cứ nơi nào trong nhà, cứ thấy bà Ph làm không hợp ý là M đánh bà Ph, bên cạnh đó M cịn có hành vi làm nhục bà Ph như: dùng dép xốp đi trong nhà đánh vào mặt bà Ph, bắt bà Ph ăn phân trong bỉm của cháu Minh trong thùng rác (48).

Từ những phân tích trên thì có thể thấy rằng các hành vi thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc cũng là thủ đoạn hành hạ đối với người lệ thuộc nhưng Điều 110 BLHS chưa quy định những hành vi này là hành vi khách quan của tội hành hạ người khác. Đây là điểm hạn chế

Một phần của tài liệu Tội hành hạ người khác trong luật hình sự việt nam (Trang 50 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)