Pháp luật hình sự Liên bang Nga

Một phần của tài liệu Tội hành hạ người khác trong luật hình sự việt nam (Trang 36 - 40)

1.4. Pháp luật hình sự một số nƣớc về tội hành hạ ngƣời khác

1.4.1. Pháp luật hình sự Liên bang Nga

Xuất phát từ mối quan hệ tượng trợ, gắn bó lâu bền trong lịch sử giữa nước ta với Cộng hịa Liên bang Nga nên pháp luật hình sự Việt Nam chịu ảnh hưởng rất sâu sắc bởi pháp luật hình sự Liên bang Nga như một tất yếu khách quan, vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá quy định về tội hành hạ trong BLHS Liên bang Nga là việc làm cần thiết để học hỏi và vận dụng vào việc sửa đổi, bổ sung các quy định về tội hành hạ người khác trong BLHS nước ta. BLHS Liên bang Nga được Đuma Quốc gia thông qua ngày 24/5/1996 và được hội đồng Liên bang phê chuẩn ngày 5/6/1996. Tương tự như BLHS Việt Nam, BLHS Liên bang Nga cũng được chia thành 2 phần: Phần Chung là phần quy định hệ thống các nguyên tắc, nhiệm vụ của Luật hình sự, quy định về tội phạm, hình phạt...cịn Phần riêng là phần quy định các tội phạm cụ thể.

Trong BLHS Liên bang Nga thì hành vi hành hạ người khác được quy định trong tội nhục hình tại Điều 117 như sau:

Điều 117. Tội nhục hình

1. Gây đau khổ về thể xác và tinh thần cho người khác bằng cách thường xuyên hành hung hoặc bằng những hành vi vũ lực khác, nếu như không gây ra những hậu quả như đã nêu tại các Điều 111 và 112 của Bộ luật này thì bị phạt hạn chế tự do đến ba năm hoặc phạt tù cũng đến ba năm.

2. Những hành vi trên nhưng được thực hiện: a) đối với hai người trở lên;

b) đối với một người hoặc với những người thân của người đó trong khi những người đó đang thi hành cơng vụ hoặc thực hiện trách nhiệm xã hội;

c) đối với phụ nữ mà rõ ràng là người đó đang mang thai;

d) đối với người chưa thành niên hoặc người đang trong tình trạng không được trợ giúp hay người bị lệ thuộc về vật chất hoặc những lệ thuộc khác đối với người phạm tội cũng như đối với người bị chiếm đoạt hay bị bắt làm con tin;

đ) có sử dụng nhục hình;

e) bởi một nhóm người hoặc một nhóm người có bàn bạc từ trước hay một băng, nhóm có tổ chức;

g) theo hợp đồng thuê mướn;

h) với động cơ hận thù về chính trị, tư tưởng, sắc tộc, hoặc vì động cơ hận thù đối với một nhóm xã hội nào đó.

thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm (33).

Tương tự như tội hành hạ người khác trong BLHS Việt Nam, tội nhục hình theo BLHS Liên bang Nga cũng xâm phạm sức khoẻ con người, xâm phạm tới quan hệ nhân thân là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Chủ thể của tội nhục hình theo BLHS Liên bang Nga là bất kỳ người nào thực hiện hành vi gây đau đớn về thể xác hay tinh thần cho người bị hại bằng cách thường xuyên hành hung hoặc bằng các hành vi dùng vũ lực khác mà không gây hậu quả tổn hại cho sức khỏe của người bị hại ở mức độ vừa hoặc nặng. Tội nhục hình theo BLHS Liên bang Nga cũng được thực hiện với lỗi cố ý. Hình phạt của tội nhục hình theo BLHS Liên bang Nga là phạt tù với hai khung hình phạt: phạt tù đến ba năm đối với trường hợp phạm tội ở khoản 1 Điều 117 và khơng có tình tiết tăng nặng; đối với những trường hợp phạm tội có tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều 117 thì người phạm tội sẽ bị xử phạt tù đến bảy năm.

Điểm đặc biệt cần lưu ý trong BLHS Liên bang Nga là thường có phần ghi chú (Note) ở cuối một số điều luật. Trong Điều 117 cũng có phần ghi chú như sau:“Nhục hình trong điều này và cả những điều khác của Bộ luật này được hiểu là gây ra những đau khổ về thể xác và tinh thần nhằm mục đích ép buộc người bị nhục hình phải khai ra hoặc thực hiện những hành vi trái với ý muốn của họ cũng như nhằm những mục đích trừng phạt hay nhằm những mục đích khác”.

Đối chiếu với quy định tại Điều 110 BLHS Việt Nam thì chúng tôi nhận thấy:

+ Phạm vi áp dụng của Điều 117 BLHS Liên bang Nga rộng hơn do đối tượng tác động của hành vi hành hạ được quy định rộng hơn, bao gồm cả những hành vi hành hạ đối với người bị lệ thuộc, người có quan hệ huyết thống và cả người khơng có quan hệ với người phạm tội. Trong khi đó, theo Điều 110 BLHS Việt Nam thì tội hành hạ người khác chỉ áp dụng với trường hợp người phạm tội đối xử tàn ác với người có quan hệ lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần, còn các trường hợp đối xử tàn ác với người khơng có quan hệ lệ thuộc hoặc có quan hệ lệ thuộc về mặt hơn nhân, gia đình, huyết thống, ni dưỡng thì khơng thuộc phạm vi điều chỉnh của tội này. Xét về khía cạnh này thì Điều 117 BLHS Liên bang Nga quy định phù hợp hơn Điều 110 BLHS Việt Nam khi quy định tất cả các trường hợp phạm tội hành hạ vào cùng một điều luật, trong khi đó Điều 110 BLHS Việt Nam chỉ quy định trường hợp hành hạ đối với người bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần, còn các trường hợp khơng có quan hệ lệ thuộc hoặc lệ thuộc khác được quy định tại Điều 151 BLHS thì khơng bị truy cứu TNHS về tội phạm này.

+ Điểm khác nhau thứ hai là về đối tượng tác động của tội phạm, theo Điều 117 BLHS Liên bang Nga thì đối tượng tác động của tội phạm này là bất kỳ ai bị người phạm tội gây đau đớn về thể xác và tinh thần, còn theo Điều 110 BLHS Việt Nam thì đối tượng tác động của tội phạm là người có quan hệ lệ thuộc vào người phạm tội về mặt vật chất hoặc tinh thần.

+ Điểm khác nhau thứ ba là về chủ thể của tội phạm. Chủ thể của tội phạm theo Điều 117 BLHS Liên bang Nga là bất kỳ người nào có hành vi gây đau đớn về thể xác và tinh thần người khác, trong khi đó chủ thể của tội hành hạ người khác theo Điều 110 BLHS Việt Nam phải là người mà nạn nhân bị lệ thuộc. Nói cách khác, theo quy định của BLHS Liên bang Nga thì chủ thể của tội nhục hình được xác định dựa trên hành vi khách quan còn chủ thể của tội hành hạ người khác theo BLHS Việt Nam được xác định dựa trên hai yếu tố là hành vi khách quan và mối quan hệ lệ thuộc với người bị hại về vật chất hoặc tinh thần.

+ Điểm khác nhau thứ bốn là về mặt khách quan. Hành vi hành hạ theo quy định của BLHS Liên bang Nga là hành vi dùng vũ lực phạm tội bằng cách thường xuyên hành hung hoặc bằng cách dùng vũ lực khác, trong khi đó

hành vi khách quan của tội hành hạ người khác theo BLHS Việt Nam là hành vi đối xử mang tính chất độc ác, tàn bạo đối với người lệ thuộc bằng vũ lực hoặc cách đối xử như: đánh đập, không cho ăn uống … Như vậy, về mặt khách quan thì cấu thành của tội hành hạ người khác được quy định trong BLHS Liên bang Nga và BLHS Việt Nam đều là cấu thành hình thức. Tuy nhiên, hành vi khách quan của tội hành hạ theo quy định của BLHS Việt Nam là đa dạng hơn, khơng chỉ có hành vi dùng vũ lực mà còn bao gồm tất cả các hành vi đối xử tàn ác.

+ Điểm khác nhau thứ năm là về động cơ phạm tội. Theo quy định của BLHS Việt Nam thì động cơ phạm tội khơng có giá trị trong việc định khung hình phạt, cịn trong quy định tại điểm h khoản 2 Điều 117 BLHS Liên bang Nga thì các trường hợp phạm tội “với động cơ hận thù về chính trị, tư tưởng, sắc tộc, hoặc hận thù đối với một nhóm xã hội nào đó” là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt.

Về các tình tiết tăng nặng TNHS, Điều 110 BLHS Việt Nam quy định 02 tình tiết định khung tăng nặng đó là: “đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật” và “đối với nhiều người”. Trong khi đó tại khoản 2 Điều 117 BLHS Liên bang Nga quy định 08 tình tiết định khung tăng nặng, điều này cho thấy quan điểm của nhà lập pháp đánh giá tội phạm này có mức độ nguy hiểm lớn cho xã hội với nhiều phương thức, thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để thực hiện tội phạm.

Chúng tơi nhận thấy cách quy định tình tiết tăng nặng theo Điều 117 BLHS Liên bang Nga thể hiện sự phân hóa TNHS tốt hơn so với Điều 110 BLHS Việt Nam. Điều 110 BLHS Việt Nam quy định các tình tiết tăng nặng nhằm chủ yếu để bảo vệ cho những đối tượng đặc biệt, chưa chú trọng đến động cơ, thủ đoạn phạm tội, trong khi đó các tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 117 BLHS Liên bang Nga vừa nhằm bảo vệ người bị xâm hại vừa thể hiện sự nghiêm khắc đối với những phương thức, thủ đoạn và động cơ phạm tội nguy hiểm.

Về hình phạt, Điều 117 BLHS Liên bang Nga chỉ quy định hình phạt tù với mức hình phạt cao nhất là 7 năm, trong khi đó Điều 110 BLHS Việt Nam quy định nhiều loại hình phạt hơn với 03 loại hình phạt là cảnh cáo, cải tạo khơng giam giữ và phạt tù nhưng mức hình phạt cao nhất chỉ là 3 năm.

Như vậy, quy định tại Điều 117 BLHS Liên bang Nga thể hiện quan điểm của nhà lập pháp đánh giá tính chất của hành vi phạm tội là nghiêm trọng, mức nguy hiểm cao cho xã hội vì vậy hình phạt nghiêm khắc hơn so với Điều 110 BLHS Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tội hành hạ người khác trong luật hình sự việt nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)