1.3. Lƣợc sử hình thành và phát triển của tội hành hạ ngƣời khác từ năm
1.3.1. Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành BLHS năm 1985
Tháng 8 năm 1945, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân thực hiện thành công cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại để xóa bỏ chế độ thực dân - phong kiến và thành lập nên nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong giai đoạn này, nước ta phải cùng lúc đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi phải tổ chức cho nhân dân vừa kháng chiến, vừa kiến quốc nên chưa xây dựng được một hệ thống pháp luật thống nhất; vì vậy bên cạnh việc ban hành các văn bản
pháp luật mới để duy trì sự ổn định của xã hội thì Chính quyền Cách mạng lâm thời chủ trương tiếp tục áp dụng một số văn bản pháp luật của chế độ cũ. Kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh cơng bố Bản Tuyên ngơn Độc lập đến ngày tồn quốc kháng chiến 19/12/1946, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành tổng cộng 479 văn bản pháp luật các loại, trong đó có 243 sắc lệnh, 172 nghị định, 46 thông tư và 12 văn bản khác (31). Trong lĩnh vực pháp luật hình sự, để ổn định tình hình đất nước trong giai đoạn nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới thành lập nên chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 cho phép áp dụng một số văn bản pháp luật của chế độ cũ với điều kiện là không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể Dân chủ Cộng hòa. Như vậy trong giai đoạn này ở Bắc kỳ vẫn tiếp tục áp dụng Hình luật An Nam, ở Trung Kỳ vẫn áp dụng Hồng Việt hình luật, ở Nam Kỳ áp dụng Hình luật pháp tu chính. Bên cạnh đó cịn có một số văn bản pháp luật hình sự khác được ban hành mới như: Sắc lệnh số 27/SL ngày 28/2/1946 quy định những hành vi bắt cóc, tống tiền, ám sát sẽ bị truy tố và phạt tù hoặc xử tử, Sắc lệnh số 40/SL ngày 29/3/1946 về những quy định, luật lệ tạm thời cho phép bắt giam những cơng dân có hành vi phạm pháp, Thông tư số 442/TTg ngày 19-1-1955 của Thủ tướng Chính phủ về việc trừng trị một số tội phạm…. Đỉnh cao của hoạt động lập pháp trong thời gian này chính là bản Hiến pháp 1946 được thơng qua ngày 09/11/1946, đây thực sự là văn bản pháp lý có hiệu lực tối cao nhất để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp của dân tộc Việt Nam, các quyền tự do dân chủ của con người được ghi nhận và bảo đảm thực hiện trong đạo luật tối cao của nhà nước. Trong giai đoạn này pháp luật hình sự chủ yếu đề cập đến các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người như: giết người, cố ý gây thương tích, làm chết người (quy định trong Thơng tư số 442/TTg ngày 19/11/1955 của Thủ tướng Chính phủ) cịn đối với tội hành hạ người khác thì chưa có bất kỳ văn bản nào quy định.
Sau năm 1954, cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kỳ mới với hai nhiệm vụ, đó là: xây dựng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam để thống nhất đất nước. Trước những yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới, bản Hiến pháp năm 1959 được ra đời và
31 Lê Minh Tâm (2003), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 77
tại Điều 27 của bản Hiến pháp này đã ghi nhận cụ thể quyền bất khả xâm phạm và được Nhà nước bảo hộ về thân thể là một quyền cơ bản của cơng dân. Trong giai đoạn này đã có một số văn bản pháp luật hình sự có tính chất định hướng để xử lý các loại tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe của công dân như: Chỉ thị số 1024/TATC ngày 15/6/1960 của TAND tối cao quy định về đường lối xét xử tội giết người vì mê tín dị đoan và xét xử tội hiếp dâm; Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967; Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân ngày 21/10/1970, Thông tư số 24/TATC ngày 10/8/1974 của TAND tối cao về thực tiễn xét xử các vụ án vô ý giết người và vô ý gây thương tích trong bắn súng… nhưng vẫn chưa có văn bản nào quy định về tội hành hạ người khác.
Sau khi giải phóng hồn tồn miền Nam và thống nhất đất nước, để thay thế cho các văn bản pháp luật của ngụy quyền Sài Gịn thì Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời đã ban hành Sắc luật số 03-SL/1976 ngày 15/03/1976 quy định các tội phạm và hình phạt, trong đó có năm loại tội thuộc nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người; các nhóm tội phạm được quy định một cách đơn giản gồm: các tội phản cách mạng, các tội xâm phạm tài sản công cộng, các tội xâm phạm thân thể, nhân phẩm, sức khỏe, tài sản riêng của công dân, các tội kinh tế, các tội chức vụ, hối lộ và các tội xâm phạm trật tự, an tồn cơng cộng. Sắc luật số 03-SL/1976 đã có quy định các tội xâm phạm đến thân thể và nhân phẩm của công dân, cụ thể: điểm d Điều 5 Sắc luật quy định: “Phạm các tội khác xâm phạm thân thể và nhân phẩm của cơng dân thì bị phạt tù từ ba tháng đến năm năm”(32). Tuy nhiên, tội hành hạ người khác vẫn khác chưa được quy định trong sắc luật này.
Nhìn chung, sắc luật số 03-SL/1976 ngày 15/03/1976 đã tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc và hiệu quả, phục vụ cho cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm trong giai đoạn đất nước vừa được thống nhất. Tuy nhiên, điểm hạn chế của sắc luật này là chưa quy định cụ thể các dấu hiệu pháp lý của tội phạm và khung hình phạt riêng biệt đối với từng tội phạm, vì vậy trong quá
32
trình áp dụng vào thực tiễn đã phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc và chưa đạt hiệu quả cao.
Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1985 thì tội hành hạ người khác chưa được quy định cụ thể trong bất kỳ văn bản pháp luật nào. Do đó, nhu cầu tất yếu là cần có một văn bản pháp luật hoàn chỉnh quy định về tội phạm nói chung và tội hành hạ người khác nói riêng để xử lý đối với loại tội phạm này.