Thực trạng áp dụng các quy định của BLHS hiện hành về tội hành hạ

Một phần của tài liệu Tội hành hạ người khác trong luật hình sự việt nam (Trang 45 - 50)

TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

2.1. Thực trạng áp dụng các quy định của BLHS hiện hành về tội hành hạ ngƣời khác hạ ngƣời khác

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp, đặc biệt là các tội xâm phạm sức khỏe con người. Mặc dù tội phạm hành hạ người khác không xảy ra thường xuyên và chiếm cơ cấu rất nhỏ trong các loại tội phạm nhưng đây là loại tội phạm gây dư luận bất bình và lên án gay gắt trong xã hội, có thể nhận thấy rất rõ điều này khi các vụ án hành hạ người khác xảy ra đều thu hút sự chú ý rất lớn từ dư luận, điển hình như: vụ vợ chồng Huỳnh Thanh Giang và Mã Ngọc Thơm hành hạ em Nguyễn Hoàng Anh xảy ra tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau năm 2010; vụ bảo mẫu Trần Thị Phụng hành hạ bé Hồ Thị Thúy Ngân xảy ra tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương năm 2010; vụ hai bảo mẫu Lê Thị Đông Phương, Nguyễn Lê Thiên Lý hành hạ các bé tại cơ sở mầm non tư thục Phương Anh, quận Thủ Đức, TP HCM năm 2014… Để nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc áp dụng pháp luật về tội hành hạ người khác trong thực tiễn chúng ta cần nghiên cứu tình hình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về tội hành hạ người khác trong phạm vi cả nước trong thời gian gần đây và đối chiếu với tình hình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói chung trên cả nước. Tình hình khởi tố và xét xử tội hành hạ người khác trên cả nước ta những năm gần đây được thể hiện thông qua các bảng số liệu sau:

Bảng 1: Tình hình khởi tố vụ án hình sự về tội hành hạ ngƣời khác Năm Tổng số vụ án hình sự đã khởi tố Số vụ án hành hạ ngƣời khác đã khởi tố Tỷ lệ 2010 62462 1 0,00160% 2011 70162 1 0,00142% 2012 74500 1 0,00134% 2013 76641 1 0,00130% 2014 77237 1 0,00129%

Nguồn: số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao 2010-2014

Bảng 2: Tình hình xét xử vụ án hình sự về tội hành hạ ngƣời khác Năm Tổng số vụ án Tòa án đã xét xử sơ thẩm Số vụ hành hạ ngƣời khác đã xét xử sơ thẩm Tỷ lệ 2010 60.602 0 0% 2011 67.840 2 0,00294% 2012 75.123 1 0,00133% 2013 76.772 1 0,00130% 2014 75.724 1 0,00132%

Nguồn: số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao 2010-2014

Qua bảng số liệu trên cũng như tổng kết từ công tác xét xử trên thực tế chúng ta có thể thấy rằng trong thực tiễn số lượng các vụ án hành hạ người khác có sự ổn định qua các năm, chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số các vụ án hình sự xảy ra hàng năm, đồng thời khơng có sự tăng giảm bất thường. Theo báo cáo kết quả tổng kết thực tiễn thi hành BLHS của Bộ Tư pháp sau 13 năm thì các tội phạm thuộc chương tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm con người là một trong những nhóm tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp về số lượng, phương thức và thủ đoạn phạm tội, tuy nhiên theo bảng thống kê trên thì chúng ta thấy rằng từ năm 2010 đến năm 2014 các cơ quan tố tụng trên cả nước chỉ khởi tố, truy tố và xét xử 05 vụ án về tội hành hạ người khác với tỷ lệ số vụ án xảy ra trung bình là 01 vụ/năm. Qua đó có thể thấy rằng khơng phải là tội phạm hành hạ người khác ít xảy ra mà do nhiều yếu tố khác nhau nên hiệu quả phát hiện và xử lý đối với tội phạm này trên thực tế là chưa cao. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do năng lực của các Cơ quan tiến hành tố tụng, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu vẫn là do quy định về tội hành hạ người khác trong BLHS hiện hành vẫn còn một số hạn chế nhất định dẫn đến hiệu quả phát hiện và xử lý đối với tội phạm này trên thực tế là chưa cao, cụ thể như:

- Một là, việc xem xét các dấu hiệu định tội của cơ quan áp dụng pháp luật chưa được thống nhất dẫn đến việc xác định tội danh trong một số vụ án chưa được chính xác và chưa thống nhất, đều là hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc nhưng có nơi định tội danh là hành hạ người khác, cịn có nơi lại định tội danh là cố ý gây thương tích mặc dù các trường hợp phạm tội này những người phạm tội có hành vi giống nhau, đối tượng tác động giống nhau và hậu quả gây ra cũng như nhau.

+ Vụ án do Nguyễn Thị N (sinh năm 1971 tại tỉnh Bắc Ninh) thực hiện thì N thường xuyên đánh đập các em Lê Đăng P, Chung Văn Đ, Nguyễn Văn Ư, Đinh Thị Kim T là những người đang làm thuê cho vợ chồng N tại căn nhà N thuê ở phường 13, Quận Tân Bình, TP. HCM. Sau khi phát hiện sự việc và tiến hành điều tra, xác minh thì căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 04/3/2005 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Tân Bình, TP. HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị N về tội cố ý gây thương tích, tuy nhiên đến ngày 09/5/2005, Cơ quan Cảnh sát điều tra Cơng an quận Tân Bình lại ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án và bị can đối với Nguyễn Thị N từ tội cố ý gây thương tích sang tội hành hạ người khác (36)

.

+ Vụ án do Nguyễn Võ Đ thực hiện thì trong q trình ni dưỡng, chăm sóc các cháu Lê Văn N và Trần Lê Minh N tại Chùa Long Sơn, thành phố Phan Rang, Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận thì Đ đã nhiều lần đánh đập hai cháu làm cháu N bị thương tích với tỷ lệ 08%, Bản án số 01/2015/HSST ngày 21/01/2015 của TAND Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận đã xử phạt bị cáo Nguyễn Võ Đ về tội hành hạ người khác theo khoản 2 Điều 110 BLHS (37).

+ Vụ án do Quảng Thị Kim H thực hiện thì H đã nhiều lần thực hiện hành vi đánh đập các cháu nhỏ mà H đang trông giữ tại nhà của H ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, hậu quả làm cháu Phan Thành Đ bị thương tích 01% và cháu Huỳnh Thị Mỹ D bị thương tích 03%, Bản án số 128/2008/HSST ngày 18/03/2008 của TAND Thành phố Biên Hòa đã xử phạt bị cáo Quảng Thị Kim H về tội cố ý gây thương tích theo điểm d khoản 1 Điều 104 BLHS (38)

.

Qua các vụ án này phần nào đã phản ánh hoạt động chứng minh tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng cũng còn những hạn chế nhất định cũng như một số quy định của BLHS chưa rõ ràng để chứng minh trên thực tế dẫn đến cách áp dụng chưa thống nhất.

36 Bản án số 132/2005/HSST ngày 26/8/2005 về “xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số 117/2005/HSST ngày 18/7/2005/HSST đối với bị cáo Nguyễn Thị N” của TAND Quận Tân Bình, TP.HCM .

37

Bản án số 01/2015/HSST ngày 21/01/2015 về “xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số 01/2015/HSST ngày 06/01/2015 đối với bị cáo Nguyễn Võ Đ” của TAND Tp. Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

38 Bản án số 128/2008/HSST ngày 18/3/2008 về “xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số 98/2008/HSST ngày 26/02/2008 đối với bị cáo Quảng Thị Kim H” của TAND Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

- Hai là, việc đánh giá các tình tiết định khung cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS giữa các cơ quan áp dụng pháp luật chưa có sự thống nhất nên dẫn đến việc quyết định mức hình phạt cũng có sự khác nhau.

Trong một số vụ án các bị cáo bị xét xử với khung hình phạt và tình tiết định khung tăng nặng như nhau nhưng một số trường hợp HĐXX áp dụng các tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 BLHS không thống nhất, điều này chủ yếu xảy ra khi áp dụng tình tiết “phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” đối với các bị cáo.

+ Vụ án Nguyễn Võ Đ bị TAND Thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận xét xử về tội hành hạ người khác theo điểm a, b khoản 2 Điều 110 thì tại bản án số 01/2015/HSST ngày 21/01/2015, HĐXX nhận định “bị cáo phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” và áp dụng điểm h khoản 1 Điều 46 BLHS khi quyết định hình phạt (39)

.

+ Vụ án Nguyễn Thị Bích H bị TAND Quận 2, TP. HCM xét xử về tội hành hạ người khác theo điểm a, b khoản 2 Điều 110 BLHS thì mặc dù bị cáo H chưa có tiền án, tiền sự và phạm tội lần đầu nhưng trong bản án số 19/2006/HSST ngày 29/3/2006, HĐXX lại nhận định hành vi của bị cáo là rất nghiêm trọng nên khi áp dụng hình phạt đã khơng áp dụng điểm h khoản 1 Điều 46 BLHS (40)

.

- Ba là, một số vụ án phạm tội hành hạ người khác xảy ra với nhiều phương thức thủ đoạn phạm tội mới, phức tạp xuất hiện như: hành vi nhiều người hành hạ một người, các hành vi ngược đãi, làm nhục người lệ thuộc nhưng pháp luật lại chưa có quy định các tình tiết này trong tội hành hạ người khác để xử lý các hành vi này dẫn đến việc định tội trên thực tế gặp nhiều khó khăn, quyết định hình phạt chưa tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi. Có thể kể đến một số trường hợp điển hình như:

+ Vụ án Mã Ngọc T, Huỳnh Thanh G, Lưu Văn K, Lâm Lý Q hành hạ người giúp việc là em Nguyễn Hoàng A xảy ra tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau thì có những lúc các bị cáo G, Q, K cùng hành hạ Hồng A. Ngồi ra, T đã có các hành vi thường xuyên ức hiếp Hồng A như: mỗi khi có lỗi nhỏ trong cơng việc thì G và T thường xun đánh đập, G vơ cớ đá Hoàng A té

39 Bản án số 01/2015/HSST, tlđd (37).

40 Bản án số 19/2006/HSST ngày 29/3/2006 về “xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số 16/2006/HSST ngày 21/6/2006/HSST đối với bị cáo Nguyễn Thị Bích H” của TAND Quận 2, TP. HCM.

xuống sông, T vô cớ dùng dây buộc vào cổ Hồng A kéo đi vịng quanh trại tơm giống cho đến khi Hồng A ngất xỉu; hoặc làm nhục Hoàng A như: bắt Hoàng A uống nước tiểu, dùng lưỡi liếm nền nhà, buộc ăn giấy súc; hoặc ngược đãi qua việc cấm Hoàng A ra khỏi nhà và không được tiếp xúc với người ngồi, khơng cho Hoàng A ngủ mùng từ đầu tháng 4/2010 đến ngày 27/4/2010.(41)

+ Vụ án do Trần Thị Tuyết M hành hạ người giúp việc là bà Phạm Thị P xảy ra tại quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội thì ngồi hành vi đối xử tàn ác với bà P, bị cáo M cũng có những hành vi thường xuyên ức hiếp bà P như: đánh bà P vào bất kể giờ nào, tại bất cứ nơi nào trong nhà, cứ thấy bà P làm không hợp ý là M đánh bà P, bên cạnh đó M cịn có hành vi làm nhục bà P như: dùng dép xốp đi trong nhà đánh vào mặt bà P, bắt bà P ăn phân trong bỉm của cháu M trong thùng rác (42)

.

Như vậy, thông qua các số liệu về tội hành hạ người khác thì chúng ta có thể nhận thấy tình hình tội phạm này diễn ra với tính chất ngày càng nghiêm trọng, mức độ nguy hiểm ngày càng cao nhưng thực tiễn áp dụng pháp luật về tội phạm này vẫn còn chưa thống nhất cũng như hoạt động chứng minh tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn cịn một số thiếu sót, điều này đã thể hiện cơng tác đấu tranh, phịng chống tội phạm của chúng ta vẫn còn những mặt hạn chế. Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên chủ yếu là xuất phát từ quy định về tội hành hạ người khác tại Điều 110 BLHS hiện nay còn nhiều bất cập nên nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng về tội hành hạ người khác chưa thống nhất, gây khó khăn trong q trình áp dụng pháp luật. Do đó, việc hồn thiện quy định của luật hình sự về tội hành hạ người khác là yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật để đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này trong thời gian tới.

41 Bản án số 747/2010/HSPT ngày 25/11/2010 về “xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 474/2010/HSST ngày 03/8/2010 đối với các bị cáo Huỳnh Thanh G, Mã Ngọc T, Lâm Lý Q” của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM.

42 Bản án số 142/2012/HSST ngày 16/3/2012 về “xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số 149/2012/HSST ngày 28/4/2012 đối với bị cáo Trần Thị Tuyết M” của TAND Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tội hành hạ người khác trong luật hình sự việt nam (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)