Pháp luật hình sự Cộng hịa Liên bang Đức

Một phần của tài liệu Tội hành hạ người khác trong luật hình sự việt nam (Trang 40 - 42)

1.4. Pháp luật hình sự một số nƣớc về tội hành hạ ngƣời khác

1.4.2. Pháp luật hình sự Cộng hịa Liên bang Đức

BLHS Cộng hòa Liên bang Đức (Đức) được chia làm 02 Phần với 30 Chương và 358 điều. Phần Chung gồm 5 Chương, từ Điều 1 đến Điều 79b, Phần riêng là Phần các tội phạm bao gồm 29 chương, từ Điều 80 đến Điều 358. Tội hành hạ được quy định tại Điều 225, Chương 17 của Phần riêng với nội dung như sau:

Điều 225. Hành hạ người được bảo trợ

(1)Người nào làm đau đớn hoặc hành hạ thô bạo một người dưới 18 tuổi hoặc một người khơng có khả năng tự vệ do già yếu hoặc bệnh tật mà

1. đang dưới sự chăm sóc, bảo vệ của mình, 2. đang thuộc gia đình mình,

3. được người có nghĩa vụ chăm sóc giao cho mình hoặc

4. đang dưới quyền mình trong phạm vi quan hệ công vụ hoặc quan hê lao động, hoặc người nào qua sự bỏ mặc ác ý nghĩa vụ chăm sóc của mình mà gây tổn hại cho sức khỏe của họ thì bị xử phạt với hình phạt tự do từ sáu tháng đến mười năm.

(2) Phạm tội chưa đạt bị xử phạt

(3) Quyết định hình phạt tự do không dưới một năm nếu người thực hiện tội phạm qua hành vi mà đưa người được bảo trợ đến nguy cơ

1. chết người hoặc tổn hại nặng về sức khỏe hoặc

2. tổn hại đáng kể cho sự phát triển về thể chất và tinh thần

(4)Trong các trường hợp ít nghiêm trọng của khoản 1 thì quyết định hình phạt tự do từ ba tháng đến năm năm, trong các trường hợp ít nghiêm trọng

của khoản 3 thì quyết định hình phạt tự do từ sáu tháng đến năm năm (34)

.

Tội hành hạ theo Điều 225 BLHS Đức xâm phạm đến sức khoẻ của người được bảo trợ, xâm hại tới quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người. Hành vi khách quan của tội phạm thể hiện dưới dạng hành động và khơng hành động, đó là các hành vi làm đau đớn hoặc hành hạ thô bạo khác

34 Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Cộng hịa Liên bang Đức, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 366

đối với người được bảo trợ hoặc hành vi bỏ mặc nghĩa vụ chăm sóc người bảo trợ. Chủ thể của tội hành hạ theo Điều 225 BLHS Đức là người có nghĩa vụ bảo trợ cho nạn nhân. Về mặt chủ quan của thì tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Hình phạt của tội hành hạ theo BLHS Đức là hình phạt tự do với mức hình phạt cao nhất là mười năm.

Đối chiếu với quy định tại Điều 110 BLHS Việt Nam thì chúng tôi nhận thấy:

Về đối tượng tác động: Điều 225 BLHS Đức quy định đối tượng tác động của tội phạm rộng hơn Điều 110 BLHS Việt Nam khi quy định thêm đối tượng tác động của tội phạm là người có quan hệ lệ thuộc trong gia đình với người phạm tội.

Về mặt khách quan: hành vi khách quan của tội hành hạ theo Điều 225 BLHS Đức thể hiện dưới 02 dạng gồm: hành động phạm tội (gây đau đớn hoặc hành hạ) và không hành động phạm tội (bỏ mặc ác ý người được bảo trợ), trong khi đó hành vi khách quan của tội hành hạ người khác theo Điều 110 BLHS Việt Nam thể hiện dưới dạng hành động phạm tội qua hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần. Bên cạnh đó, theo Điều 225 BLHS Đức thì hành vi gây đau đớn hoặc hành hạ là hành vi dùng vũ lực tác động đến thân thể của nạn nhân còn hành vi đối xử tàn ác theo Điều 110 BLHS Việt Nam là đối xử mang tính chất độc ác, tàn bạo đối với người lệ thuộc bằng vũ lực hoặc bằng cách đối xử như: đánh đập, không cho ăn uống…Như vậy, hành vi khách quan của tội hành hạ người khác theo quy định của BLHS Việt Nam là đa dạng hơn, khơng chỉ có hành vi dùng vũ lực tác động đến thân thể người lệ thuộc mà cịn có các hành vi đối xử tàn tệ khác để hành hạ về mặt tinh thần.

Về mặt chủ quan: mặc dù Điều 110 BLHS Việt Nam và Điều 225 BLHS Đức đều quy định chủ thể của tội phạm là người mà nạn nhân bị lệ thuộc, tuy nhiên chủ thể của Điều 225 BLHS Đức là rộng hơn vì bao gồm cả trường hợp người phạm tội và nạn nhân có quan hệ lệ thuộc về quan hệ gia đình, trong khi đó Điều 110 BLHS Việt Nam chỉ quy định trường hợp phạm tội đối với người lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần.

Về các tình tiết tăng nặng TNHS, Điều 110 BLHS Việt Nam quy định tình tiết định khung tăng nặng dựa trên đối tượng bị xâm hại đó là: “đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật” và “đối với nhiều

người”. Trong khi đó tại Điều 225 BLHS Đức quy định tình tiết định khung tăng nặng dựa trên hậu quả của tội phạm là “chết người hoặc tổn hại nặng về sức khỏe” hoặc “tổn hại đáng kể cho sự phát triển về thể chất và tinh thần”.

Về hình phạt, Điều 225 BLHS Đức chỉ quy định hình phạt tự do với mức hình phạt cao nhất là 10 năm, trong khi đó Điều 110 BLHS Việt Nam quy định nhiều loại hình phạt hơn với 03 loại hình phạt là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ và phạt tù nhưng mức hình phạt cao nhất chỉ là 3 năm. Như vậy, mức hình phạt của Điều 225 BLHS Đức nghiêm khắc hơn so với Điều 110 BLHS Việt Nam.

Như vậy, quy định tại Điều 225 BLHS Đức thể hiện quan điểm của nhà lập pháp đánh giá tính chất của hành vi phạm tội là nghiêm trọng, gây nguy hiểm lớn cho xã hội vì vậy hình phạt nghiêm khắc hơn so với Điều 110 BLHS Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tội hành hạ người khác trong luật hình sự việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)